Anh lên án vụ IS Iraq tung video hành quyết một nhà báo Mỹ
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tuyên bố vụ hành quyết này là “một ví dụ kinh khủng về sự tàn bạo của nhóm phiến quân IS”.
BBC dẫn tuyên bố nói trên được ông Hammond đưa ra ngày 20/8. Ông Hammond cũng cho rằng chiến binh xuất hiện trong đoạn video nói trên rất có thể là một người Anh.
Một dải ruy băng màu vàng được buộc vào một thân cây trước cửa nhà của nhà báo James Forley
Theo ông Hammond, sự tham gia của một số lượng lớn những người có quốc tịch Anh vào các nhóm phiến quân tại Syria và Iraq là “một lý do tại sao nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) lại là một mối đe dọa trực tiếp cho an ninh tại Anh”.
Các quan chức Mỹ cũng xác nhận rằng họ đã xem đoạn video do IS đăng trên mạng và đang nỗ lực xác minh tính chân thực của đoạn video nói trên.
Tổng thống Barack Obama cũng đã được thông báo về vụ này và quyết định sẽ không tuyên bố trước công chúng cho đến khi có thông tin xác thực về đoạn video.
Trên trang Facebook của mình, bà Forley, mẹ của nhà báo James Forley được cho là đã bị hành quyết trong đoạn video nói trên, đã thúc giục các chiến binh IS thả tất cả con tin của mình.
“Giống như James, họ đều là những người vô tội. Họ không quyết định được chính sách của chính quyền Mỹ tại Iraq, Syria hay bất kỳ nước nào trên thế giới”, bà Forley chia sẻ.
Video đang HOT
Bà Forley cũng nói rằng bà tự hào về con trai của mình vì “nó đã hy sinh tính mạng của mình để cho thế giới biết được những gì người dân Syria phải trải qua”./.
Theo VOV
Báo Mỹ: Malaysia Airlines đứng trước nguy cơ phá sản
Từ khi chuyến bay 17 bị bắn hạ, hãng bay lại bị thêm những lời chỉ trích vì đã bay theo tuyến đường phía trên vùng xung đột.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin cho biết, hãng hàng không quốc gia của Malaysia đang đứng trước nghi vấn liệu có thể tiếp tục hoạt động sau hai tai họa liên tiếp xảy ra hay không.
Ngay cả trước khi hai chiếc phản lực cơ thuộc tuyến bay quốc tế chở đầy hành khách lâm nạn, Malaysia Airlines đã hoạt động không có lời trong 3 năm, và khoản thua lỗ tích lũy đến 1,3 tỷ đôla.
Các giới chức tình báo Mỹ và Ukraine nói chuyến bay 17 của Malaysia đang bay ở độ cao 10.000 mét, khi bị một tên lửa đất đối không bắn trúng.
Vụ này xảy ra trong khi hãng hàng không hàng đầu của Malaysia vẫn còn lao đao do vụ mất tích chuyến bay 370. Chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh này biến mất hôm 8 tháng 3 sau khi đổi hướng xa khỏi đường bay.
Ông Mohshin Aziz, phân tích gia về hàng không của Maybank, tổ chức tài chính lớn nhất Malaysia, nhận định rằng hãng hàng không này đang đứng trước tình huống "rất nghiêm trọng." Ông nói:
"Chúng tôi dự kiến là những khó khăn về tài chinh chắc chắn sẽ còn tác động hơn nữa và tôi không nghĩ rằng Malaysia Airlines có thể vượt qua nổi, trong tình huống hiện tại, trước cuối năm nay."
Ông Aziz nói rằng Malaysia Airlines sẽ vẫn còn được sự hỗ trợ của chính phủ, các giới chức chính phủ bắt buộc phải giúp cho hãng hàng không này hoạt động, lại nữa được sự thông cảm của người dân Malaysia, cho rằng hãng hàng không này là phần không thể thiếu của quốc gia. Ông Aziz cho biết:
"Sau khi thẩm tra hãng bay này, phân tích về hãng bay này trong thời gian dài, rất dài, tôi nghĩ rằng nó chỉ có thể hoạt động ở nội địa, chứ đường bay quốc tế thì vô phương."
