Ánh mắt cầu cứu của người đàn bà bị suy tim nặng
Được bác sĩ thông báo mẹ cần mổ gấp để cứu tính mạng, bé Vy (15 tuổi) chỉ biết bưng mặt khóc bởi số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng không biết vay mượn ai. Bố đau, mẹ đang cấp cứu, hai em nhỏ ở nhà, mình em không biết phải xoay sở ra sao.
Gặp em tại khoa Tim mạch C1 – Bệnh viện Bạch Mai, tất thảy cả tôi và các bác sĩ trong khoa ai cũng lo lắng khi chứng kiến cảnh bé Dương Thị Yến Vy vừa khóc, vừa van xin mẹ đừng chết để trở về nhà. Vừa học xong lớp 9, em chấp nhận phải nghỉ học để trở ra Hà Nội cùng bố chăm sóc mẹ đang nguy kịch bởi căn bệnh tim đã ở giai đoạn nguy kịch.
Bị suy tim nặng khiến tính mạng của người mẹ trẻ vô cùng nguy kịch.
Là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Võ Thị Nhị (mẹ của bé Vy), bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn ái ngại cho biết: “Bệnh nhân Nhị hiện đang bị suy tim rất nặng, hở van động mạch chủ nhiều, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe thành động mạch chủ. Bệnh nhân nhập viện từ ngày 7/8 và phải thở máy liên tục, hiện tại chúng tôi phải mở khí quản để chị có thể thở được. Hiện tại bệnh nhân cần phải mổ gấp để thay van tim, đoạn động mạch chủ và lấy đi những ổ nhiễm trùng không thì nguy cơ tử vong là rất cao”.
Qua một vài trao đổi nhanh chóng, bác sĩ Tuấn lại chăm chú dõi theo từng chỉ số trên những chiếc máy được đặt quanh người chị Nhị. Gương mặt chăm chú, từng động tác mau lẹ, khẩn trương của đội ngũ y bác sĩ khiến tôi hiểu được phần nào mức độ nguy hiểm căn bệnh của chị Nhị và những cố gắng tối đa của mọi người để giành giật lấy sự sống cho chị.
Với diễn biến bệnh rất xấu nên chị Nhị luôn được các bác sĩ túc trực.
Và theo dõi các chỉ số trên hệ thống máy móc hỗ trợ.
Nhìn mẹ nằm lặng im, không nói được gì nhưng lại trân trân nhìn em như muốn dặn dò điều gì quan trọng lắm, cô bé Vy lại òa khóc ngay trong phòng cấp cứu. Em kể ở nhà còn có em Dương Văn Chiến (14 tuổi) và bé út Dương Thị Kim Anh (14 tháng tuổi) đang chờ mẹ về nên mẹ nhất định không được chết.
Ngồi thu mình một góc ngoài hành lang khoa Tim mạch, chồng chị Nhị là anh Dương Văn Minh vừa ngồi ôm quai hàm vì đau đớn, vừa rỉ khóc nơm nớp lo cho vợ. Bản thân anh trước đây bị u quai hàm đã phải mổ đặt nẹp với 8 cái đinh vít tại bệnh viện Việt Đức, nay nẹp đã bị gãy phải mổ lại nhưng trong tình cảnh mạng sống của vợ đang bị thần chết đe dọa, anh phải chịu đau gắng gượng lên viện chăm vợ.
Video đang HOT
Chị cần phải mổ gấp với chi phí lên đến 100 triệu đồng để cứu tính mạng.
Trò chuyện với tôi, người đàn ông tội nghiệp không giấu nổi sự tủi thân và xấu hổ: “Thân tôi là đàn ông trụ cột trong gia đình nhưng thật sự thì mọi công việc chăm sóc mẹ đều do cháu Vy làm. Bình thường bây giờ tôi đau lắm, sờ tay vào thấy rõ cái nẹp nó gãy dời ra va chạm vào nhau kêu ken két nhưng mà không biết phải làm thế nào cả. Mẹ của bọn trẻ thì đang nguy kịch quá rồi, bác sĩ cũng nói là bây giờ nhà tôi phải mổ gấp nhưng tôi không biết vay mượn tiền của ai nữa. Từ hôm lên viện tôi đã cắm sổ đỏ được 30 triệu và vay tiền giảm nghèo được 10 triệu, tất cả có bấy nhiêu tôi đóng viện phí hết rồi”.
Nhưng chồng chị hoàn toàn bất lực không biết vay mượn tiền của ai.
Nói rồi anh lại cúi gằm mặt xuống như để cố lảng tránh ánh nhìn của mọi người vào mình. Hai vợ chồng ở quê với vốn liếng đơn thuần chỉ có 2 sào ruộng và những công việc làm thuê, làm mướn đủ nuôi 3 đứa con, bất ngờ vợ đổ bệnh, những gì cầm cố được anh cũng đã mang cầm, còn số tiền gần 100 triệu đồng cho ca mổ anh không biết phải vay mượn ai để cứu vợ.
Dáng ngồi thất thần, bất lực của anh Minh trong phòng bác sĩ.
Hàng ngày ở bệnh viện chứng kiến cảnh bố đau đớn, có lúc không cả nói được nhưng vẫn cố nén chịu; Trong phòng cấp cứu mẹ thì đang nguy kịch, bản thân bé Vy không biết làm thế nào cả. Không có cả tiền để mua đồ ăn hàng ngày, Vy cho biết đã nhiều ngày nay hai bố con chỉ ăn chung nhau gói mì tôm, còn mẹ may mắn được bệnh viện cho cháo và được các cô y tá bón cho ăn.
