Ảnh khiến cả thế giới kinh ngạc về vũ trụ
Khoảnh khắc phóng tàu vũ trụ SpaceX, nhật thực và bắc cực quang lọt top ảnh ấn tượng nhất năm 2024 của Reuters về đề tài vũ trụ.
Người dân hướng mắt xem nhật thực một phần tại Edge Hudson Yards – đài quan sát ngoài trời cao nhất Tây bán cầu nằm ở tầng 100 của tòa nhà Hudson Yards ( New York, Mỹ), ngày 8/4.
Elon Musk đưa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và các nhà lập pháp tham quan phòng điều khiển trước khi phóng tên lửa SpaceX Starship thử nghiệm lần thứ 6. Hình ảnh ghi lại tại Brownsville, Texas, Mỹ ngày 19/11.
Tinh vân Con Cua cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng. Hình ảnh được ghi lại bởi Kính viễn vọng James Webb vào ngày 3/6. Ở trung tâm tinh vân là một ngôi sao neutron – một ngôi sao siêu đặc được tạo ra bởi siêu tân tinh.
NGC 1333, một vùng hình thành sao trong chòm sao Perseus. Hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng James Webb vào ngày 27/8.
Matthew Dominick, Michael Barratt và Jeanette Epps – các phi hành gia SpaceX Crew-8 của NASA – cùng phi hành gia Alexander Grebenkin của Roscosmos phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế trên tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ ngày 3/3.
Phi hành gia NASA Tracy Dyson tạm biệt người thân khi trên xe buýt rời đi nhằm chuẩn bị cho đợt phóng tàu thám hiểm đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) tại Sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Hình ảnh ghi lại ngày 23/3.
Video đang HOT
Bắc cực quang chiếu sáng bầu trời trong trận mưa sao băng Perseid hàng năm gần làng Borodinka ở vùng Omsk, Nga ngày 13/8.
Thiên hà xoắn ốc có thanh chắn NGC 6872, còn được gọi là Thiên hà Peacock, được nhìn thấy đang tương tác với một thiên hà nhỏ hơn ở phía trên bên trái trong hình ảnh do Chandra chụp vào ngày 22/7. Thiên hà nhỏ hơn có khả năng đã hút khí từ NGC 6872 để cung cấp cho lỗ đen siêu lớn ở trung tâm.
Tinh vân Little Dumbbell, còn được gọi là Messier 76 hoặc M76, nằm cách xa Trái Đất 3.400 năm ánh sáng trong chòm sao quanh cực bắc Perseus. Hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng Hubble vào ngày 23/4.
Nhật thực được nhìn thấy từ Las Horquetas, Santa Cruz, Argentina ngày 2/10.
Tên lửa đẩy Super Heavy của SpaceX hạ cánh trong chuyến bay thử nghiệm thứ 5 của SpaceX Starship tại Boca Chica, Texas, Mỹ ngày 13/10.
Tên lửa Vulcan thế hệ tiếp theo của liên doanh Boeing-Lockheed United Launch Alliance được phóng lần thứ hai trong chuyến bay thử nghiệm chứng nhận từ Trạm Không gian Cape Canaveral ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ ngày 4/10.
Một góc nhìn cho thấy sao chổi C/2023 A3 – Tsuchinshan-ATLAS, các thiên thạch và vệ tinh trên bầu trời đêm phía trên một đài tưởng niệm ở Didgori, Georgia, Mỹ ngày 30/10.
Axiom Mission 3 phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế với các thành viên phi hành đoàn gồm Chỉ huy Michael Lopez-Alegria của Mỹ/Tây Ban Nha, Phi công Walter Villadei của Italy, Chuyên gia sứ mệnh Alper Gezeravci của Thổ Nhĩ Kỳ và phi hành gia dự án ESA Marcus Wandt của Thụy Điển. Hình ảnh ghi lại tại Cape Canaveral, Florida, Mỹ ngày 18/1.
Thiên hà xoắn ốc NGC 2835 nằm cách Trái Đất 35 triệu năm ánh sáng. Hình ảnh chụp từ kính viễn vọng không gian James Webb.
Một chiếc máy bay bay qua nhật thực toàn phần. Hình ảnh được ghi lại tại Sân vận động Tưởng niệm ở Bloomington, Indiana, Mỹ ngày 8/4
Tên lửa Long March-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-19 cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền để thực hiện sứ mệnh có người lái tới trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Hình ảnh ghi lại gần Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 30/10.