Hãng hàng không Malaysia đã phải chịu nhiều chỉ trích và mất lòng tin vì phản ứng chậm chạp khi chuyến bay 370 mất tích. Mặc dù việc tìm kiếm được mở rộng trong phạm vi rất lớn trong vùng biển phía tây duyên hải Australia, vẫn không có vết tích nào của chiếc may bay và vẫn không có kết luận vì sao chiếc máy bay biến mất.
Từ khi chuyến bay 17 bị bắn hạ, hãng bay lại bị thêm những lời chỉ trích vì đã bay theo tuyến đường phía trên vùng xung đột, thay vì bay theo đường dài hơn, tốn nhiều nhiên liệu hơn, như một số hãng bay khác đã làm.
Theo các chuyên gia phân tích về công nghiệp, hãng hàng không đang gặp nhiều khó khăn này đã nhận được 3 khoản cứu nguy của chính phủ và sẽ cần nhận được một số tiền mặt khổng lồ, để có thể tồn tại, dù dưới bất kỳ hình thức nào.
Malaysia Airlines, cho đến hôm thứ Năm, đã đề nghị hoàn lại đầy đủ tiền vé cho những hành khách muốn hủy bỏ vé của bất cứ chuyến bay nào và những hành khách muốn hoãn chuyến du hành sẽ không phải đóng tiền phạt nếu đổi ngày bay.
Hãng còn cho biết, bắt đầu từ thứ Sáu, hãng sẽ không sử dụng mã số MH17 cho chuyến bay nào nữa, như một cách &'biểu lộ sự kính trọng" đối với 298 người trên chuyến bay này đã bị thiệt mạng.
Hãng bay cũng nói trước mắt họ chưa có kế hoạch đưa thân nhân của những nạn nhân trên chuyến bay 17 đến Ukraine vì có những lo ngại về tình hình an ninh nơi đó, và không có mấy thân nhân tỏ ý muốn đi.
Thủ tướng Malaysia tuyên bố quyết tâm làm hết sức để đưa các nạn nhân chuyến bay 17 về.
Ông Najib Razak đưa ra tuyên bố loan tải trên Facebook sau khi ông gặp các thân nhân của khoảng 28 hành khách và của 15 nhân viên phi hành Malaysia trên chuyến bay 17.
Thủ tướng Malaysia nói ông được biết các phần tử nổi dậy thân Nga trong khu vực "đã đồng ý lập hành lang an toàn cho nhóm điều tra và thu hồi những gì còn lại."
Bộ trưởng Giao thông Malaysia và các viên chức khác trong chính phủ hy vọng đến được địa điểm chiếc máy bay lâm nạn càng nhanh càng tốt.
Các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ, Australia, Hà Lan và Malaysia nằm trong số những người bày tỏ sự tức giận và báo động trước các tin nói rằng thi hài và xác máy bay tại địa điểm máy bay rơi không được canh giữ an toàn.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đang gây áp lực để Nga để bảo đảm rằng các phần tử nổi dậy ở miền đông Ukraine để cho các nhà điều tra tiếp cận nơi chiếc máy bay bị rơi.
Nhiều tin tức cho biết xác người và các mảnh vỡ bị di dời và làm xáo trộn những gì có thể là chứng cứ từ chiếc Boeing 777 dẫn đến việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố gọi đó là "một sự xúc phạm tất cả những ai bị mất người thân yêu cũng như phẩm cách mà các nạn nhân xứng đáng được hưởng."
Thủ tướng Australia Tony Abbot mô tả hiện trường nơi tai nạn xảy ra trong tình trạng "hoàn toàn hỗn loạn."
Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan, quốc gia mất gần 200 công dân trên chuyến bay này, nói sự mô tả hiện trường tai nạn của Tổng thống Ukraine là "một cú sốc" đối với người dân Hà Lan.
Chính phủ Đức và điện Kremli cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức, hôm thứ Bảy, đã thỏa thuận, trong một cuộc điện đàm rằng ủy ban độc lập do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế dẫn đầu, cần nhanh chóng đến địa điểm phi cơ bị rơi.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Đã đến lúc bán vũ khí cho Việt Nam Báo Wall Street Journal ngày 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia Mỹ về an ninh châu Á, nêu ý kiến đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là "phản ứng cơ bắp" của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong...