Ánh mắt cầu cứu của bé 5 tháng tuổi bị tim bẩm sinh
Người phụ nữ nước mắt giàn giụa, liên tục kêu khóc van nài “Xin mọi người cho con trai tôi một cơ hội sống, nó còn bé bỏng quá”. Nói rồi chị quay ra nhìn đứa con mới 5 tháng tuổi bị tim bẩm sinh đang thở máy để giành giật lấy sự sống mong manh.
Đó là lời cầu xin khẩn thiết của chị Ngô Thị Ánh Nguyệt (thôn Tây Hành Quần, xã Nam Bình, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) trước sự sống còn của đứa con trai bé bỏng tên Vũ Xuân Bách. Mới chào đời chưa đầy 1 tháng tuổi Bách được chẩn đoán bị tim bẩm sinh thể phức tạp nên phải chuyển gấp từ tuyến dưới lên bệnh viện Tim Hà Nội tiến hành phẫu thuật mong giữ được tính mạng. Quá bất ngờ vì tin con bệnh tim, chị Nguyệt dù chưa đầy cữ nhưng vẫn tất tả theo con đi viện từ gần 5 tháng nay.
Bị phát hiện tim bẩm sinh khi mới 20 ngày tuổi, hiện tại Bách vừa phải trải qua ca phẫu thuật tại bệnh viện Tim Hà Nội.
Tuy nhiên tình trạng của em hết sức nguy kịch bởi bị suy tim nặng nề kéo dài.
Vợ chồng làm nông nghiệp ở quê với chưa đầy 2 sào ruộng, vì thế chồng chị là anh Vũ Văn Sáu ngày ngày đi đạp xích lô trên thị trấn kiếm vài chục nghìn mua thức ăn cho cả nhà. Bản thân chị Nguyệt đi chạy chợ với mớ rau, con cá, tằn tiện cũng đủ đầy bữa cơm, bữa cháo cho chồng, con. Ngày bé Bách ra đời, trong gia đình ai cũng vui mừng, hạnh phúc bởi đứa bé có gương mặt sáng sủa, đẹp như thiên thần nhưng chứng khò khè, khó thở cũng bắt đầu xuất hiện sau 20 ngày tuổi. Thấy con không bình thường như những đứa trẻ khác, vợ chồng cho đi khám mới tá hỏa biết Bách mắc bệnh tim bẩm sinh thể follow 4 phải chuyển gấp lên tuyến trên làm phẫu thuật.
Tại bệnh viện em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của các bác sĩ.
Vừa trải qua ca vượt cạn, bản thân chị Nguyệt quá bất ngờ trước tình huống đứa con bé bỏng phải làm phẫu thuật để giữ mạng sống. Không có tiền trong nhà, cả hai vợ chồng lại lao đi vay nặng lãi được vài chục triệu nộp vội vàng cho con mổ. Ngày bé Bách lên bàn mổ, chị Nguyệt cũng như đứng trước “án tử hình”, nỗi sợ hãi xen trong cảm giác nóng lòng như có lửa đốt càng đủ sức quật ngã người đàn bà này. Chị ngất đi trước phòng phẫu thuật của con khiến các bác sĩ trong khoa và những người nhà bệnh nhân khác ai cũng đắng lòng.
Đứng trước sự đe dọa tính mạng của con trai, chị Nguyệt hoàn toàn bất lực bởi không thể xoay đâu ra tiền.
Video đang HOT
Bé Bách được mổ xong, những tưởng “cái chết” đã buông tha cho đứa trẻ non nớt này nhưng không ngờ “họa này chưa qua, họa khác lại ập đến” khi em rơi vào tình trạng suy tim nặng phải duy trì thở máy và chăm sóc trong phòng đặc biệt. Trao đổi với bác sĩ Ngô Chí Hiếu (Trưởng khoa Hồi sức – bệnh viện Tim Hà Nội) được biết: Bé Bách bị suy tim nặng nề sau mổ nên phải tiến hành cho duy trì thở máy và chăm sóc tích cực đặc biệt. Tính đến thời điểm hiện tại cậu bé đã phải thở máy hơn 1 tháng để cứu mạng sống. Với một đứa trẻ mới chỉ hơn 5 tháng tuổi mà phải thở máy lâu như thế, quả là vấn đề đáng lo ngại. Ngoài ra em còn được sử dụng các loại thuốc trợ tim với chi phí vô cùng tốn kém. Trước mắt các bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình bệnh của em để có phương án can thiệp sớm và hiệu quả nhất.