Một cậu bé xây lâu đài cát trên bãi biển khi tàu vũ trụ Starship thế hệ tiếp theo của SpaceX, trên đỉnh tên lửa Super Heavy, đang chuẩn bị cho lần phóng thứ 3 từ bệ phóng Boca Chica của công ty trong chuyến bay thử nghiệm không người lái. Hình ảnh ghi lại gần Brownsville, Texas, Mỹ ngày 13/3
Thiên hà xoắn ốc NGC 1512, nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng, trong hình ảnh từ kính viễn vọng không gian James Webb.
Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi chi 7.600 tỷ đồng xây siêu cỗ máy lớn nhất hành tinh để bắt 'hạt ma", nằm sâu 700m dưới lòng đất, chứa 45.000 ống đèn đặc biệt
Cỗ máy bao gồm một quả cầu khổng lồ có thể phát hiện được thứ mà cả thế giới đang quan tâm ngiên cứu.
Sau hơn 9 năm xây dựng, phần thân chính của đài quan sát Jiangmen Underground Neutrino Observatory (JUNO) đã hoàn thành vào ngày 20/11. Cỗ máy trị giá 300 triệu USD (khoảng 7.626 tỷ VNĐ) này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm sau.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Đài quan sát này nằm ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Dưới lớp đá granit của một ngọn đồi, cỗ máy bao gồm một quả cầu trong suốt lớn nhất thế giới nằm sâu 700 mét dưới lòng đất. Nhiệm vụ của nó là thu thập neutrino, hay còn được gọi là "hạt ma" (ghost particles), từ đó khám phá bí mật từ những thứ vô cùng nhỏ bé đến vô cùng lớn trong vũ trụ.
Neutrino không mang điện tích và khối lượng gần như bằng 0. Vì thế chúng gần như không tương tác với các loại vật chất khác. Đúng như biệt danh ma quái, neutrino bay xuyên qua vật chất thông thường với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Vì thế để "bắt" neutrino, các nhà vật lý Trung Quốc đã dày công ngiên cứu và cho xây dựng cỗ máy ròng rã nhiều năm trời.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
Một bể hình trụ 44 mét trong lòng đất là nơi đặt JUNO. Quả cầu có lớp vỏ lưới thép không gỉ đường kính 41 mét, bên trong là một quả cầu acrylic đường kính 35,4 mét, chất lỏng phát quang nặng 20.000 tấn được sử dụng để phát hiện neutrino, 45.000 ống đèn nhân quang điện và một số thành phần khác.
Ảnh: CMG
Sau khi lớp vỏ lưới và quả cầu thủy tinh được lắp ráp lại với nhau, việc lắp đặt các ống nhân quang điện đã hoàn thiện vào chiều 20/11. Sau khi hoàn thành, nơi này sẽ trở thành một trong những trung tâm chính cho ngiên cứu neutrino quốc tế.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Khi neutrino đi qua máy dò, một phần rất nhỏ trong số chúng sẽ tương tác với chất lỏng phát quang, tạo ra ánh sáng có thể nhìn thấy bằng các ống nhân quang điện xung quanh.
Trong quá trình xây dựng, nhóm ngiên cứu đã vượt qua một số thách thức kỹ thuật, chẳng hạn như phát triển các ống nhân quang có hiệu suất phát hiện photon cao nhất trên toàn cầu. Họ cũng đã phát triển một hệ thống tinh chế có độ tinh khiết cao, độ kín cao và hiệu suất cao cho chất lỏng phát quang.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Sau khi hoàn thành, JUNO sẽ bắt kịp với cỗ máy Super-Kamiokande của Nhật Bản và Deep Underground Neutrino Experiment của Mỹ, củng cố vị thế hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực ngiên cứu neutrino.
Tại sao các nhà thiên văn học nghĩ rằng ngay cả khi bạn di chuyển với tốc độ ánh sáng, bạn cũng không thể đến rìa của vũ trụ? Vũ trụ bao la với những bí ẩn vượt ngoài tầm hiểu biết của con người, từ hệ Mặt Trời rộng lớn đến các thiên hà xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Dù tốc độ ánh sáng được xem là nhanh nhất, nhưng trước sự giãn nở không ngừng của vũ trụ, hành trình khám phá dường như vẫn là giấc mơ...