Ảnh hưởng của Pháp nhìn từ thỏa thuận thương mại EU – Nam Mỹ
Trong khi các nước EU khác như Đức và Tây Ban Nha thúc đẩy thỏa thuận, Pháp vẫn giữ lập trường phản đối vì lo ngại về sự cạnh tranh từ nông sản Nam Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của Pháp tại EU đang suy giảm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn trên truyền hình tại Caen, Pháp, ngày 6/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Polico ngày 14/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng trong bối cảnh các quốc gia châu Âu khác đẩy mạnh hoàn tất thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ ( Mercosur). Thỏa thuận này, nếu được ký kết, có thể làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ giới nông dân Pháp, một lực lượng “quyền lực” có ảnh hưởng lớn trong nền chính trị nước này.
Trong khi các nước EU khác như Đức và Tây Ban Nha, cùng với Ủy ban châu Âu, đang đẩy mạnh các cuộc đàm phán với Mercosur – gồm Argentina, Brazil, Uruguay, Paraguay và thành viên mới Bolivia – Pháp tiếp tục giữ vững lập trường phản đối. Lý do chính là mối lo ngại về việc nhập khẩu thịt bò và nông sản từ Nam Mỹ sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp Pháp. Đối với nhiều nông dân Pháp, những thỏa thuận thương mại kiểu này đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với sự suy yếu kinh tế và mất mát sinh kế.
Trong những năm trước, Pháp có đủ sức mạnh chính trị để kiên quyết phản đối và gần như chặn đứng các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Tuy nhiên, vị thế của Paris tại EU đã suy yếu sau thất bại của Tổng thống Macron trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và tổng tuyển cử trong năm nay, khiến Pháp không còn khả năng ngăn chặn thỏa thuận một cách hiệu quả như trước. Điều này đặc biệt rủi ro đối với Tổng thống Macron khi nhiều quốc gia EU khác tỏ ra sẵn sàng tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận dù không có sự đồng thuận của Pháp.
Video đang HOT
Theo Franois Chimits, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế (CEPII) của Pháp, tình hình hiện tại là một “cơn ác mộng chính trị” đối với chính phủ nước này. “Sự ủng hộ chính trị yếu ớt với Tổng thống Macron tại Quốc hội khiến việc duy trì quan điểm chống thỏa thuận Mercosur trở nên vô cùng khó khăn”, ông Chimits nhận định và lưu ý thêm rằng Pháp hiện đối mặt với viễn cảnh bị cô lập trong cuộc đàm phán thương mại và điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về chính trị nội bộ.
Pháp đang bị ‘bỏ lại phía sau’
Các cuộc đàm phán giữa EU và Mercosur đã được đẩy nhanh từ tháng 10/2024, với kỳ vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. Trong khi các quan chức Pháp nỗ lực để ngăn chặn tiến trình này, họ ngày càng nhận ra rằng những lựa chọn đang thu hẹp nhanh chóng. Theo một quan chức Pháp giấu tên, áp lực từ Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên EU khác đang gia tăng, khiến Pháp không thể dễ dàng lôi kéo thêm các nước ủng hộ quan điểm của mình như trước.
Trong những cuộc họp báo gần đây, các nhà ngoại giao Pháp đã ám chỉ rằng Paris ngày càng bị cô lập trong vấn đề này, với nhiều quốc gia EU khác tỏ ra sốt sắng hơn trong việc thúc đẩy thỏa thuận Mercosur.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thẳng thừng tuyên bố rằng thỏa thuận nên được hoàn tất “nhanh chóng”, một dấu hiệu cho thấy Đức cùng với nhiều quốc gia khác không còn ngại phản đối lập trường của Pháp.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã coi thỏa thuận thương mại với Mercosur là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của bà. Tuy nhiên, sự cản trở từ phía Pháp, đứng đầu là Tổng thống Macron, đã khiến quá trình này kéo dài. Mặc dù thỏa thuận đã được đàm phán xong từ năm 2019, EU vẫn chưa ký kết chính thức do phải bổ sung các điều kiện về môi trường và nông nghiệp nhằm giảm thiểu những lo ngại từ phía Pháp, đặc biệt về nạn phá rừng ở Nam Mỹ.
