Ảnh hưởng ở Trung Á bị lu mờ, Nga “bằng mặt nhưng không bằng lòng” với Trung Quốc?
Bất chấp những tuyên bố công khai đầy thân thiện, việc nối lại tình hữu nghị Nga – Trung có lẽ không thể che giấu hoàn toàn sự bất mãn đang xuất hiện trong giới tinh hoa Nga.
Bằng mặt nhưng không bằng lòng
Hiện nay, sự thù địch giữa 2 quốc gia này dường như vẫn là một khả năng xa vời, đặc biệt sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai khen ngợi Bắc Kinh tại hội nghị Tuần lễ Năng lượng Nga gần đây. Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố công khai đầy thân thiện, việc nối lại tình hữu nghị Nga – Trung có lẽ không thể che giấu hoàn toàn sự bất mãn đang xuất hiện trong giới tinh hoa Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Văn phòng Thông tin và Báo chí của Tổng thống Nga).
Bài báo gần đây nhất của giáo sư Alexander Lukin trên Washington Quarterly đã lưu ý đến sự thay đổi này. Quay lại năm 2018, cuốn sách: “Trung Quốc và Nga: Lập lại tình hữu nghị mới” (China and Russia: The New Rapprochement) của ông Lukin đã thảo luận về triển vọng của sự hợp tác Nga – Trung. Tuy nhiên, hiện nay, ông Lukin thẳng thắn thừa nhận rằng, “bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đều ít có khả năng ngăn chặn sự cải thiện quan hệ Nga Trung hơn là bản thân những mối lo ngại của Nga về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc”. Học giả này đánh giá, “đỉnh cao của tình hữu nghị Nga – Trung có lẽ đã trôi qua”.
Ông Lukin là người từng nhận được huy chương từ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về “Đóng góp nổi bật cho sự phát triển quan hệ Nga – Trung”, cũng như huân chương từ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vào lễ kỷ niệm thứ 10 về vai trò của ông trong sự thành lập và phát triển của tổ chức này.
Video đang HOT
Quan điểm của chuyên gia này có lẽ phần nào đại diện cho sự dịch chuyển nhất định trong quan điểm của giới tinh hoa Nga, những người không công khai lên tiếng về mối lo ngại của mình do sự cần thiết của việc duy trì quan hệ Nga – Trung thân thiện trên bề mặt. Nếu nhận định của ông Lukin là đúng thì giới tinh hoa Nga thực sự đang lo ngại về Trung Quốc. Trong khi có nhiều nhân tố tác động đến mối quan hệ này thì một trong những nhân tố đáng lo ngại nhất với Nga là ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Trung Á.
Nga trở nên lu mờ trước Trung Quốc ở Trung Á?
Thương mại và đầu tư của Nga ở Trung Á đã lu mờ so với Trung Quốc. Quyền lực ngày càng tăng của Bắc Kinh gần đây ở khu vực đã làm giảm bớt vai trò của các tổ chức quân sự và kinh tế của Moscow, vốn được thành lập để tái thiết khu vực này.
Về mặt kinh tế, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đã lấn át Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) do Nga dẫn đầu. Bất chấp thỏa thuận liên kết 2 dự án này, Bắc Kinh và các nước Trung Á thích đàm phán trên cơ sở song phương hơn và điều đó đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo EAEU của Nga. Như nhà quan sát Benno Zogg từng nhận định, so với một cường quốc kinh tế như Trung Quốc, đặc biệt là quy mô các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng theo khung BRI, Nga và các dự án Á – Âu của nước này đã bị lu mờ.
Một sự kiện đáng chú ý là vào tháng 6/2020, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã không tham dự hội nghị cấp bộ trưởng trực tuyến BRI được Bắc Kinh tổ chức mà chỉ cử đại diện dự sự kiện này. Đây là lần đầu tiên Nga cử một đại diện ở cấp thấp hơn như vậy tới hội nghị BRI khi mà trước đó, thậm chí đích thân Tổng thống Putin đã tham dự 2 Hội nghị Thượng đỉnh BRI. Sự vắng mặt của Ngoại trưởng Lavrov có thể được lấy lý do là tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19 nhưng có lẽ điều đó cũng ám chỉ phần nào sự không hài lòng của Moscow với Bắc Kinh.
