Anh khoe nhóm tác chiến tàu sân bay
Anh lập nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, gọi đây là lực lượng hải quân mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong 20 năm qua.
“Nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Anh đã tập hợp lần đầu tiên, đánh dấu mở đầu giai đoạn vận hành tác chiến mới. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nằm ở trung tâm nhóm tác chiến với 9 chiến hạm, 15 tiêm kích, 11 trực thăng và 3.000 binh sĩ từ Anh, Mỹ và Hà Lan”, Bộ Quốc phòng Anh ra thông cáo hôm 5/10.
Nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth di chuyển trên biển hôm 5/10. Ảnh: Royal Navy.
Video đang HOT
Hình ảnh do hải quân Anh công bố cho thấy HMS Queen Elizabeth di chuyển giữa đội hình gồm nhiều tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm và tàu hậu cần, trong đó có hai tàu chiến của Mỹ và Hà Lan. “Nhóm tác chiến này là lực lượng hải quân lớn và mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong gần 20 năm qua”, thông cáo có đoạn viết.
Nhóm chiến hạm đang tiến hành huấn luyện làm quen, trước khi tham gia đợt diễn tập Joint Warrior trên Biển Bắc.
“HMS Queen Elizabeth được bảo vệ bởi những khu trục hạm, tàu hộ vệ, trực thăng và tàu ngầm tối tân. Nó được trang bị tiêm kích thế hệ 5, cho phép tấn công mục tiêu vào mọi thời điểm và địa điểm mà chúng tôi mong muốn. Nhóm tác chiến tàu sân bay là hiện thân của sức mạnh hải quân Anh, cũng là trọng tâm trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng”, chuẩn tướng hải quân Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến, cho hay.
HMS Queen Elizabeth là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Anh, được đặt theo tên Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Con tàu có diện tích mặt boong 16.000 mét vuông, gấp 2,5 lần sân vận động Wembley. Chiến hạm có khả năng chở tối đa 36 máy bay F-35B và 4 trực thăng c ảnh báo sớm Crowsnest. Nó có thể được bổ sung tới 12 trực thăng Chinook hoặc Merlin và 8 trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Lực lượng tiêm kích F-35B trên tàu hiện nay thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 211 thủy quân lục chiến Mỹ.
Anh không có tàu ngầm để thử ngư lôi
Hải quân Anh không thể hoàn thiện dự án ngư lôi Spearfish nâng cấp do không có tàu ngầm và tàu chiến để tiến hành các thử nghiệm cần thiết.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước công bố Danh mục Các dự án Chủ chốt (MPP) nhằm thông báo tiến độ những chương trình vũ khí quan trọng của nước này. Trong MPP, dự án nâng cấp ngư lôi Spearfish nằm trong nhóm đỏ, được mô tả là những khí tài "khó có khả năng bàn giao thành công".
Tàu ngầm lớp Astute của hải quân Anh. Ảnh: Royal Navy.
Chương trình nâng cấp ngư lôi Spearfish trị giá 287 triệu USD dự kiến hoàn tất trong năm nay, được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực chiến đấu cho tàu ngầm và tàu mặt nước của Anh. Tuy nhiên, do số lượng tàu chiến quá ít, lại phải dàn trải để thực thi nhiệm vụ, hải quân Anh không thể triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Astute để phóng thử ngư lôi, cũng như tàu chiến để giám sát đợt thử nghiệm.
Điều này cũng làm đình trệ chuyến ra khơi làm nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, vốn dự kiến được triển khai từ năm 2021. Hải quân Anh phải chuẩn bị gấp hai tàu ngầm tấn công để tăng khả năng bảo vệ cho HMS Queen Elizabeth khi nó ra biển vào năm sau.
Spearfish là ngư lôi hạng nặng được phát triển từ thập niên 1970 và bắt đầu trang bị cho các tàu ngầm Anh từ năm 1992. Mỗi quả đạn có thể được điều khiển bằng dây dẫn từ tàu ngầm, cùng hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động. Spearfish có thể làm nhiệm vụ chống tàu nổi và tàu ngầm.
Chương trình nâng cấp được đề xuất năm 2009 nhằm cải thiện hệ thống sonar, đầu nổ, nhiên liệu để tăng độ an toàn, cùng với trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số và cáp quang truyền dữ liệu. Hải quân Anh trao hợp đồng cho tập đoàn BAE Systems cuối năm 2014 và đặt mục tiêu hoàn tất quá trình nâng cấp trước năm 2025.
Lỗi động cơ khiến đội tàu chiến Anh tê liệt khi ra vùng biển ấm Hải quân Nga bị nghi bám đuổi tàu ngầm Anh ngoài khơi Syria Tàu ngầm Anh phóng nhầm tên lửa hạt nhân về phía Mỹ
Châu Âu ngày càng "không ngần ngại" với Trung Quốc ở Biển Đông Với lập trưởng cứng rắn và hành động cụ thể, Pháp, Anh và Đức cho thấy đã đến lúc châu Âu cần tham gia tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Đã đến lúc hành động cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông Các nước châu Âu đang cân nhắc...