Ảnh hưởng dịch Covid-9: Lao động Việt Nam đi xuất khẩu được hỗ trợ toàn diện
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt lao động Việt Nam đi XKLĐ và đang làm việc ở một số thị trường có dịch, chịu tác động từ dịch đã được hỗ trợ để tái nhập thị trường.
Gia hạn giấy phép, cấp tiền cho lao động
Thông tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, mới đây nhiều thị trường trọng điểm về XKLĐ của Việt Nam đã có những chính sách nhằm hỗ trợ lao động phái cử, trong đó có lao động Việt Nam.
Theo đó, lao động làm việc tại Hàn Quốc trở về Việt Nam nghỉ phép có thể được quay trở lại Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, trước khi trở lại Hàn Quốc phải đến Văn phòng HRD (Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc) ở nước phái cử để xin “Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly”. Để được cấp giấy này, người lao động trước khi nhập cảnh phải chủ động liên hệ với chủ sử dụng, người thân, đại sứ quán… để chuẩn bị địa điểm tự cách ly tại Hàn Quốc.
Do tác động dịch bệnh, nhiều lao động không thể xuất cảnh vẫn phải tiếp tục học ngoại ngữ. (Ảnh chụp tại Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội). Ảnh Nguyệt Tạ
Không riêng gì Hàn Quốc, Đài Loan cũng hỗ trợ gia hạn giấy phép làm việc cho lao động nước ngoài. Để giảm bớt lượng người xuất cảnh, từ 17/3/2020 đến 17/6/2020 người lao động nước ngoài tại Đài Loan có thể được gia hạn giấy phép làm việc từ 3-6 tháng. Lao động làm nghề như: thuyền viên tàu cá xa bờ, khán hộ công và giúp việc gia đình, lao động trong các công trình xây dựng… chưa làm thủ tục gia hạn hợp đồng thì chủ sử dụng có thể xin giấy phép tuyển dụng tiếp lao động thêm từ 3 – 6 tháng.
Video đang HOT
Nhật Bản cũng đưa ra một số chính sách hỗ trợ thực tập sinh và lao động đặc định nước ngoài để họ có thể duy trì cuộc sống và việc làm trong thời gian dịch Covid-19 như: Trợ cấp nghỉ việc, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp sinh hoạt hoặc chuyển đổi tư cách lưu trú…
Những lao động/thực tập sinh bị nghỉ việc tạm thời do doanh nghiệp tiếp nhận thu hẹp sản xuất bởi ảnh hưởng của Covid-19 sẽ được Chính phủ Nhật Bản trợ cấp nghỉ việc tạm thời với mức trợ cấp từ 6.815 Yên đến 8.330 Yên/người/ngày (khoảng từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/ngày). Khoản tiền này được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận để hỗ trợ trả lương cho lao động/thực tập sinh.
Lao động/thực tập sinh bị mất việc do doanh nghiệp tiếp nhận phá sản bởi ảnh hưởng của Covid-19 sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ Chính phủ Nhật, mức trợ cấp từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/ngày/người. Thời gian nhận trợ cấp trong khoảng từ 90 – 150 ngày tùy theo độ tuổi.
Ngoài hỗ trợ tiền, Tổng cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng cho phép lao động/thực tập sinh chuyển đổi tư cách lưu trú nếu không về nước được do lý do bất khả kháng. Họ sẽ được chuyển đổi thành “khách du lịch ngắn hạn”, thời gian lưu trú tối đa 90 ngày và không được làm việc. Lao động đặc định được chuyển đổi tư cách sang “hoạt động đặc định”, thời gian lưu trú tối đa 90 ngày và được phép làm việc.
Lao động mới chưa thể xuất cảnh
Do chính sách tạm ngừng tiếp nhận lao động mà hiện nay khá nhiều lao động của Việt Nam không thể bay dù đã trúng visa và có lịch bay. Hiện nay, Cục vẫn chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, ngoại ngữ cho lao động. Chỉ chờ khi các thị trường tiếp nhận lao động trở lại thì sẽ làm lễ xuất cảnh cho lao động luôn”.
Ông Nguyễn Gia Liêm – Phó cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước
Ông Nguyễn Gia Liêm – Phó cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết, hầu hết các thị trường XKLĐ lớn của Việt Nam đều chịu thiệt hại nghiêm trọng từ dịch Covid-19.
Theo đó, lao động đi XKLĐ ở các quốc gia có dịch tất nhiên chịu ảnh hưởng, nhưng nặng nhất vẫn là người đang ở tại Việt Nam: Nhiều người phải vay mượn tiền đi học, chờ đi XKLĐ thì nay phải tạm hoãn do dịch.
“Hiện nay, Cục vẫn chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, ngoại ngữ cho lao động. Chỉ chờ khi các thị trường tiếp nhận lao động trở lại thì sẽ làm lễ xuất cảnh cho lao động luôn” – ông Liêm nói.
Ông Nguyễn Quang Hoàng – Giám đốc Công ty XKLĐ LaCoLi cho biết, thời gian qua hoạt động XKLĐ bị tác động mạnh mẽ bởi dịch. Hoạt động xuất khẩu, tuyển chọn và đào tạo lao động đều bị tác động. Hiện nay, sau giãn cách xã hội, công ty mới túc tắc đào tạo lại lao động.
“Mặc dù vẫn duy trì các hoạt động nhưng công ty thực sự rất khó khăn, bởi nhiều lao động sau thời gian chờ đợi đã hủy kế hoạch XKLĐ, buộc công ty phải trả lại tiền dịch vụ. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì có thể công ty sẽ còn chịu thiệt hại nặng nề hơn” – ông Hoàng nói.