Quan trọng hơn, nhận định thường thấy rằng Moscow có vai trò chủ yếu cho an ninh ở Trung Á, đã thay đổi. Hiện nay, Bắc Kinh không chỉ cung cấp các vũ khí và huấn luyện quân sự cho các nước Trung Á mà còn cử quân đội đến đây. Căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng ở Tajikistan được tuyên bố là nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia của nước này ở Tân Cương chứ không phải làm suy yếu vai trò của Nga ở Trung Á.
Tuy nhiên, theo nhà quan sát Alexander Gabuev, cả Trung Quốc và Tajikistan đều không tham vấn Nga về việc thành lập căn cứ, mặc dù Tajikistan là một đồng minh quân sự của Nga từ năm 1992 với tư cách là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Phòng thủ (CSTO) do Nga dẫn đầu. Vai trò an ninh của Nga ở Trung Á vẫn lớn hơn Trung Quốc nhưng ưu thế đã bắt đầu suy giảm.
Trên thực tế, quyền lực mềm của Nga ở Trung Á vẫn khá phổ biến nhờ mối quan hệ lịch sử và những lợi thế về ngôn ngữ. Quan trọng hơn, trong 2 năm qua, một số hoạt động chống lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đã xuất hiện ở Trung Á. Theo Viện khảo sát Central Asian Barometer, 35% những người được hỏi ở Kyrgyzstan và 30% những người được hỏi Kazakhstan có thái độ tiêu cực về Trung Quốc cũng như các chính sách của nước này. Những nhân tố trên thực sự đã giúp duy trì ảnh hưởng của Nga ở Trung Á.
Dù vậy, ngoại giao giáo dục của Trung Quốc có lẽ sẽ thay đổi tình hình này về dài hạn. Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch giáo dục 10 năm cho các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mà theo đó, 30.000 học bổng chính phủ sẽ được trao tặng, trong khi 10.000 giáo viên và sinh viên thuộc Học viện Khổng Tử sẽ được mời tới Trung Quốc.
Hướng tiếp cận này đang có những hiệu quả nhất định. Dựa trên nghiên cứu của Julie Yu-Wen Chen và Soledad Jiménez Tovar, các sinh viên đại học ở Trung Á tin rằng Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn hơn Moscow và hầu hết những người này cho rằng, sự hiện diện của Trung Quốc ở Trung Á lợi nhiều hơn hại. Phóng viên Niva Yau đưa tin, ở Kyrgyzstan, một số trường học cung cấp những lớp học tiếng Trung miễn phí và bắt buộc từ lớp 5. Nhiều học sinh mà Yau trao đổi có quan điểm tích cực về Trung Quốc. Hiện nay, sự thay đổi này có lẽ bị bỏ qua nhưng ảnh hưởng địa chính trị có thể trở nên mạnh mẽ và sâu sắc.
Nói cách khác, giới tinh hoa Nga có lý do để lo ngại về xu hướng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á. Về ngắn hạn, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không thay đổi nhưng về dài hạn, Nga có lẽ không thể chấp nhận thực tế rằng nước này trở thành đối tác nhỏ hơn ở Trung Á.
Nếu Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành siêu cường lớn nhất thế giới trong tương lai, sự cân bằng quyền lực toàn cầu sẽ dịch chuyển sâu sắc, ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nga. Trong trường hợp này, mọi thứ đều trở nên khó đoán định. Như Dmitri Likhachev, một học giả Nga ưu tú của thế kỷ 20 nhận định, Nga là một quốc gia khó đoán trong lịch sử với truyền thống đưa ra những thay đổi bất ngờ.
