Ảnh hưởng từ khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát trên đầm Thị Nại
Khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát đã bị nghiêm cấm trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại Bình Định.
Tuy nhiên, gần đây, tình trạng này diễn ra rầm rộ trên đầm Thị Nại, huyện Tuy Phước, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Một máy bơm hút cát dùng để khai thác phễnh trên đầm Thị Nại ( Tuy Phước, Bình Định).
Tại khu vực đầm Thị Nại, phóng viên chứng kiến gần 30 chiếc thuyền lắp công cụ khai thác là máy bơm hút cát có công suất khoảng 20 CV. Các máy bơm được nối với hệ thống ống hút, đầu ống gắn với thiết bị cày xới di chuyển, sục tung nền đáy để hút hết hỗn hợp nước, bùn, cát và các loại thủy sản đang sinh sống, ẩn nấp ở lớp dưới bề mặt đáy như nghêu, sò, ốc, hến, vẹm… Ống thoát nước sau đó được đưa qua lưới lọc để thu lại các loài thủy sản.
Theo ông N.X.N, một người dân tại xã Phước Thuận, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp trên gây xáo trộn nền đáy và phá hủy thảm thực vật đầm Thị Nại; gây xáo trộn nguồn nước, phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật khác. Việc bơm hút tạo ra những đụn cát lớn và những hầm hố trên đầm, dẫn đến việc thay đổi dòng chảy, thuyền bè đi lại thường hay bị mắc cạn.
Video đang HOT
Người dân địa phương lo lắng phương pháp khai thác thủy sản này có thể tạo nên những hố sâu, gây tai nạn đáng tiếc khi lội bộ qua sông. Bên cạnh đó, việc khai thác với số lượng nhiều máy bơm hút cát tại cùng một khu vực còn khiến cho mặt nước dậy sóng bất thường, gây khó khăn cho các phương tiện tàu thuyền qua lại.
Hiện đang là mùa sinh sôi, phát triển của loài phễnh (một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ) nên việc khai thác bằng máy bơm hút cát trên đầm Thị Nại càng diễn ra rầm rộ. Mỗi ngày có từ 20-30 thuyền khai thác tại khu vực đầm Thị Nại thuộc địa phận các thôn Diêm Vân, Quảng Vân và Bình Thái (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước). Một người dân địa phương cho biết, trước đây, việc khai thác phễnh chủ yếu theo phương pháp thủ công đơn giản với các vật dụng như vá đào, rổ hoặc giỏ xách, sản lượng không nhiều. Từ năm 2011, người dân chuyển sang khai thác bằng máy bơm hút cát.
Nhiều thuyền đánh cá khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát tại đầm Thị Nại (Tuy Phước, Bình Định).
Theo thống kê từ Chi cục Thủy sản Bình Định, đầu năm 2011, số hộ hành nghề khai thác phễnh nói riêng và các loài thủy sản nói chung bằng máy bơm hút cát có khoảng 14 hộ, khởi phát đầu tiên ở thôn Diêm Vân (xã Phước Thuận). Đến nay, tại xã Phước Thuận, trên 100 hộ dân hành nghề bằng phương pháp này và lan ra cả xã Phước Sơn.
Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện xiết máy và hút phễnh bằng máy bơm hút cát đều bị nghiêm cấm trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản. Những hoạt động khai thác này đã tồn tại từ lâu. Chi cục Thủy sản liên tục phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng vận động, tuyên truyền người dân về tác hại của việc khai thác thủy sản không đúng quy định, đồng thời tiến hành xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Bình Định tiếp tục phối hợp với UBND huyện Tuy Phước và xã Phước Thuận tuần tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến việc đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, trong đó có hoạt động khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái đầm Thị Nại.
Kiên Giang rà soát lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, tỉnh hiện còn 295 tàu cá không khả năng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thuộc diện xoá đăng ký, loại trừ như: phương tiện nằm bờ ngừng hoạt động, hư hỏng, chìm, cháy, nước ngoài bắt giữ, ngân hàng quản lý...
Tàu đánh bắt hải sản trên vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Tuy nhiên, ngành chức năng tập trung kiểm tra, rà soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đối với số tàu này và toàn bộ đoàn tàu thuộc diện phải lắp đặt thiết bị, nhằm đảm bảo theo dõi, giám sát, kiểm soát được 100% tàu cá hoạt động trên biển.
Cùng với đó, tỉnh tập hoàn thành đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng, các cửa sông, cửa biển và tăng cường xử lý tàu vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá.
Qua theo dõi hệ thống giám sát hàng ngày, ngành chức năng phát hiện thực hiện cuộc gọi đối với tàu cá vượt ranh giới trên biển quay về vùng biển Việt Nam, không sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Đồng thời, phát hành văn bản cảnh báo đối với tàu vượt ranh giới trên biển, tàu cá mất kết nối với hệ thống giám sát và cung cấp thông tin đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xác minh nhóm tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Mặc dù vậy, trên ngư trường vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng chủ tàu cá, thuyền trưởng khi đưa tàu ra khơi khai thác đánh bắt tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác. Hoặc, gửi trên các bè nuôi cá lồng trên biển của ngư dân, hay gửi vào bờ làm cho thiết bị giám sát hành trình tàu cá mất kết nối với hệ thống hoặc có kết nối nhưng ở cùng một vị trí trong thời gian dài. Từ đó, ngành chức năng không thể theo dõi, giám sát, kiểm soát được 100% tàu cá hoạt động trên biển.
Tỉnh Kiên Giang vẫn kiên quyết thực hiện các giải pháp trọng tâm để ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra tình trạng tàu cá ngư dân vi phạm IUU, làm ảnh hưởng đến kết quả chống IUU chung của tỉnh và cả nước.
Cụ thể, tỉnh tập trung rà soát, khoanh vùng, lập danh sách các đối tượng, nghề khai thác, địa bàn trọng điểm tại địa phương... đã vi phạm và có nguy cơ cao vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài để tăng cường theo dõi, nắm tình hình chặt chẽ, triển khai đồng bộ giải pháp ngăn chặn, xử lý.
Ngành chức năng phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng ngư dân và các thành phần có liên quan không thực hiện hành vi vi phạm; đề cao tinh thần ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân cố tình đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Đến thời điểm này, tỉnh cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 9/2021 đến nay, không có trường hợp tàu cá nào vi phạm IUU khi kiểm tra tại các cảng cá, bến cá; số tàu cá vi phạm về các thủ tục hành chính khi ra vào các trạm kiểm soát Biên phòng giảm đáng kể so với trước đây.
Từ đầu năm 2022 đến nay, sản lượng khai thác thủy sản trên ngư trường của Kiên Giang giảm 6,78% so với cùng kỳ, chỉ đạt 35,6% kế hoạch, tương đương 173.776 tấn.
Tỉnh đã quy định phân vùng khai thác đánh bắt gồm ven bờ, lộng và khơi; đồng thời quy định vùng cấm khai thác quanh năm nhằm khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên ngư trường; phân cấp vùng ven bờ cho huyện, thành phố ven biển quản lý.
Thay thế Nghị định 67 - Bài cuối: Thêm chính sách hiệu quả Hỗ trợ ngư dân bám biển, phát huy hiệu quả các tàu cá khai thác xa bờ, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, những tổn thất rủi ro cho ngư dân và các ngân hàng cho vay, đảm bảo hiệu quả các chính sách ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị...