Anh khẳng định hợp tác với EU về vaccine
Liên minh châu Âu (EU) không hề có ý muốn ngăn cản các nhà cung cấp thực hiện các hợp đồng chuyển vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tới Anh.
Vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm và chế phẩm sinh học đa quốc gia AstraZeneca phối hợp với Trường đại học Oxford của Anh phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là khẳng định của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đưa ra ngày 30/1 sau khi có “cuộc đối thoại mang tính xây dựng” với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis.
Theo phóng viên TTXVN tại London, trong một phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter, ông Raab khẳng định chỉ có thể đánh bại được đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế. Trước đó, EU từng tuyên bố có kế hoạch kiểm soát các hoạt động xuất khẩu vaccine.
Cùng ngày, Bộ trưởng phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine của Anh Nadhim Zahawi cũng khẳng định nước này đang hợp tác với EU.
Ngày 29/1 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã công bố biện pháp nhằm tiến tới giám sát và trong một số trường hợp có thể cấm xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 tại các nhà máy sản xuất đặt tại các nước thành viên EU, trong bối c ảnh căng thẳng giữa khối này và hãng dược phẩm AstraZeneca gia tăng liên quan đến vấn đề giao nhận vaccine. Động thái này của EC đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và có nguy cơ châm ngòi mâu thuẫn với Anh, vài tuần sau khi Anh chính thức hoàn tất việc rút khỏi EU.
Video đang HOT
Biện pháp của EU chỉ có hiệu lực với các nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 nằm trong các hợp đồng mua bán vaccine đã ký giữa các hãng dược phẩm và EC. Theo đó, các nhà máy thuộc diện này hoạt động trên lãnh thổ các nước thành viên EU sẽ phải xin cấp phép xuất khẩu vaccine cho các nước ngoài khối, đồng thời cung cấp kế hoạch xuất khẩu trước 3 tháng.
Căng thẳng giữa EU và AstraZeneca phát sinh sau khi hãng dược phẩm này tuyên bố cắt giảm 60% số lượng vaccine cung cấp cho EU trong quý đầu năm 2021 do vấn đề trong khâu sản xuất. Giới chức EU đề nghị AstraZeneca chuyển một phần trong số vaccine sản xuất tại Anh sang cho EU. Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành AstraZeneca, Pascal Soriot cho biết các thỏa thuận hợp đồng với Anh không cho phép công ty làm việc này.
Cùng ngày, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết Tunisia đã trở thành quốc gia quốc gia thứ 3 ở châu Phi phê chuẩn việc lưu hành vaccine ngừa COVID-19 của Nga là Sputnik V.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Viện Pasteur ở Tunisia (IPT) Hechmi Louzir thông báo lô 93.000 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Pfizer/BioNTech sẽ được bàn giao cho nước này vào giữa tháng 2 tới, trong khi 500.000 liều vaccine khác của Oxford/AstraZeneca sẽ được cung cấp vào cuối tháng tới. Theo ông Louzir, các lô vaccine này là một phần trong sáng kiến Cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.
* Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, cũng trong ngày 30/1, phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Iran Kianoush Jahanpour đã thông báo về việc phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga. Cùng lúc, người phát ngôn lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Iran, ông Hojjat Niki Maleki, cũng cho biết một loại vaccine do nước này tự phát triển có thể kháng được biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh. Trong khi đó,
Trong phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter, ông Maleki nêu rõ: “Tiến sĩ Hassan Jalili, thành viên nhóm phát triển vaccine cho biết, phân tử palasma trong máu của những tình nguyện viên đầu tiên được tiêm vaccine Covo của Iran trong quá trình thử nghiệm lâm sàng có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh”.
AstraZeneca công bố vắcxin COVID-19 có thể hiệu quả tới 90%
Hãng AstraZeneca của Anh cho biết vắcxin COVID-19 của họ có thể đạt hiệu quả khoảng 90% mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Nhân viên phòng thí nghiệm vắcxin COVID-19 ở Oxford, Anh - Ảnh: PA
Theo dữ liệu từ các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil, vắcxin của AstraZeneca - do Đại học Oxford, Anh phát triển có thể đạt hiệu quả lên tới 90%.
Vắcxin vừa công bố của ĐH Oxford và AstraZeneca có hiệu quả trong việc phòng bệnh ở các nhóm tuổi khác nhau, bao gồm cả người cao tuổi.
Thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy hiệu quả trung bình của vắcxin là 70%, nhưng đây là kết quả của hai chế độ dùng vắcxin khác nhau, một chế độ đạt 90% và còn lại đạt 62%.
Chế độ có hiệu quả 90% bao gồm dùng trước nửa liều và sau đó dùng một liều đầy đủ, cách nhau ít nhất một tháng, theo hãng tin Reuters. Hiệu quả giảm xuống còn 62% khi tiêm 2 liều đầy đủ cách nhau 1 tháng.
Không có phản ứng xấu nghiêm trọng nào cho tới hiện tại và vắcxin dung nạp tốt trên người ở cả 2 chế độ dùng.
Mặc dù hiệu quả có phần thấp hơn so với vắcxin của Pfizer và Moderna đang phát triển ở Mỹ, nhưng Peter Horby, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Oxford, nói vắcxin của họ có lợi thế hơn ở chỗ chúng "có thể được bảo quản trong tủ lạnh, thay vì tủ đông như hai loại vắcxin kia".
Vắcxin của Pfizer - BioNTech cần được bảo quản lạnh ở -70 độ C, đồng nghĩa với việc vắcxin của ĐH Oxford và AstraZeneca là giải pháp thiết thực hơn để sử dụng trên toàn cầu.
Vắcxin của AstraZeneca sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh để chỉ thị cho các tế bào chống lại virus mục tiêu. Cơ chế này khác với công nghệ RNA thông tin (mRNA) do Pfizer - BioNTech và Moderna triển khai trên vắcxin của họ.
Hãng chế vaccine Sputnik V của Nga ký biên bản hợp tác với Astrazeneca Trung tâm nghiên cứu Gamaleya (Nga), hãng dược AstraZenecca (liên danh Anh-Thụy Điển) cùng với Quỹ đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và công ty dược R-Pharm ngày 21/12 đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác vaccine trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Vaccine Spuntnik-V do Nga nghiên cứu, phát triển. Ảnh: RIA Novosti Lễ ký kết được thực hiện dưới hình...