Ảnh hưởng trực tiếp từ Covid 19, Ocean Group (OGC) báo lãi quý 3 giảm 65% so với cùng kỳ
Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, OGC ghi nhận doanh thu thuần giảm 1 nửa xuống mức 496,5 tỷ đồng, tuy nhiên lãi sau thuế vẫn cao gấp 3 lần cùng kỳ 2019, ghi nhận hơn 156 tỷ đồng và đã hoàn thành 76% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
CTCP Tập đoàn Đại Dương (mã: OGC) đã công bố BCTC quý 3/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh so với cùng kỳ.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 233,3 tỷ đồng giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân doanh thu giảm sút chủ yếu là tình hình dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng trực tiếp tới các công ty trong Tập đoàn kinh doanh về lĩnh vực khách sạn, du lịch và thực phẩm. Ngoài ra trong kỳ, công ty con của OGC là Công ty OCH đã thoái hoàn toàn vốn tại CTC Khách sạn Suối Mơ và 1 phần vốn tại CTCP Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư nên không hợp nhất kết quả kinh doanh như cùng kỳ năm trước.
Do những thay đổi tương ứng với việc giảm doanh thu, chi phí giá vốn cũng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước, kquả lợi nhuận gộp đạt 120,2 tỷ đồng, giảm 60% cùng kỳ 2019.
Đáng chú ý doanh thu tài chính trong kỳ tăng 22% lên mức 5,5 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính lại giảm sâu 83% từ 43,6 tỷ đồng trong quý 3/2019 xuống còn 7,2 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quý 3/2019 ghi nhận lãi khoản vay tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam của CTCP Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư – Công ty con của CTCP OCH trong khi năm 2020 không ghi nhận do CTCP Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư không còn là công ty con của OCH. Ngoài ra do tình hình dịch bệnh Covid 19, mặt bằng lãi suất cho vay năm 2020 cũng được điều chỉnh giảm để hỗ trợ doanh nghiệp.
Video đang HOT
Chi phí bán hàng giảm sâu 59% và chi phí QLDN giảm 23% so với cùng kỳ 2019, lần lượt ghi nhận 44,2 tỷ và 31,3 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản chi phí thuế, OGC ghi nhận 28,5 tỷ đồng LNST, giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, OGC ghi nhận 496,5 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 1 nửa so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính tăng cao gấp 8 lần lên mức 277,5 tỷ đồng chủ yếu do trong quý 1/2020 công ty OCH thoái vốn tại 2 đơn vị âm vốn chủ sở hữu. Việc thoái vốn này giúp Tập đoàn ghi nhận trong kỳ 1 khoản lợi nhuận tương ứng với các khoản lỗ đã ghi nhận trước đây. Nhờ vậy mặc dù các khoản chi phí phát sinh trong kỳ khá cao, song OGC vẫn ghi nhận lãi sau thuế 9 tháng đầu năm hơn 156 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ.
Năm 2020 OGC đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.008,6 tỷ đồng, LNST dự kiến đạt 206,6 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, OGC mới hoàn thành được 49% mục tiêu về doanh thu nhưng đã hoàn thành gần 76% mục tiêu về lợi nhuận.
Trên thị trường cổ phiếu OGC hiện đang giao dịch quanh vùng giá cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/10, OGC chốt phiên tai mức 7.120 đồng/cp, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2020.
Nợ xấu của ngân hàng MSB tăng đến 38% dù lợi nhuận 9 tháng vượt 16% kế hoạch
Dự phòng rủi ro tín dụng quý 3 của MSB giảm trong khi nguồn thu chính tăng mạnh 52% nên lợi nhuận sau thuế của MSB cũng tăng 38%.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với gần 1,310 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 52% so cùng kỳ.
Các khoản thu nhập ngoài lãi lại cho kết quả tăng trưởng không đồng nhất. Trong khi lãi thuần từ dịch vụ tăng 6% và lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 2.6 lần cùng kỳ thì lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 97% và lãi từ hoạt động khác giảm 63%.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong kỳ chỉ tăng 3% lên 699 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm 23% về 392 tỷ đồng.
Do đó lãi trước và sau thuế quý 3 của MSB lần lượt đạt gần 692 tỷ đồng và hơn 553 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 38% so cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của MSB tăng đến 57% và 53% so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 1,666 tỷ đồng và gần 1,328 tỷ đồng.
Như vậy, trong 9 tháng, MSB đã vượt 16% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm (1,439 tỷ đồng).
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của MSB tăng 6% so với đầu năm, đạt hơn 166,489 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm đến 39% (1,511 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN giảm 30% (2,860 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 15% (73,430 tỷ đồng).
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm lên 1.703 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MSB tăng từ mức 2.04% hồi đầu năm lên mức 2.32%.
MSB: 9 tháng đầu năm vượt mục tiêu kế hoạch, tổng nợ xấu tăng 31% Tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2.4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2.1 lần) tăng mạnh nhất. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mới đây đã công bố BCTC quý 3/2020. Kết thúc quý III/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 166.500 tỷ...