Ảnh hưởng COVID-19, Bộ Tài chính xây dựng kịch bản điều hành ngân sách thế nào?

Theo dõi VGT trên

Do diễn biến của COVID-19 diễn ra nhanh chóng, phức tạp trên diện rộng, nên từng thời điểm, Bộ Tài chính đã xây dựng “kịch bản” điều hành ngân sách phù hợp.

Trong gần như suốt năm 2020, đại dịch COVID-19, cùng với đó là thiên tai, bão lũ đã ảnh hưởng đến hầu hết đến các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước, qua đó tác động vô cùng lớn đến công tác thực hiện nhiệm vụ ngân sách Nhà nước (NSNN). Do đó, “kịch bản” điều hành ngân sách cũng phải thay đổi nhằm phù hợp với các cân đối vĩ mô khác.

“Kịch bản” điều hành ngân sách thay đổi từng thời điểm

Ảnh hưởng COVID-19, Bộ Tài chính xây dựng kịch bản điều hành ngân sách thế nào? - Hình 1

COVID-19 cùng thiên tai khiến chi Ngân sách Nhà nước tăng cao. (Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thông thường như hàng năm, ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng về kế hoạch dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, Bộ Tài chính đều xây dựng các kịch bản để điều hành.

Năm nay, trước diễn biến của dịch COVID-19 diễn ra nhanh chóng, phức tạp trên diện rộng, vì vậy từng thời điểm, Bộ Tài chính đã xây dựng “kịch bản” điều hành ngân sách phù hợp. Đơn cử cuối tháng 2/2020, Bộ Tài chính xây dựng “kịch bản” điều hành ngân sách theo đ.ánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,96 – 6,25%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra ban đầu là 6,8%.

Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra “kịch bản” tăng trưởng kinh tế khoảng 5,3%, trong khi giá dầu giảm sâu so với dự toán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không đạt kế hoạch, Bộ Tài chính một lần nữa lại phải điều chỉnh “kịch bản” cân đối ngân sách Nhà nước.

Đến nay, dịch bệnh tuy đã cơ bản được khống chế tại Việt Nam nhưng vẫn diễn biến rất phức tạp trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến một nền kinh tế mở như nước ta, bài toán cân đối ngân sách lại một lần nữa phải tính toán lại. Trong đó, Bộ Tài chính dự kiến nguồn thu ngân sách Nhà nước năm nay sẽ sụt giảm mạnh, dự kiến giảm 189 nghìn tỷ đồng so với dự toán, tương đương 12,5%.

Trong khi đó, chi tiêu cho chống dịch và an sinh xã hội (XH) lại tăng (đến hết tháng 10/2020, ngân sách Nhà nước đã chi 5,1 nghìn ty đông thực hiện chính sách, chế độ cho công tác phòng, chống dịch; đồng thời đã chi 12,69 nghìn ty đông hô trơ các đôi tương bi anh hương bởi COVID-19).

Video đang HOT

Theo Bộ Tài chính, trong điều kiện thu ngân sách giảm mạnh nhưng chúng ta vẫn phải giữ dự toán chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi an sinh xã hội để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, khả năng bội chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng. Ước thực hiện tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2020 sẽ vào khoảng 1.686,2 nghìn tỷ đồng, giảm 60,89 nghìn tỷ đồng (giảm 3,5%) so với dự toán.

Theo đó, mức bội chi dự kiến tăng thêm khoảng 1,5 – 1,6% GDP (tức là ở mức 5 – 5,1% GDP). Kể cả trong trường hợp kiểm soát được số tuyệt đối bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020, thì tỷ lệ bội chi so GDP dự kiến vẫn tăng lên, do quy mô GDP (số tuyệt đối) không đạt mức kế hoạch.

Do đó, Bộ Tài chính đã xác định, một trong những giải pháp quan trọng trong cân đối thu – chi ngân sách là tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, từ đó giảm áp lực cân đối thu – chi ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, đây cũng là một nguyên tắc được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước mà chúng ta phải áp dụng triệt để, đó là: “Khi thu không đạt dự toán, thì phải điều chỉnh giảm một số khoản chi”.

