Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vốn hóa TTCK Việt Nam “bay hơi” 14,5 tỷ USD kể từ sau kỳ nghỉ Tết
Tính chung trên toàn Châu Á, VN-Index là chỉ số chứng khoán giảm mạnh thứ 2 trong phiên 24/2, chỉ xếp sau Kospi của Hàn Quốc với mức giảm lên tới 3,87%.
Dịch Covid-19 lan rộng tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại Hàn Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường tài chính Châu Á trong phiên 24/2 và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 29,75 điểm (3,19%) xuống 903,34 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019 tới nay. Tính chung trên toàn Châu Á, VN-Index là chỉ số chứng khoán giảm mạnh thứ 2, chỉ xếp sau Kospi của Hàn Quốc với mức giảm lên tới 3,87%. Việc thị trường Việt Nam phản ứng tiêu cực khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc là điều không quá bất ngờ khi ảnh hưởng kinh tế của quốc gia này với Việt Nam là khá lớn.
VN-Index giảm mạnh thứ 2 Châu Á sau Kospi của Hàn Quốc
Không chỉ các cổ phiếu ngành hàng không như VJC, HVN, ACV…mà hầu hết các nhóm ngành trên thị trường đều giảm mạnh. Chỉ tính riêng trên HoSE, số mã giảm lên tới 330, trong đó có tới 59 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn con số 42 mã tăng điểm.
15 cổ phiếu BID, VIC, VHM, VCB, TCB, CTG, VPB, VNM, VRE, GAS, HVN, PLX, MBB, HPG, MSN đã khiến VN-Index mất đi 21,32 điểm trên tổng số 29,75 điểm trong phiên hôm nay.
Sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa lại từ phiên 30/1, đây cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát mạnh và thị trường đã liên tục lao dốc. Tính tới hết phiên 24/2, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm 3 sàn HoSE, HNX, UPCom) chỉ còn 4,14 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 337 nghìn tỷ đồng (14,5 tỷ USD) so với thời điểm trước khi nghỉ Tết.
Bên cạnh đó, việc khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên toàn thị trường từ sau Tết tới nay cũng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực.
Trong bản tin cập nhật thị trường đầu tuần, CTCK MBS cho rằng mặc dù số liệu cho thấy dịch Covid-19 đang tích cực khi số ca nhiễm bệnh mới duy trì xu hướng giảm. Tuy nhiên, số trường hợp nhiễm bệnh mới ngoài Trung Quốc có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại Hàn Quốc. Lo ngại rủi ro bùng dịch và phong tỏa các thành phố lớn tại quốc gia này là tâm điểm cho thị trường trong tuần giao dịch.
Video đang HOT
MBS đánh giá nếu vùng 920 -925 điểm bị phá vỡ, thị trường có khả năng sẽ về mức 900 điểm hoặc thậm chí có thể về lại vùng đáy cũ 860 /- điểm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thị trường chứng khoán cần động lực để vươn lên
TTCK Việt Nam đã giao dịch ổn định trở lại từ ngày 4/2/2020 đến nay, nhưng để thị trường trụ vững và vươn lên, rất cần các giải pháp cụ thể như cho phép giao dịch T 0; thúc đẩy nâng hạng, giảm thuế giao dịch...
Các yếu tố tác động đến tương lai thị trường
Sau 3 phiên đầu năm Canh Tý lao dốc (30 - 31/1/2020), VN-Index từ trên 990 điểm xuống dưới 930 điểm, thấp nhất hơn 1 năm, TTCK Việt Nam đã dần bình tâm trở lại.
Từ đó đến nay (20/2), chỉ số dao động phổ biến trong khoảng 925 - 940 điểm. Khi tâm lý ổn định, những yếu tố tác động đến thị trường dần được nhìn nhận công bằng hơn.
Thứ nhất, với sự chủ động của các doanh nghiệp, các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, những ảnh hưởng của đại dịch dù có mạnh, nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Có thể nói, dịch Covid-19 giúp các doanh nghiệp có một đợt diễn tập ứng phó với biến động của thị trường, biến động trong chuỗi cung ứng.
Đối diện với điều kiện kinh doanh khó khăn trong ngắn hạn này sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được các khó khăn tiềm ẩn, định hướng lại cơ cấu thị trường, cơ cấu nguồn đầu vào... Đây sẽ là những định hướng chiến lược, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong dài hạn.
Thứ hai, đầu năm nay, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA).
