Anh kêu gọi trục xuất lao động Triều Tiên khỏi EU
Anh hôm nay ủng hộ việc trục xuất các lao động người Triều Tiên khỏi Liên minh châu Âu, đáp trả Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters.
“Tại nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), công nhân Triều Tiên chuyển tiền lương về nước”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hôm nay nói khi tới thăm binh sĩ Anh tại một căn cứ NATO ở Estonia. “Có thể áp đặt nhiều cách trừng phạt. Có thể đưa họ về nước và có nhiều biện pháp hỗ trợ điều này”.
Johnson cho biết ông ủng hộ việc trục xuất các lao động Triều Tiên về nước.
Lao động Triều Tiên tại nước ngoài, chủ yếu ở Trung Quốc và Nga, được cho là một nguồn tiền chính của Bình Nhưỡng. Các nhà ngoại giao EU ước tính có khoảng 300 lao động Triều Tiên làm việc tại liên minh, hầu hết ở Ba Lan.
Video đang HOT
Con số này không lớn nhưng Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel ngày 7/9 cho rằng cần phải hành động “bởi số tiền họ kiếm được tại EU chỉ có một mục đích là phục vụ chương trình hạt nhân Triều Tiên”.
Các bộ trưởng EU còn nhất trí tìm cách theo dõi xem Triều Tiên tiếp nhận công nghệ giúp nước này phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân từ đâu.
Mỹ đang thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên vì nước này thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9. Dự thảo kêu gọi cấm vận dầu mỏ với Triều Tiên, cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng may mặc, cấm thuê lao động Triều Tiên, cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy nhiên, những nỗ lực tăng cường trừng phạt Triều Tiên của Mỹ có thể vấp phải sự phản đối từ Nga và Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng.
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công kích ngoại trưởng Đức
Ông Erdogan lên án người đứng đầu bộ ngoại giao Đức, tiếp tục kêu gọi kiều dân không bỏ phiếu cho liên minh cầm quyền nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục kêu gọi người Turk không bỏ phiếu cho liên minh cầm quyền Đức hiện nay. Ảnh: AFP.
"Ông ta không biết giới hạn, ông là ai mà nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ? Hãy biết giới hạn. Ông ta đang cố lên lớp chúng ta. Ông làm chính trị bao lâu rồi? Ông bao nhiêu tuổi rồi", AFP dẫn lại lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 18/8, nhắc đến Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.
Tuyên bố này được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau khi ôngGabriel cho rằng ông Erdogan đã có "hành động can thiệp chưa từng có", khi kêu gọi kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức không bỏ phiếu cho liên minh cầm quyền ở nước này.
Tổng thống Erdogan trước đó kêu gọi người Turk ở Đức không bỏ phiếu cho Liên minh Dân chủ Cơ đốc (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đảng Dân chủ Xã hội (SDP) của Ngoại trưởng Sigmar Gabriel, hay đảng Xanh. Ông gọi đây là "ba đảng đối địch với Ankara". Cuộc bầu cử Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9.
"Hãy dạy họ một bài học trong bầu cử. Họ đã phát động chiến dịch chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Hãy bầu cho những ai không hướng sự thù địch tới Ankara", ông Erdogan lặp lai lời kêu gọi khi phát biểu trước những người ủng hộ ở tỉnh tây nam Denizli hôm qua. Ông khẳng định việc Đức có mở cửa với Thổ Nhĩ Kỳ hay không không quan trọng, "chúng ta đã có đủ những cánh cửa".
Các nhà phân tích cho biết có khoảng 1,2 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử với tư cách công dân Đức.
Căng thẳng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức kéo dài nhiều tháng nay do Berlin và các nước châu Âu quan ngại về các động thái trấn áp của Ankara sau cuộc đảo chính quân sự bất thành năm ngoái.
Khánh Lynh
Theo VNE
"Gáo nước lạnh" dập tắt ngọn lửa nhen nhóm trong quan hệ Nga-Mỹ Những kỳ vọng vào một chương mới khởi sắc hơn trong quan hệ song phương Mỹ-Nga có lẽ đã tan biến sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành "Luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ" (H.R-3364), gồm cả Nga, vốn được lưỡng viện Quốc hội nước này thông qua trước đó với đa số phiếu gần như tuyệt đối....