Anh lo ngại các tổ chức tội phạm sử dụng AI để gian lận trong bầu cử
Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly bày tỏ lo ngại các tổ chức tội phạm và các nhóm chính trị có liên quan tới nước ngoài có thể sử dụng “deep face” do AI tạo ra để thao túng cuộc tổng tuyển cử trên thế giới.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công nghệ deepfake (công nghệ AI giả mạo khuôn mặt, hình ảnh, giọng nói) sử dụng sức mạnh của công nghệ học sâu (deep learning) vào nội dung video, âm thanh, hình ảnh. Khi được sử dụng hợp lý, nó có thể tạo ra các nội dung mới, chưa bao giờ tồn tại nhưng lại thuyết phục đối với mọi người.
Bộ trưởng Cleverly cho rằng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho các cuộc bầu cử trên toàn cầu.
Video đang HOT
Ông cảnh báo rằng tổ chức tội phạm hay các nhóm chính trị có thể tạo ra hàng nghìn video deepfake – hình ảnh và video giả mạo có độ chân thực cao – để thao túng tiến trình dân chủ ở các quốc gia như Anh.
Ông Cleverly nói với tờ Times rằng “kỷ nguyên của nội dung deepfake và do AI tạo ra nhằm đánh lừa và gây rối đã bắt đầu diễn ra”.
Người ta ước tính có 2 tỷ người trên thế giới sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia trong suốt năm 2024, trong đó có Anh, Mỹ, Ấn Độ và 60 quốc gia khác.
Một số âm thanh deepfake bắt chước Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh và thị trưởng London, Sadiq Khan, đã được chia sẻ trực tuyến vào năm 2023.
Trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Munich mới đây, lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Adobe, Amazon, Google, IBM, Meta, Microsoft, OpenAI và TikTok đã ký kết một thoả thuận nhằm ngăn chặn những nội dung giả mạo về chính trị do AI tạo ra.
HĐBA LHQ lần đầu họp bàn về các rủi ro tiềm ẩn trong công nghệ AI
Ngày 18/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) gồm 15 thành viên đã lần đầu tiên họp, bàn về các nguy cơ từ việc phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ, ngày 14/7/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu chủ trì cuộc họp với tư cách Chủ tịch luân phiên của HĐBA LHQ trong tháng 7/2023, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho rằng AI sẽ "thay đổi căn bản mọi khía cạnh trong đời sống", như hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển các nền kinh tế. Ông kêu gọi: "Chúng ta cần khẩn trương định hình việc quản trị toàn cầu đối với AI, bởi việc ứng dụng công nghệ này gần như không có biên giới". Theo Ngoại trưởng Cleverly, AI có thể tiếp tay cho việc lan truyền những thông tin sai lệch và trở thành công cụ phục vụ cho các phần tử bạo lực, "tăng cường hoặc phá vỡ sự ổn định chiến lược toàn cầu".
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhận xét AI ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực đời sống, việc sử dụng loại công nghệ này mang tới nhiều lợi ích như giúp xóa đói giảm nghèo hoặc chữa bệnh ung thư, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cộng đồng thế giới. Ông nhấn mạnh: "Những ứng dụng của AI trong cả lĩnh vực quân sự và phi quân sự đều có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu", dẫn tới "mức độ chết chóc và hủy diệt khủng khiếp". Ông kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát công nghệ này, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của một số nước về việc LHQ sẽ thành lập một cơ quan mới "nhằm hỗ trợ các nỗ lực tập thể trong việc quản trị công nghệ có sức mạnh đặc biệt vượt trội này". Dự kiến, cơ quan mới này có thể được thành lập theo mô hình các cơ quan trực thuộc LHQ hiện nay như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (IACO) hay Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)".
Về phần mình, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân mô tả AI là "con dao hai lưỡi", đồng thời khẳng định Bắc Kinh ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ trong việc xây dựng các nguyên tắc sử dụng AI, nhằm ngăn chặn nguy cơ công nghệ này trở thành "con ngựa bất kham". Ông nhấn mạnh: "Công nghệ này tốt hay xấu, thiện hay ác, phụ thuộc vào cách con người sử dụng. Chúng ta nên cùng nhau điều chỉnh việc sử dụng AI để ngăn khả năng công nghệ này trở thành một con ngựa đứt dây cương".
Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Jeffrey DeLaurentis cho rằng các quốc gia cần hợp tác cùng nhau trong các nỗ lực quản lý AI và các công nghệ mới nổi khác, nhằm giải quyết các vấn đề về quyền con người, những nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh.
Chuyển biến tích cực trong quan hệ giữa Anh và EU hậu Brexit Ngày 3/7, Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã đề cập tới các mối quan hệ nồng ấm hơn giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) trong chuyến thăm trụ sở của EU tại Brussels (Bỉ) sau khi đạt được thỏa thuận làm dịu bớt những căng thẳng song phương hậu Brexit (Anh rời EU). Ngoại trưởng Anh James Cleverly phát biểu...