Đã một lần phải chứng kiến cảnh đứa con bé bỏng đứng trước lằn ranh của sự sống và cái chết, thêm lần này nữa, khiến chị Nguyệt không còn đứng được vững. Liên tục phải dựa vào tường bệnh viện, đôi bàn tay theo đó cũng run run không chắc, nước mắt trào ra, chị nức nở: “Xin mọi người hãy cứu lấy con trai tôi, nó có tội tình gì đâu mà ông trời bắt nó khổ thế. Hai vợ chồng đi vay nặng lãi đủ cho con phẫu thuật tưởng thế là xong rồi, bây giờ con lại đang điều trị như thế này, tiền đóng viện phí tôi thật sự bất lực không biết làm thế nào cả”.
Ánh mắt thơ ngây của bé Bách như chờ đợi điều kì diệu đến với mình.
Còn quá bé bỏng, lại mê man trong cơn đau, bé Bách vẫn thiu thiu như đang ngủ ngon lành với chằng chịt những ống thở, máy móc bên cạnh. Khẽ áp tay vào lồng ngực của em, tiếng đập khe khẽ, yếu ớt có lúc tưởng chừng như ngưng lại khiến tôi cũng hoảng sợ. Gương mặt non nớt, thơ ngây, đôi mắt tròn to em khẽ mở rồi lại vội vàng đóng lại như chờ đợi một sự kì diệu sẽ đến với mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1030: Chị Ngô Thị Ánh Nguyệt và anh Vũ Văn Sáu(thôn Tây Hành Quần, xã Nam Bình, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) Số ĐT: 0125.503.5690 Hiện tại chị Nguyệt đang chăm con tại khoa Hồi sức của bệnh viện Tim Hà Nội
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Mắc biến chứng lao, sinh mạng "chàng trai ăn mày" nguy nan
Số kiếp kẻ không cha một thời phải ăn mày tứ phương kiếm sống nay lâm vào nguy khốn do biến chứng của bệnh lao. Sự sống của Hùng đang đếm ngược từng ngày vì không lo nổi chi phí cho cuộc phẫu thuật bóc xơ hóa màng ngoài tim.
"Màng ngoài tim của bệnh nhân ngày một dày thêm, tình trạng xơ hóa diễn tiến nhanh khiến tim không thể giãn ra được. Bệnh nhân đã bị ứ máu ở hệ tĩnh mạch, các cơ quan ở xa như chân, tay không đủ máu nuôi, nếu tình trạng trên không được can thiệp, bệnh nhân sẽ tử vong trong thời gian ngắn." BS Võ Tuấn Anh, khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy ái ngại cho sinh mạng của bệnh nhân ông đang trực tiếp theo dõi.
Đó là trường hợp của em Võ Phi Hùng (21 tuổi, ngụ tại Bình Thuận). Hơn 3 tháng kể từ lần nhập viện đầu tiên, Hùng đã phải đối mặt với tử thần vì biến chứng của bệnh lao. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp để tránh tình trạng suy tim dẫn tới tử vong. Không người chăm sóc, "thân cô thế cô" một mình nơi bệnh viện đến bữa ăn cũng phải xin cơm từ thiện, nghe khoản tiền phải chi cho cuộc mổ lên tới 70 triệu đồng Hùng gần như chết lặng.
Biến chứng lao khiến em Hùng rơi vào tình trạng nguy khốn
Khi được hỏi thăm gia cảnh, chàng trai trẻ với gương mắt khắc khổ gạt nước mắt thều thào: "Từ khi còn trong bụng mẹ, em đã mang tiếng là đứa con hoang. Năm lên 2 tuổi mẹ bỏ đi lấy chồng để em lại cho ông bà ngoại nuôi, sau đó mẹ sinh được hai đứa em nhưng chồng mẹ bệnh tật triền miên nên cuộc sống rất cơ cực. Bà ngoại tuổi cao không còn khả năng lao động, ông ngoại bị mù chỉ sống dựa vào củ khoai, chén gạo xin được của bà con lối xóm."