Dư địa cắt giảm chi thường xuyên

Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, trong những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản Nhà nước đã giúp tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần trong tổng chi ngân sách. Cụ thể, tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm từ mức 64,9% tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020 (ước 63,4%) theo đúng mục tiêu Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, giảm mạnh so với thời điểm cuối nhiệm kỳ trước là 67,7% năm 2015.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù chi thường xuyên giảm mạnh qua các năm nhưng nhiều vấn đề tồn tại trong chi thường xuyên vẫn chưa được khắc phục triệt để. Có thể kể đến: tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định của pháp luật vẫn tồn tại; nhiều lễ hội, hội nghị, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách…

Đặc biệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế… thời gian qua đã được thực hiện quyết liệt nhưng thực tế chi phí cho con người vẫn chiếm tới trên 70% chi cho con người, cho thấy nhiệm vụ này vẫn còn phải thực hiện với quyết tâm cao hơn nữa.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), năm nay, công tác tinh giản biên chế đã đạt kết quả tốt với số công chức giảm gần 8%, viên chức giảm 7,56%. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm giảm các khoản chi thường xuyên. ” Nhưng rõ ràng là cần phải giảm nữa và quyết liệt hơn thì gánh nặng nợ công mới bớt căng thẳng ” – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói và cho rằng các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động cắt giảm hoặc thuyên chuyển công tác đối với bộ phận công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về” để giảm bớt gánh nặng lương cho ngân sách.

Ở khía cạnh cơ quan quản lý, Bộ Tài chính thừa nhận, những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách Nhà nước đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức…

Do đó, theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào ngân sách Nhà nước đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi…

Đặc biệt, đối với năm 2020, với những yêu cầu chi phát sinh do dịch bệnh lớn như trên, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện cắt giảm mạnh chi thường xuyên. Trong đó, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí (trừ một số đối tượng cụ thể) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên chưa cấp thiết còn lại năm 2020. Đồng thời, để chia sẻ khó khăn với Nhà nước, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội lùi thời hạn tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang nhân dân. Với những giải pháp trên, Bộ Tài chính ước tổng kinh phí tiết kiệm ước đạt khoảng 14,7 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách, kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi không đủ điều kiện; những khoản chi thường xuyên đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng chậm phân bổ hoặc không phân bổ không đúng nhiệm vụ dự toán bị cắt giảm…

Theo các chuyên gia, những khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại là thách thức vô cùng lớn, song cũng là bài học kinh nghiệm quý báu của chúng ta trong điều hành chính sách tài khóa, điều hành cân đối ngân sách Nhà nước. Những giải pháp mà chúng ta đang thực hiện sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác giảm chi, nhất là giảm chi thường xuyên, tiết kiệm ngân sách nhằm tạo dư địa cho chính sách tài khóa cho việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, an sinh xã hội.

Năm 2020, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.323,1 nghìn tỷ đồng, hụt thu khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, tương đương giảm 12,5% so với dự toán và 14,7% so với thực hiện năm 2019. Ước thực hiện tổng chi ngân sách Nhà nước là 1.686,2 nghìn tỷ đồng, giảm 60,89 nghìn tỷ đồng (giảm 3,5%) so với dự toán. Trong đó, chi thường xuyên ước khoảng 1.068,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12 nghìn tỷ đồng (tăng 1,1%) so dự toán, chủ yếu là tăng do sử dụng dự phòng để chi cho công tác phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.

Ngành thuế phải trả lại t.iền mặt nộp thuế thừa mới 'fair play'

Nhiều ý kiến cho rằng quy định doanh nghiệp nộp thuế thừa nhưng chỉ được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp vào các năm kế tiếp là chưa thật sòng phẳng "fair play" với doanh nghiệp.

Ngành thuế phải trả lại t.iền mặt nộp thuế thừa mới fair play - Hình 1

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét lại những quy định bất cập tại Nghị định 126/2020 và Nghị định 132/2020.