Mặc dù vậy, phái bộ của Pháp tại Brussels khẳng định rằng Paris không hoàn toàn chống lại thỏa thuận thương mại này. Họ nhấn mạnh rằng yêu cầu của Pháp là các tiêu chuẩn về môi trường và điều kiện cạnh tranh cần được đưa vào đàm phán. Tuy nhiên, sự thực đáng lo ngại đối với Pháp là ngày càng ít quốc gia EU sẵn sàng đứng về phía Paris trong cuộc chiến này.
Sự mất dần ảnh hưởng của Pháp tại EU không chỉ giới hạn ở vấn đề thỏa thuận với Mercosur, mà còn phản ánh sự suy yếu quyền lực của Paris trên trường quốc tế. Các nước như Áo, Ireland và Hà Lan đã thể hiện sự đồng tình với một số quan ngại của Pháp, nhưng sự ủng hộ này không đủ để ngăn chặn đà tiến triển của thỏa thuận.
Đối với Tổng thống Macron, việc xử lý vấn đề Mercosur sẽ là một thách thức lớn, đặc biệt khi sự phản đối từ nông dân Pháp có thể trở thành “liều thuốc độc chính trị” trong nước. Với bối cảnh chính trị nội bộ đã khó khăn, một thất bại liên quan đến thỏa thuận thương mại Mercosur có thể đẩy Tổng thống Macron vào tình thế thách thức hơn, làm suy yếu thêm vị thế của ông trước cuộc bầu cử năm 2027.
Argentina: Tuyên bố không tham gia FTA giữa MERCOSUR, EU
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 4/12, Ngoại trưởng Argentina, ông Santiago Cafiero tuyên bố nước này sẽ không tham gia ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Liên minh châu Âu (EU) vì cho rằng thỏa thuận này sẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp và xuất khẩu nông sản của Argentina.
Ông Santiago Cafiero, Ngoại trưởng Argentina. Ảnh tư liệu: joseluispatinio.com
Theo Ngoại trưởng Cafiero, Chính phủ của Tổng thống Alberto Fernández mong muốn mở lại các cuộc đàm phán về FTA giữa MERCOSUR-EU do thỏa thuận mà hai bên dự kiến ký kết tồn tại nhiều khác biệt trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính, và công nghệ. Ngoài ra, ông Cafiero cũng cảnh báo về những tác động có hại cho ngành công nghiệp của Argentina trong trường hợp nước này phải mở cửa thị trường cho các sản phẩm từ châu Âu.
Lập trường mới nhất của Argentina đi ngược lại mong muốn của quốc gia láng giềng Brazil, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên MERCOSUR, và Tây Ban Nha, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu (Chủ tịch luân phiên EU). Cả Brazil và Tây Ban Nha đã nỗ lực trong những tháng gần đây để duy trì các cuộc đàm phán về FTA giữa hai khối, đồng thời đặt ra hạn chót cho việc ký kết thỏa thuận này là thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo MERCOSUR vào ngày 7/12 tới tại thành phố Rio de Janeiro.
Cùng ngày, Tổng thống Paraguay, ông Santiago Pea khẳng định quốc gia Nam Mỹ này sẽ không tiếp tục thúc đẩy FTA giữa MERCOSUR -EU nếu thỏa thuận này không được ký kết vào cuối năm nay. Phát biểu trước báo giới, ông Pea cho biết, với vai trò là Chủ tịch luân phiên của MERCOSUR kể từ ngày 7/12 tới, Paraguay sẽ tập trung vào việc đàm phán FTA giữa MERCOSUR với các đối tác khác như Singapore hay Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
EU và MERCOSUR - với các thành viên là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay - đã đạt được một thỏa thuận khung về FTA trong năm 2019 sau hai thập kỷ đàm phán khó khăn. Tuy nhiên, văn kiện này đến nay vẫn chưa được phê chuẩn do châu Âu lo ngại về tình trạng tàn phá rừng Amazon, cũng như những hoài nghi về chính sách đối phó với tình trạng biển đổi khí hậu dưới thời cựu Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro (2019-2023).
Ngoài ra, một số quốc gia châu Âu có ngành nông nghiệp mạnh như Pháp không muốn mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh từ MERCOSUR.
Hội nghị thượng đỉnh EU - CELAC khó đạt đột phá về thương mại Giới chức châu Âu và khu vực Mỹ Latinh nhận định Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) khó có thể mở đường cho dự thảo thỏa thuận thương mại tự do EU - Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Toàn cảnh hội nghị...