Ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraine: Nông dân Mỹ phải trả tiền gấp đôi chỉ để mua ngô cho bò ăn
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine có thể buộc một số nông dân ở vùng Trung Tây của nước Mỹ phải trả gấp đôi tiền thức ăn chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các trang trại.
Người nông dân cho gia súc ăn tại một trang trại ở Hinton, Iowa, vào ngày 3 tháng 5 năm 2020. Ảnh: Getty
Ernie Goss, giáo sư kinh tế tại Đại học Creighton cho biết: “Chi phí thức ăn cho động vật, đặc biệt là ngô đã tăng lên đáng kể. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nông dân”.
Giá hàng hóa đối với ngô – một phần của chế độ ăn cần thiết cho lợn, gà và gà tây – đã tăng trước khi chiến sự bắt đầu khoảng 3 tuần trước, và chúng tăng vọt kể từ đó, cho thấy xung đột đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp trên toàn cầu như thế nào.
Nông dân cũng đang bị ảnh hưởng bởi chi phí nhiên liệu tăng cao, nhiều người trong số họ sử dụng dầu diesel để cung cấp năng lượng cho máy kéo và các máy móc hạng nặng khác.
“Nông dân đang rất lo lắng vì chi phí thức ăn vô cùng cao”, Edward Morse, 59 tuổi, nông dân chăn nuôi ở Iowa nói. Ông cho biết một con bê cần khoảng 80 giạ ngô.
Giá ngô đạt 7,4775 USD/giạ ngay sau khi chiến sự bắt đầu vào tháng trước, mức cao nhất trong gần một thập kỷ và cao hơn khoảng 3 USD/giạ so với năm ngoái.
Ukraine xuất khẩu khoảng 16% sản lượng ngô của thế giới. Chính vì thế nên xung đột xảy ra đã dẫn đến sự biến động trên thị trường hàng hóa, đẩy giá cả trên khắp thế giới tăng cao.
Tương tự, mặc dù hầu hết dầu của Nga được chuyển đến châu Á và châu Âu, tuy nhiên cuộc chiến ở Ukraine cũng đẩy giá khí đốt ở Mỹ cao hơn. Giá dầu diesel đạt 5,1 USD/gallon, so với 3 USD một năm trước.
Video đang HOT
Nông dân ở miền Trung Tây của Mỹ đang cảm thấy căng thẳng về tài chính bởi một cuộc xung đột đang diễn ra cách đó rất xa. “Chi phí nuôi động vật, đặc biệt là bằng ngô đã tăng lên đáng kể”, Ernie Goss, một giáo sư kinh tế tại Đại học Creighton, cho biết.
Terry Hayhurst, nông dân Indiana nuôi gia súc, trồng ngô và các loại ngũ cốc khác, ước tính chi phí của anh sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm nay, từ 300.000 USD lên 700.000 USD do giá ngô và dầu diesel tăng.
Người chăn nuôi chủ yếu cho bò ăn ngô, ngũ cốc và bột đậu nành để tăng trọng lượng của chúng từ khoảng 300 đến 600kg. Khi chúng đạt đến trọng lượng đó, những con vật này sẽ được bán cho các nhà máy chế biến thịt và giết mổ.
Ở Nebraska, một trong những bang sản xuất và chế biến thịt đỏ hàng đầu, một số chuyên gia nông nghiệp tin rằng chiến sự sẽ gây khó cho nhiều nông dân chăn nuôi.
“Tình hình này càng kéo dài, càng có nhiều chủ trang trại và nông dân chăn nuôi bỏ nghề”, John Hansen, Chủ tịch của Hiệp hội Nông dân Nebraska cho biết. “Cuộc chiến này sẽ có những tác động bất lợi cho người nông dân”.
Ông Goss nói thêm: “Người tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực về giá cả. Chi phí của người nông dân đã tăng lên, vì vậy một phần trong số đó cũng sẽ chuyển cho người tiêu dùng”.