Không có tiền phẫu thuật, chị Nhị đứng trước nguy cơ bỏ lại 3 đứa con thơ.
Biết được không nhiều thông tin về căn bệnh của mẹ nhưng Vy hiểu sự cấp bách và nguy hiểm nếu như mẹ không được mổ. Tuy nhiên số tiền khổng lồ trong suy nghĩ của một đứa trẻ như em có lẽ chỉ có trong “những giấc mơ” cổ tích. Nước mắt lại ngắn dài trên gương mặt đen nhẻm, em quay sang cầm chặt tay mẹ mà van xin “Mẹ không được chết” khiến tôi cũng cảm thấy nghẹn lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1540: Anh Dương Văn Minh và chị Võ Thị Nhị (thôn Yên Điềm- xã Thịnh Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh) Số ĐT: 0167.778.4450 Hiện tại anh Minh và bé Vy đang chăm chị Nhị tại Phòng cấp cứu Khoa tim mạch C1- BV Bạch Mai. 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Trẻ sứt môi hở hàm ếch dễ gặp nguy hiểm khi gây mê
Bé bị sứt môi hở hàm ếch thường dị dạng đường miệng và hô hấp, cơ địa yếu và có thể mắc thêm bệnh khác nên dễ gặp nhiều nguy cơ chết người khi gây mê.
"Gây mê luôn là con dao hai lưỡi, chứa nhiều rủi ro. Gây mê cho trẻ khó hơn người lớn nhiều. Với trẻ sứt môi hở hàm ếch, kỹ thuật này càng đòi hỏi nhiều cẩn trọng", bác sĩ Bùi Quốc Công, Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện E Trung ương Hà Nội cho biết.
Mới đây, có 3 em bé ở Khánh Hòa tử vong trong quá trình phẫu thuật hở hàm ếch từ thiện do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ cười (OSCA) phối hợp với Bệnh viện Quân y 87 tổ chức. Sự việc đang được Bộ Y tế và cơ quan chức năng làm rõ, nguyên nhân bước đầu chẩn đoán các cháu sốc phản vệ khi gây mê, với biểu hiện rối loạn hô hấp, nhịp tim.
Theo bác sĩ Công, gây mê tưởng như là một việc rất đơn giản nhưng thực sự là kỹ thuật vô cùng khó và đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức sâu rộng, về giải phẫu sinh lý não, hô hấp, tuần hoàn... Gây mê cho trẻ em phức tạp hơn. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, việc tính liều thuốc phải thật chính xác, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể trạng, khả năng đáp ứng thuốc... Trong khi đó, trẻ bị sứt môi hở hàm ếch với dị dạng đường miệng, đường hô hấp thì việc gây mê càng khó hơn nữa.
Tại Việt Nam, cứ 500 trẻ sinh ra thì có một em mắc các dị tật hở môi, hở hàm ếch. Ảnh: MT.
Bác sĩ Công cho biết, những tai biến có thể xảy ra với trẻ khi gây mê có thể rơi vào hai trường hợp.
Thứ nhất, trẻ bị trào ngược khi gây mê. Bình thường, các bác sĩ thường nghiêm cấm việc ăn uống trong 6 tiếng trước khi gây mê. Nhưng trẻ thường không chịu được đói, nhiều bà mẹ thương con, lại không lường hết được ảnh hưởng nghiêm trọng của việc cho con ăn trước gây mê nên vẫn mang thức ăn cho trẻ. Ở trẻ em, thực quản chưa phát triển hoàn thiện, khi gây mê trẻ được nằm ngửa, van thực quản hở rất dễ khiến thức ăn bị trào ngược. Khi đó, trẻ hít phải thức ăn, không thở được và có thể tử vong.
Thứ hai là trẻ bị suy hô hấp trong quá trình gây mê. Khi gây mê nội khí quản, nếu đặt ống nội khí quản không vào đường thở mà đặt nhầm vào đường thực quản, hoặc ống bị tuột... có thể khiến trẻ nhanh chóng bị suy hô hấp, dẫn đến mất não và tử vong. Đây là tai biến rất nguy hiểm, thường phải được phát hiện nhanh và xử trí đúng trong vòng dưới 5 phút mới hy vọng giúp bệnh nhân vượt qua nguy hiểm.
Một lý do khác khiến trẻ gặp nguy hiểm khi gây mê là sốc phản vệ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Công, sốc phản vệ khi gây mê cực kỳ hiếm gặp, chính vì vậy Bộ Y tế không quy định test thử đối với quy trình này.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cuba (Hà Nội), là người thường xuyên mổ miễn phí cho trẻ sứt môi hở hàm ếch cho biết, can thiệp chữa sứt môi hở hàm ếch là một phẫu thuật lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứ không phải tiểu phẫu như nhiều người nghĩ. Trẻ bị dị tật này thường có cơ địa yếu và có thể mắc thêm nhiều bệnh khác nên không phải nơi nào cũng phẫu thuật cho các cháu được. Nếu không đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, tay nghề bác sĩ... thì khi xảy ra tai biến như co thắt, suy tim, suy hô hấp, sốc phản vệ... sẽ khó xử lý và khắc phục kịp thời.
Vương Linh
Theo VNE
Bệnh nguy hiểm dễ gặp phải ở dân văn phòng Người béo phì, ngồi nhiều dễ bị cao huyết áp, đây là nguyên nhân dẫn tới các tai biến về tim mạch như: suy tim, tắc động mạch vành, ứ đọng tuần hoàn ngoại vi... Bệnh hệ tiết niệu Nhân viên văn phòng ngồi nhiều nước tiểu lắng đọng do ít vận động. Nhân viên văn phòng ngồi nhiều nước tiểu lắng đọng...