Lên 3 tuổi, Hùng trở thành "đôi mắt sống" dẫn đường cho ông ngoại mỗi ngày đi xin ăn. Rồi đến tuổi đi học, cậu bé vẫn một buổi đến lớp, một buổi "tay bị tay gậy" cùng ngoại lang thang tứ phương kiếm sống nhờ vào sự bố thí của thiên hạ. Nằm trên giường bệnh nước mắt của chàng trai trai tẻ lăn dài khi nhớ lại ngày định mệnh của ông ngoại. "Năm đó, em học lớp 6. Buổi sáng em đi học nhà không còn gạo ăn, ngoại một mình chống gậy đi xin thì bị ngã xuống mương thoát nước. Không có tiền đi viện, ngoại chịu đau đớn được ít ngày rồi mất."
Giấc mơ đèn sách của Hùng từ đó phải gác lại, 12 tuổi cậu bé đã bắt đầu cuộc sống chăn trâu cắt cỏ làm thuê làm mướn nuôi bản thân cùng bà ngoại già yếu và phụ giúp cho một người cậu bị bệnh lý thần kinh trong nhà. Những tháng ngày cơ hàn bình lặng trôi đi, hai năm trước may mắn đến với Hùng khi được một người sống cùng thị trấn cảm thông và nhận vào làm trong chi nhánh điện lạnh tư nhân. "Đi làm công trình khắp các tỉnh, mỗi tháng lương hơn 3,5 triệu đồng ngoài tiền gửi về nuôi ngoại em bắt đầu có những khoản dành riêng cho mình."
Nhưng may mắn ấy chưa kéo dài được lâu thì vận đen đã tìm tới. Cuối năm 2012, Hùng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở... Sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn nhưng em vẫn cố gắng đi làm phần vì sợ mất việc, phần vì chủ quan vào sức trẻ. Khi những cơn ho kèm với đau tức ngực kéo dài em mới đến bệnh viện địa phương kiểm tra, bác sĩ nghi bị bệnh lao nên chuyển tới bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.
Nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng nữa
Sau gần một tháng điều trị, Hùng được xuất viện về nhà uống thuốc theo chương trình phòng chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của em chẳng những không cải thiện mà ngày càng có dấu hiện nặng thêm. Trở lại bệnh viện tái khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn dịch ở màng phổi và ổ bụng, gan to, phù chân tay. Kết quả CT và siêu âm tim ghi nhận bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim. "Đây là biến chứng của bệnh lao khiến màng ngoài tim ngày một dày thêm và xơ hóa." Hùng nhanh chóng được chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy với chỉ định phẫu thuật gấp.
Theo xác nhận của ông Huỳnh Thái Kháng, Chủ tịch UBND thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, gia đình em Võ Phi Hùng thuộc diện rất khó khăn. Trước cảnh ông cháu phải đi xin ăn để sống từng ngày, địa phương đã xây dựng cho căn nhà tình thương. Gần đây, Hùng bị bệnh bà con lối xóm cũng chung tay giúp sức nhưng chẳng được bao nhiêu.
Không bảo hiểm y tế, khoản tiền ít ỏi có được đã hết nhẵn sau hai tháng nằm điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Khi nghe bác sĩ báo chi phí cho cuộc mổ lên tới 70 triệu đồng, Hùng lặng lẽ xếp đồ vào ba lô xin xuất viện. Các bác sĩ đã khuyên can và giữ Hùng lại với hy vọng giúp em điều trị được đến đâu hay đến đó. BS Võ Tuấn Anh cho biết, nếu không được phẫu thuật bệnh nhân chỉ có thể sống được khoảng 6 tháng nữa. Tính mạng chàng trai trẻ kéo theo cuộc sống của người bà tuổi đã ngoài 80 đang tựa "nghìn cân treo sợi tóc".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 998: Bệnh nhân Võ Phi Hùng, phòng Tiền phẫu 1, khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM. Điện thoại: 0943.277.162
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Bé trai sơ sinh cô độc chống chọi bệnh uốn ván Còn chưa có cho riêng mình một cái tên, sau khi chào đời bé trai người đồng bào Chăm đã rơi vào tình trạng nguy kịch vì mắc bệnh uốn ván. Hơn 10 ngày nằm trên giường bệnh, nhờ sự cưu mang của bác sĩ cháu mới có sữa để ăn, tã để mặc. Cơ thể nhỏ thó nằm lọt thỏm trên chiếc...