Ảnh: Lũ dữ gây thiệt hại 25 tỷ đồng ở huyện nghèo nhất Quảng Ninh
Khoảng 15h ngày 14.8, do nước ngập sâu khoảng hơn 2 mét kéo dài hàng trăm mét tại khu vực cầu Khe Tâm (xã Nam Sơn) nên PV Dân Việt cùng hàng chục người khổng thể vượt qua để đi lên 5 xã vùng cao huyện Ba Chẽ.
Nút giao thông vực cầu Khe Tâm (xã Nam Sơn) bị ngập sâu gây chia cắt 5 xã vùng cao thuộc huyện Ba Chẽ.
Cuộc sống vất vả, hiểm nguy của người dân vùng lũ. Ảnh: Nguyên Ngọc
Anh Dương Chíu Sằn (xã Thanh Lâm) đợi nước rút để về nhà.
Video đang HOT
Một người dân đi ra từ vùng ngập lụt.
Cảnh báo nguy hiểm được chăng khắp khu cầu đập tràn.
Theo phản ánh của người dân, khoảng 10h trưa 14.8, tại nút giao thông vực cầu Khe Tâm (xã Nam Sơn) ô tô còn đi qua được nhưng chỉ sau đó 1 tiếng nước dâng cao khiến giao thông bị chia cắt. Lực lượng chức năng phải tăng thêm thuyền phao nên đến khoảng 17h, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện và lãnh đạo huyện đi chỉ đạo công tác lũ lụt mới di chuyển về trung tâm huyện.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện (đội mũ cối bên phải) cùng đoàn công tác phải đi thuyền phao mới có thể di chuyển từ khu vực chia cắt về trung tâm huyện.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Sơn – Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: Tính đến chiều 14.8, mưa lũ xảy ra tại Ba Chẽ không gây thiệt hại về người nhưng đã làm ngập lụt 19 điểm trên tuyến đường giao thông chính, trong đó trên tuyến đường tỉnh lộ 330 từ thị trấn đi các xã có 17 điểm bị ngập; tuyến đường 329 ngập lụt một điểm; cầu Bắc Tập vào trụ sở UBND xã Đạp Thanh, cầu Thác Hoen, xã Minh Cầm và một số ngầm tràn vào các thôn bị ngập.
Nước dâng cao khiến toàn bộ tầng 1 trung tâm thị trấn Bã Chẽ bị ngập.
Trên các trục giao thông có hơn 84 điểm sạt lở, hư hỏng cầu cống gây ách tắc giao thông. Đặc biệt mưa lũ đã làm cầu Cổ Ngựa và cầu Khe Giấy, xã Lương Mông bị sập hoàn toàn; cầu Lọ Cặp, xã Minh Cầm và cầu Khe Nà, xã Lương Mông bị sập mặt cầu khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nước lũ dâng cao cũng đã làm ngập lụt một số nhà dân, 1 nhà văn hóa xã, cuốn trôi và làm hư hỏng một số công trình thủy lợi, công trình nước sinh hoạt, cuốn trôi, xói lở, vùi lấp khoảng 47ha lúa và đất canh tác, cuốn trôi, làm gãy đổ, hư hỏng khoảng 3ha keo của các hộ dân trồng sát bờ suối, làm ngập 16 ao cá với tổng diện tích khoảng 1,5ha. Giông sét đã làm chết 5 con trâu của hộ dân tại thôn Khe Nà, xã Lương Mông.
Toàn huyện Be Chẽ có hàng chục điểm sạt lở.
UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn nhất là 2 xã Lương Mông và Minh Cầm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bố trí phương tiện, máy móc, nhân lực thu dọn đất đá trôi ra mặt đường, sạt mái ta luy dương, xử lý mái ta luy âm, khơi thông cống rãnh, kịp thời san gạt đất đá sạt lở tại các điểm ách tắc giao thông trên các tuyến đường. Đối với các tuyến đường liên xã, liên thôn bị xói lở, hư hỏng nhỏ, trước mắt UBND huyện chỉ đạo cơ quan liên quan, UBND các xã kiểm tra, chủ động sử dụng nguồn kinh phí, huy động lực lượng, vật tư để sửa chữa, xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn đi lại cho nhân dân.
Nhiều khối đá lớn sạt lở tràn trên đường tỉnh lộ 330B.
Theo tính toán thiệt hại sơ bộ, lũ lớn đã gây thiệt hại cho huyện Ba Chẽ hơn 25 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cũng nhận định, nước đang rút dần, đến khoảng 20h tất cả các tuyến giao thông bị ngập mới lưu thông trở lại.
Theo Danviet
Chủ tịch Quảng Ninh phê bình Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
Không kịp thời tham mưu cho tỉnh triển khai cấp bách các biện pháp phòng chống mưa lũ, sáng nay (14.8), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã thẳng thắn phê bình Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều cây cầu đập tràn ở Quảng Ninh bị lũ nhấn chìm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 14.8, dù nhận được công điện của Trung ương yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khu vực Bắc Bộ khẩn trương triển khai giải pháp ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ... từ sớm, nhưng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa nắm được tình hình cụ thể ở các địa phương.
Trước tình hình trên, sáng nay Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã ra công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương, đặc biệt là các huyện miền núi cao như Ba Chẽ, Bình Liêu, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà phải triển khai phương án kiểm tra những khu vực trong đề án di dân, những vị trí cần thiết phải di dời dân cư để sớm có biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời, cần nhanh chóng triển khai lực lượng kiểm tra các vị trí xung yếu; cử người canh gác tại các vị trí có đập tràn đi qua, đảm bảo an toàn tối đa cho nhân dân.
Như Dân Việt đã đưa tin: Sau trận lũ quét xảy ra tại huyện Hoành Bồ, đến 10h sáng nay, mưa lớn lại đổ xuống Hoành Bồ. Thôn Phủ Liễn (huyện Hoành Bồ) xảy ra lũ quét trong ngày hôm qua hiện vẫn bị ngập úng; con đập Phủ Liễn bị sạt lở mới được gia cố, đắp đất tạm thời; hơn 1ha lúa mới cấy vẫn bị ngập sâu, nguy cơ bị úng cao. Trên các trục đường liên thôn ở Đồng Sơn có tình trạng sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Liên quan tới trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc phòng chống lụt bão, chiều 13.8, PV Dân Việt đã liên lạc với ông Phạm Văn Luyến - Chánh văn phòng UBND huyện Hoành Bồ - để hỏi về thông tin lũ tại xã Đồng Sơn (Hoành Bồ). Sự việc lũ xảy ra từ sáng 13.8 tại xã Đồng Sơn khiến sạt lở hơn 2.000m3 đất đá trên taluy tuyến đường trục chính của xã vào thôn Phủ Liễn, vùi lấp và cuốn trôi gần 1ha lúa mới cấy, làm đổ 1 cột điện 10kV cạnh bờ khe...Nhưng khi PV gọi điện hỏi vào chiều 13.8, ông Luyến lại khẳng định không có thực trạng này.
Theo Danviet
Lũ phá cầu, cuốn gia súc, chia cắt 3 xã ở Quảng Ninh Đến 10h sáng nay (14.8), nước lũ dâng cao khiến lực lượng phòng chống lụt bão huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) không thể sang 2 xã thượng nguồn Lương Mông và Minh Cầm để ứng cứu... Lũ cuồn cuộn đang đổ về trên dòng sông Ba Chẽ. Từ đêm 12.8, trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã có mưa to, dông và lũ...