Mặc dù vậy, những người nông dân có thể cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách cho gia súc ăn thức ăn thay thế như cỏ, thân cây ngô và thức ăn ủ chua, ông Goss cho biết. Một số nông dân cũng nói rằng họ sẽ cắt giảm chi phí cho ăn bằng cách không nuôi quá lớn và bán với trọng lượng nhỏ hơn.
Khó mua một loại hạt từ Ukraine, Trung Quốc tăng mua một loại nông sản của Việt Nam để trộn vào thức ăn chăn nuôi
Ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine có thể khiến xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng nhờ Trung Quốc phải mua lượng lớn trộn vào thức ăn chăn nuôi bổ sung cho nguồn nguyên liệu thiếu hụt từ Ukraine.
Ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng do Trung Quốc tăng mua
Do Trung Quốc có thể phải tìm nguồn nguyên liệu bổ sung sự thiếu hụt từ Ukraine do chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam có thể được hưởng lợi.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2022, Việt Nam xuất khẩu được 249.230 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 102,37 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với tháng 1/2022; tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,4% về lượng và tăng 31,1% về trị giá.
Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 410,8 USD/tấn, tăng 11,6% so với tháng 2/2021.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 519.800 tấn, trị giá 217,97 triệu USD, giảm 23,3% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 2/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc chiếm 93,9% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 233.720 tấn, trị giá 95,33 triệu USD, so với tháng 2/2021 tăng 14,8% về lượng và tăng 28,5% về trị giá.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 494.380 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 205,77 triệu USD, giảm 24% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, thời gian tới, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn có thể sẽ tăng trở lại do ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine.
Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mì chính cho chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới.
Do Trung Quốc phải tìm nguồn nguyên liệu bổ sung sự thiếu hụt từ Ukraine do chiến sự Nga - Ukraine, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam có thể được hưởng lợi. Trong ảnh: Nông dân Quảng Bình thu hoạch sắn. Ảnh: VOV.
Việc hai nước giảm xuất khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá cả chung theo quy luật cung cầu. Không chỉ thế, giá khô dầu đậu nành cũng tăng cao kỷ lục, Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nước này là thị trường nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.
"Khoảng 30% lượng ngô xuất khẩu của Ukraine được vận chuyển đến Trung Quốc để chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ tăng nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn để thay thế cho ngô làm thức ăn chăn nuôi - Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Sản phẩm sắn Việt Nam phải cạnh tranh với Campuchia tại Trung Quốc
Do sức mua vẫn rất lớn từ Trung Quốc nên giá sắn lát tại khu vực miền Nam vẫn sôi động, giá điều chỉnh tăng thêm từ 50-200 đồng/kg.
Tuy nhiên, do dịch khảm lá sắn vẫn diễn biến phức tạp nên nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải nhập sắn thô từ Campuchia về chế biến.
Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu, Trung Quốc cũng đang tăng cường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn từ Campuchia, có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh với sắn Việt Nam.
Theo thỏa thuận mới giữa Bộ Thương mại Campuchia và chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), Campuchia sẽ xuất khẩu 400.000 tấn sắn khô sang Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây kể từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2023.
Thỏa thuận này là một bước phát triển lớn đối với các sản phẩm sắn của Campuchia, vì trước đây, sắn của Campuchia chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan và Việt Nam.
Sắn là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Campuchia, đóng góp khoảng 3-4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm.
Năm 2020, Campuchia chính thức đưa ra Chính sách Quốc gia về sắn 2020-2025 nhằm tăng sản lượng và làm cho cây trồng trở nên thương mại để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân thua lỗ nặng, đau xót phải bán lồng bè, treo chuồng Từ hôm đại lý bán thức ăn chăn nuôi thông báo rằng ngày 15/3, giá các loại cám heo sẽ tăng thêm 10.000 đồng/bao, loại 25kg, anh Nguyễn Văn Quý (Tiên Lữ, Hưng Yên) lo lắng, "mất ăn, mất ngủ" khi đứng bên bờ vực thua lỗ. Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân bên bờ vực lỗ nặng Chắc...