Afghanistan chìm trong bóng tối vì Taliban không đóng tiền điện
Thủ đô Kabul và một số tỉnh thành khác của Afghanistan rơi vào cảnh mất điện diện rộng những ngày gần đây khi chính quyền Taliban không thể thanh toán tiền điện vì cạn kiệt tài chính.
Kabul và nhiều tỉnh của Afghanistan mất điện diện rộng do chưa thanh toán nợ cho các nhà cung cấp điện (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Sputnik đưa tin, những ngày gần đây, thủ đô Kabul và một số tỉnh của Afghanistan tiếp tục mất điện. Truyền thông địa phương nói rằng, nguồn cung điện cho Afghanistan từ nước láng giềng Uzbekistan bị gián đoạn do "các vấn đề kỹ thuật".
Theo cơ quan năng lượng nhà nước Afghanistan (DABS), hiện tại, chỉ khoảng một phần ba quốc gia Trung Á này có thể tiếp cận với điện.
Afghanistan nhập khẩu khoảng 80% để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ở các quốc gia láng giềng như Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan. Các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng do hạn hán cùng với việc mạng lưới quốc gia chưa thể đáp ứng nhu cầu đầy đủ là hai trong nhiều nguyên nhân khiến Afghanistan phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước Trung Á khác.
Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan từ giữa tháng 8 năm nay và cũng đồng thời tiếp quản công ty điện quốc gia và khoản nợ của nó. Tuy nhiên, chính quyền Taliban không thể thanh toán nợ cho các nhà cung cấp do thiếu ngân sách, cạn kiệt tiền mặt cũng như chưa có cơ chế về việc thu tiền từ khách hàng.
DABS hiện có kế hoạch bán bớt tài sản để trả khoản nợ gần 62 triệu USD cho các nhà cung cấp điện ở Trung Á. Safiullah Ahmadzai, quyền giám đốc điều hành DABS, cho biết công ty này sẽ nỗ lực để thực hiện việc trả nợ. "Chúng tôi đang thuyết phục họ (các nhà cung cấp) không cắt điện và cam kết chúng ta sẽ trả nợ họ", ông Safiullah Ahmadzai cho hay.
Trước đó, cựu giám đốc DABS Daud Noorzai, cho biết Kabul có thể bị cắt điện hoàn toàn vào mùa đông nếu như chính quyền Taliban không trả được nợ. "Các địa phương sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là thủ đô Kabul. Sẽ xảy ra tình trạng mất điện diện rộng đưa Afghanistan trở lại thời kỳ đen tối, không điện, không viễn thông. Đây sẽ là một tình huống thực sự nguy hiểm", ông Noorzai nói.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngân hàng Trung ương Afghanistan đã cắt giảm phần lớn dự trữ tiền mặt bằng USD trong vài tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước. "Dự trữ ngoại hối trong các kho bạc của ngân hàng trung ương ở Kabul đã cạn kiệt. Cơ quan này không thể đáp ứng nhu cầu về tiền mặt", Reuters dẫn nguồn báo cáo bí mật của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 9 cho biết. Tình trạng thiếu hụt tiền mặt đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Afghanistan.
Thêm vào đó, việc Taliban trở lại nắm quyền khiến nhiều quốc gia tạm ngừng viện trợ cho Afghanistan. Cùng với cuộc khủng hoảng chính trị, dịch bệnh, Afghanistan còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo. Giá các mặt hàng thiết yếu như bột mì tăng chóng mặt trong khi tỷ lệ thất nghiệp ngày tăng, khiến hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói khi mùa đông đến gần.
Nga vạch "lằn ranh đỏ" cho Mỹ ở Trung Á Nga mới đây đã tuyên bố rõ ràng sẽ không chấp nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Á. Nga và Tajikistan diễn tập chung gần biên giới Afghanistan-Tajikistan hồi tháng 11/2020 (Ảnh: AFP). Phát biểu với hãng tin TASS , Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, vấn đề Afghanistan đã được đưa ra thảo...