Hiệp định này nhiều khả năng sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020, sau khi được Hội đồng châu Âu phê duyệt và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. EVFTA sẽ mở ra cơ hội cho nhiều ngành thế mạnh hiện nay của Việt Nam khi lộ trình cam kết về giảm thuế hoàn tất (phổ biến từ 3 - 7 năm).
Với nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết, Việt Nam đang thiết lập được vị thế trung tâm để kết nối các thị trường.
Với vị thế này, Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút dòng vốn đầu tư mới, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận với các thị trường lớn.
Thứ ba, TTCK Việt Nam đang đứng trước cơ hội được nâng hạng lên thị trường mới nổi, lọt vào chỉ số FTSE hay MSCI.
Bên cạnh đó, dòng vốn gián tiếp vào thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng lên thông qua việc ra đời của các quỹ ETF mô phỏng theo các chỉ số mới của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt.
Vào tháng 5/2020, MSCI Frontier sẽ nâng tỷ trọng cổ phiếu của thị trường Việt Nam từ 15% hiện nay lên 25%, theo đó chứng khoán Việt Nam có thể thu hút thêm khoảng 200 triệu USD. Cải thiện được sức cầu, thị trường sẽ diễn biến sôi động.
Thứ tư, khi giá cổ phiếu giảm nhanh và sâu trên diện rộng đã làm xuất hiện những cơ hội đầu tư trung và dài hạn hấp dẫn.
Trên thị trường niêm yết vẫn có nhiều doanh nghiệp lớn có nền tảng ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn, dù bị ảnh hưởng gián tiếp bởi đại dịch, nhưng vẫn có triển vọng duy trì tăng trưởng lợi nhuận, điều này sẽ hỗ trợ không nhỏ tới diễn biến thị trường.
Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thiết thực
Để hỗ trợ TTCK trụ vững và phát triển trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cùng cơ quan quản lý ngành cần đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường.
Cụ thể, cần giải quyết những nút thắt còn vướng theo các tiêu chí của FTSE và MSCI đánh giá. Hiện thị trường Việt Nam đã đạt 7/9 tiêu chí mà FTSE Russell đưa ra.
Tiêu chí duy nhất không đạt là về thanh toán (Clearing & Settlement) T 2/T 3 chỉ ở mức hạn chế (Restricted). Lên được thị trường mới nổi, chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư mới, dòng tiền mới và cải thiện mạnh về sức cầu.
Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống công nghệ, cải thiện nền tảng giao dịch, thanh toán bù trừ.
Việc này một mặt giúp gia tăng sản phẩm, tiện ích cho nhà đầu tư, đẩy nhanh tần suất giao dịch, cải thiện thanh khoản, mặt khác là cơ sở để đáp ứng được các tiêu chí của FTSE trong việc xem xét nâng hạng.
Về việc triển khai giao dịch T 0, đây là điều các nhà đầu tư mong đợi từ lâu, nên rất cần cơ quan quản lý triển khai sớm.
Với T 0, nhà đầu tư sẽ quản trị được rủi ro tốt hơn, đặc biệt khi thị trường xuất hiện các biến cố bất ngờ như những phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020.
Bên cạnh đó, nếu T 0 được triển khai, vòng quay giao dịch tăng, thanh khoản thị trường sẽ cải thiện mạnh, tạo ra sự hấp dẫn hơn cho thị trường.
Đặc biệt, Chính phủ nên có chính sách giảm hoặc miễn thuế giao dịch chứng khoán, thuế cổ tức cho nhà đầu tư trong một khoảng thời gian.
Miễn hay giảm một phần thuế chứng khoán sẽ giống như một sự chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư, nhằm giữ chân và tạo ra được những thế hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Các biện pháp như tăng cường giám sát để tăng tính minh bạch, tạo cơ hội cho các hàng hóa tốt sớm lên niêm yết... cũng cần duy trì liên tục để tạo nên sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và động lực vượt khó trên TTCK.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán 24/2: VN-Index lại giảm quá đà so với khu vực Sự lan rộng của SARS-CoV-2 tới nhiều khu vực đang kéo thêm các lo ngại mới tới kinh tế toàn cầu. VN-Index trong phiên đầu tuần một lần nữa phải chứng kiến hoạt động bán mạnh của nhà đầu tư. Ảnh minh họa. Diễn biến lây lan dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi đặc biệt sau khi...