Cần hoàn trả t.iền mặt cho doanh nghiệp

HoREA chỉ ra bất cập về hoàn thuế đối với đối với thuế thu nhập mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thừa năm 2017-2018.

Theo Nghị định 132/2020 quy định "Trường hợp người nộp thuế có số t.iền thuế thu nhập doanh nghiệp, t.iền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số t.iền thuế thu nhập doanh nghiệp, t.iền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết".

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, do không quy định doanh nghiệp được hoàn thuế bằng t.iền mặt, mà chỉ được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024, nên chưa thật sòng phẳng "fair play" với doanh nghiệp.

"Vì số t.iền nộp thừa này là t.iền của doanh nghiệp và phát sinh các bất cập. Thứ nhất những doanh nghiệp nếu bị lỗ trong năm 2020-2024, thì coi như không được nhận lại t.iền hoàn thuế. Thứ hai, đến hết năm 2024 mà vẫn chưa được hoàn thuế hết số t.iền thuế được hoàn trả, thì doanh nghiệp cũng sẽ không được nhận số t.iền hoàn thuế còn lại", ông Châu phân tích.

Ngành thuế phải trả lại t.iền mặt nộp thuế thừa mới fair play - Hình 2
Số t.iền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cần hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng t.iền mặt.

Để giải quyết bất cập trên, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo bổ sung thêm quy định trường hợp doanh nghiệp đến hết năm 2024 chưa nhận được t.iền hoàn thuế hoặc còn một phần t.iền hoàn thuế, thì sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng t.iền mặt.

Không xử phạt doanh nghiệp báo cáo đầy đủ

Nghị định 126 quy định chậm nhất đến ngày 31-10 thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 và số tạm nộp thuế 3 quý đầu năm, không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp t.iền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Theo HoREA, quy định này rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý 4 của năm, mà không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Bởi lẽ, chỉ cần phát sinh một vài thương vụ ngoài kế hoạch, thì doanh nghiệp có thể vi phạm quy định trên đây do doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến.

Ngành thuế phải trả lại t.iền mặt nộp thuế thừa mới fair play - Hình 3
Quy định tạm nộp thuế tại Nghị định 126 rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý 4 và không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế cần quan tâm xem xét khi hướng dẫn thi hành Nghị định 126/2020, có phân biệt trường hợp cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận để chiếm dụng t.iền thuế hoặc trường hợp ngay tình, không cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận, đối với các khoản doanh thu, lợi nhuận đột xuất.

"Theo đó, không xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp đã nộp báo cáo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận quý 4, kèm theo danh mục các dự án, hoặc hoạt động kinh doanh, mà có phát sinh doanh thu và lợi nhuận ngoài kế hoạch đã kê khai đăng ký với ngành thuế", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA góp ý.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ
19:41:54 21/09/2024
Cận cảnh cuộc sống tại khu tạm cư mới của Làng Nủ sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng
19:14:04 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời
19:58:54 21/09/2024
Khung hình lịch sử showbiz Việt: Bộ đôi duyên nợ Duy Mạnh - Tuấn Hưng chạm tay song ca cực tình!
19:51:15 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."

Nhạc việt

23:27:05 21/09/2024
Tuấn Hưng muốn lắng nghe rõ giọng hát của khán giả bên dưới nhưng ban nhạc lại không hiểu ý anh. Nam ca sĩ không ngại ngần mắng ban nhạc trên sân khấu.

Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng

Sao việt

23:18:00 21/09/2024
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có chuyến về quê Nam Định làm từ thiện. Diễn viên Hồng Diễm đăng ảnh đẹp đến nao lòng.

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

Thế giới

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Bộ phim tài liệu khiến Oprah Winfrey chi hàng triệu USD ngăn chặn việc phát hành

Hậu trường phim

21:34:35 21/09/2024
Tờ Page Six đưa tin nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey đã trả một khoản t.iền khổng lồ cho Apple TV+ để mua lại bản quyền bộ phim tài liệu kể về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.