ASEAN và Nhật Bản cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
Ngày 11/3, tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta (Indonesia) đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 14 Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản (AJJCC) do Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại ASEAN, và ông Chiba Akira, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN, đồng chủ trì.
Đại sứ Trần Đức Bình (ngồi giữa), Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại ASEAN, đồng chủ trì cuộc họp. Ảnh: Hữu Chiến/Pv TTXVN tại ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại ASEAN, tại cuộc họp, hai bên đánh giá cao những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội giữa ASEAN và Nhật Bản. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với thương mại hai chiều năm 2018 đạt 231,7 tỷ USD. Với 21 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 của ASEAN.
Các nước ghi nhận kết quả tích cực trong thực hiện Kế hoạch sửa đổi 2017 triển khai Tuyên bố tầm nhìn ASEAN-Nhật Bản, với 71/75 dòng hành động đã được triển khai, tăng 3 dòng hành động so với năm 2019. Các nước ASEAN đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Nhật Bản dành cho ASEAN trong nhiều năm thông qua Quỹ Liên kết ASEAN-Nhật Bản (JAIF) với tổng số tiền tài trợ đạt gần 85 triệu USD tính đến ngày 31/12/2019. Hiệp định Hợp tác kỹ thuật ASEAN-Nhật Bản (TCA) ký tháng 5/2019 cũng bắt đầu được triển khai thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ngay trong năm tài khóa 2019-2020 với 1 khóa đào tạo về tăng cường năng lực an ninh mạng, và 3 khóa đào tạo dự kiến trong năm 2020 về phát triển hệ thống liên vận bền vững khu vực, quản lý cảng biển chiến lược và xử lý rác thải biển.
Nhật Bản là nước tham gia hỗ trợ tích cực cho ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế sức khỏe; thúc đẩy giao lưu hiểu biết giữa người dân hai khu vực thông qua nhiều dự án, chương trình như JENESYS, Dự án WA và Trung tâm Châu Á. Các hoạt động hợp tác, giao lưu thể thao ASEAN-Nhật Bản cũng được tăng cường thông qua sáng kiến chung Hành động ASEAN-Nhật Bản về thể thao 2019-2020. Nhật Bản cũng tích cực hợp tác, hỗ trợ ASEAN thực hiện Hiệp định ASEAN về Quản lý Thiên tai và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER), Chương trình công tác 2016-2020; dành nhiều hỗ trợ tài chính cho các chương trình của Trung tâm Điều phối ASEAN về ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo (AHA).
Về định hướng cho hợp tác, hai bên khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản, thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung của Lãnh đạo Cấp cao, trong đó có Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 45 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản (năm 2018) và Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 22 về Kết nối (năm 2019). Theo đó, ASEAN và Nhật Bản sẽ ưu tiên tăng cường hợp tác về kết nối, phát triển hạ tầng, thông qua thực hiện Đối tác Giao thông ASEAN-Nhật Bản (AJTP), đàm phán Hiệp định Dịch vụ Hàng không ASEAN-Nhật Bản, và tạo sự gắn kết giữa việc triển khai Sáng kiến của Nhật Bản về Đối tác mở rộng về hạ tầng chất lượng cao với Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025).
Đại diện các nước trong Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản (AJJCC). Ảnh: Hữu Chiến/Pv TTXVN tại ASEAN
Hai bên cũng sẽ tập trung nguồn lực cho việc thực hiện toàn diện các dòng hành động trong Kế hoạch sửa đổi 2017 thực hiện Tuyên bố tầm nhìn ASEAN-Nhật Bản và Lộ trình chiến lược về hợp tác kinh tế 10 năm, nhất là các hoạt động và dự án hỗ trợ ASEAN thực hiện thành công các mục tiêu về xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác phát triển nguồn nhân lực, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), thành phố thông minh, sáng tạo, kinh tế số và hỗ trợ thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0, năng lượng, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu... Các nước cũng nhấn mạnh cần sớm hoàn tất các thủ tục để Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản có hiệu lực, qua đó giúp gia tăng hơn nữa đầu tư và thương mại dịch vụ giữa hai bên, cũng như thúc đẩy việc ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) trong năm 2020.
Nhật Bản đánh giá cao và ủng hộ các ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, cũng như nhấn mạnh triển khai 3 định hướng phát triển quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác ASEAN-Nhật Bản về "phát triển con người", "xây dựng thể chế" và "tích lũy trí tuệ" như Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu từng nêu trong bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ngày 10/1 vừa qua, trên nền tảng vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và ưu tiên triển khai Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định cấp bổ sung 1,045 tỷ Yen (tương đương 9,5 triệu USD) cho Quỹ Liên kết ASEAN-Nhật Bản (JAIF) trong năm 2020, và 562,477 triệu Yen (tương đương 5,11 triệu USD) cho Chương trình Giao lưu Thanh niên và Sinh viên Nhật Bản và Đông Á 2020 (JENESYS 2020), cũng như huy động 3 tỷ USD từ khu vực công tư trong ba năm 2020-2021, bao gồm 1,2 tỷ USD dành cho các khoản vay và đầu tư ở nước ngoài cho ASEAN thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Theo Hữu Chiến - Hải Ngọc (TTXVN)
Siam Brothers báo lãi cả năm 2019 tăng 8% nhưng vẫn lỡ kế hoạch Vì thu về kết quả đột biến trong quý 4 nên CTCP Siam Brothers Việt Nam (HoSE: SBV) báo lãi ròng cả năm 2019 tăng 8% lên mức 57 tỷ đồng. Trong quý 4/2019, doanh thu thuần của Siam Brothers đạt 184 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng chi phí giá vốn giảm 10%, nên lãi gộp ghi...