Ảnh hưởng COVID-19, khách sạn được ưu đãi thuế ra sao?
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, rất nhiều khách sạn đã gặp khó khăn trong kinh doanh do ế ẩm, không có khách du lịch đến ở. Để hưởng sự hỗ trợ thuế đối với lĩnh vực du lịch, khách sạn, các công ty phải thực hiện các thủ tục ra sao?
Các khách sạn, cơ sở lưu trú bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 do lượng khách mới không có và lượng khách hủy đặt phòng tăng. Ảnh: Hoàng Tuyết.
Liên quan về thủ tục gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), những doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn du lịch bị ảnh hưởng COVID-19 được thực hiện theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ.
Theo đó, các đối tượng trên được gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6/2020 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2/2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định nêu rõ: Việc gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN) còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 và số thuế TNDN tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Nghị định này. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Video đang HOT
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện nộp số thuế TNDN còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 vào ngân sách Nhà nước thì doanh nghiệp, tổ chức được điều chỉnh số thuế TNDN đã nộp để nộp cho số phải nộp của các loại thuế khác. Để thực hiện điều chỉnh, người nộp thuế lập thư tra soát (Mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh gửi cơ quan thuế.
Đối với thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, Nghị định quy định gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 chậm nhất vào ngày 31/12/2020.
Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 6 tháng đầu năm cho người lao động, theo Bộ Tài chính, quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, thu nhập tính thuế của cá nhân là thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, Quỹ Hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 1/7 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020, theo đó đã điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.
Mua bán khách sạn 5 sao hơn 350 triệu USD ở Việt Nam
Khối lượng giao dịch khách sạn của Việt Nam trong năm 2019 chiếm 17% khu vực Đông Nam Á, đạt 358 triệu USD.
Theo báo cáo về thị trường khách sạn của JLL, giao dịch chuyển nhượng khách sạn trong năm 2019 đạt 358 triệu USD (trên 8.200 tỷ đồng), chiếm 17% tổng giao dịch thị trường Đông Nam Á (SEA).
Đáng chú ý là 3 thương vụ mua bán khách sạn 5 sao là khách sạn Sheraton với quy mô 280 phòng tại Nha Trang, InterContinental Hanoi Westlake (318 phòng) và khu căn hộ dịch vụ Somerset Westlake Hanoi (90 phòng).
Thị trường khách sạn hạng sang Việt Nam được đánh giá vẫn tiềm năng với các nhà đầu tư quốc tế. TP.HCM là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam nhưng không có nhiều cơ hội chuyển nhượng các dự án.
Tương tự, Hà Nội là một trong những thị trường đầu tư khách sạn tiềm năng trong năm 2019 và là một điểm đầu tư khách sạn hấp dẫn ở Việt Nam nhờ triển vọng về kinh tế và sự tăng trưởng ổn định của ngành du lịch.
Khách sạn 5 sao rao bán triệu đô
JLL cho hay, doanh thu ngành khách sạn tại Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao so với khu vực. Tại TP.HCM, công suất phòng giảm 3,2% so với cùng kỳ, doanh thu phòng bình quân vẫn tăng trưởng 0,7% nhờ vào mức tăng của giá phòng 5,4%.
Doanh thu phòng bình quân tại Hà Nội cũng ở mức khá cao, toàn thị trường ghi nhận mức tăng 7,4% hàng năm trong 5 năm vừa qua giai đoạn 2014-2019.
Đối với thị trường khách sạn TP.HCM, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc bộ phận Khách sạn Savills châu Á - Thái Bình Dương, cho hay, các khách sạn phụ thuộc vào khách du lịch nước ngoài đang gặp khó khăn, điều đáng mừng là doanh thu dịch vụ ăn uống đã phục hồi trở lại. Khách nội địa đang mang lại lợi ích lớn đối với thị trường nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, nguồn cung giảm mạnh. Toàn thị trường hiện có 84 dự án cung cấp khoảng 12.400 phòng, giảm 23% theo quý và theo năm đến từ việc đóng cửa tạm thời ở tất cả các phân khúc. Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, InterContinental Asiana Saigon và Norfork đã giảm nguồn cung và một số dịch vụ. Các chuỗi như Alagon, Silverland, A&Em và Liberty đã đóng một số chi nhánh và hướng khách hàng đến các dự án tiêu biểu.
Việc thị trường khách sạn tại Hà Nội và TP.HCM có phục hồi sớm được hay không phụ thuộc rất lớn vào khách du lịch nước ngoài. Theo dữ liệu của Cục Hàng không Việt Nam, để khắc phục tình trạng thiếu vắng khách du lịch lưu trú, từ tháng 6/2020, cơ quan này đã cho phép Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo tăng cường các chuyến bay nội địa. Đây sẽ là nguồn khách chủ yếu của các khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác. Tuy nhiên, dịch Covid-16 tái bùng phát trong cộng đồng khiến lượng khách đi lại sẽ sụt giảm.
Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2020, hai khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao và một khách sạn 3 sao cung cấp hơn 800 phòng sẽ đi vào hoạt động.
Từ năm 2021 đến năm 2022, tám dự án mới sẽ đóng góp thêm 1.550 phòng. Từ năm 2022 trở đi, 47 dự án cung cấp 8.500 phòng được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động. Phân khúc 5 sao sẽ chiếm ưu thế nguồn cung tương lai với 27 dự án với hơn 7.200 phòng, hầu hết nằm ở khu vực nội thành.
JLL cảnh báo, các nhà đầu tư cần đánh giá cẩn trọng về định vị và phân khúc kinh doanh của khách sạn trong bối cảnh nguồn cung phòng hiện hữu và tương lai. Tính toán điểm hòa vốn của công suất phòng và các yếu tố tăng trưởng có tính đến tiềm năng "bong bóng du lịch".
Dự báo sẽ có các giao dịch từ các chủ sở hữu nhiều loại hình bất động sản muốn thoái vốn khỏi khách sạn sau khi đã đánh giá các giải pháp tài chính ngắn hạn và giải pháp dòng tiền cho đến khi du cầu du lịch, khách sạn và doanh thu phục hồi.
Tập đoàn Đại Dương: Lãi sau thuế 6 tháng đạt 239 tỷ, vượt 16% kế hoạch lợi nhuận năm Kết thúc nửa đầu năm 2020, Tập đoàn Đại Dương báo lãi sau thuế gần 239 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 30 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm gần 16%. Tập đoàn Đại Dương đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm, báo lãi 239 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng Công ty...