Ảnh: Làng quất cảnh nổi tiếng Nam Định vào mùa Tết, nông dân chờ thu trăm triệu
Gần tới Tết Nguyên đán 2022, cánh đồng trồng quất cảnh tại xã Nam Phong (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) bắt đầu vào mùa, hứa hẹn bội thu.
Xã Nam Phong, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nổi tiếng khắp nước với nghề trồng quất cảnh phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Hàng năm, những cây quất tại đây được đưa đi tiêu thụ khắp nơi, từ Bắc vào Nam.
Những cây quất trồng tại đây chủ yếu được tạo hình theo dáng quất tháp nhưng vẫn giữ vẻ đẹp tự nhiên.
Mặc dù còn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng hiện giờ, khắp các vườn quất tại xã Nam Phong đã tấp nập kẻ mua, người bán.
Các chủ vườn luôn tay chỉnh sửa, tạo dáng cho cây quất đẹp mắt nhất, đợi khách tới lựa chọn.
Hiện tại, những cây quất cho quả còn xanh, khỏe là lựa chọn số một. Vì nếu mua cây có quả xanh từ bây giờ thì tới một tháng nữa, quả sẽ chín vàng vừa kịp thời gian đón Tết.
Những cây quất tại xã Nam Phong được bán với giá từ hơn 1 triệu cho đến vài chục triệu đồng tùy theo kích cỡ.
Video đang HOT
Những cây khách đã mua nếu gửi lại vườn sẽ được gắn thẻ đánh dấu.
Với vài trăm cây quất trong vườn, mỗi hộ nông dân tại xã Nam Phong có thể thu về hàng trăm triệu cho mỗi vụ mùa.
Quất tại đây phải được trồng trung bình từ 2 đến 5 năm mới có thể đủ tiêu chí bán cho khách mua về chơi Tết.
Nhiều cây quất đã được đánh lên và cột chặt, đợi chuyển đến tay khách hàng.
Những ngày này, người dân xã Nam Phong dường như ăn ngủ tại vườn để chăm sóc cây và đón tiếp khách vào xem.
Nhiều chủ vườn cho biết, mặc dù ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 nhưng lượng khách hàng đổ về cánh đồng quất xã Nam Phong để tìm mua cây chơi Tết vẫn rất lớn.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24h dịp Tết Nhâm Dần 2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24h, có phương án đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư để điều trị người mắc COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh nở trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Ngày 31/12/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Tập trung, nỗ lực cao nhất phòng, chống dịch COVID-19
Tại Chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Theo yêu cầu của Thủ tướng, cần tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24h trong dịp Tết cổ truyền 2022.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị (nhất là máy thở, oxy y tế) để tổ chức điều trị người bệnh COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày Tết... Các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.
Đáp ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng. Chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến...
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, khu vực có dịch COVID-19 áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; có các phương án chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 để ổn định sản xuất...
Đối tượng chính sách đều nhận quà trước Tết
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng...); người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19... để thăm hỏi, quan tâm, kịp thời.
Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.
Lãnh đạo Hà Nội tặng quà cho vợ Liệt sỹ tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo.
Chỉ thị nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai; bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và đầu năm...
Tạm dừng tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán
Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương.
Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL chỉ đạo các địa phương dừng bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố. Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.
Không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đường sắt bán vé Tết Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn dự kiến mở bán vé tàu Tết Nguyên đán 2022 cho tập thể từ ngày 15 đến 22/11, sau 9 ngày nhận đăng ký danh sách. Chiều 4/11, ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (thuộc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn)...