Ảnh hưởng bởi Covid-19, vốn ngoại vào bất động sản sụt giảm mạnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, vốn ngoại vào bất động sản sụt giảm mạnh.
Theo báo cáo này, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 25,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư tăng chủ yếu vẫn do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký mới.
Về vốn điều chỉnh, có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 20,9% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ.
Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Video đang HOT
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.804 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 8,2% so với cùng kỳ; tổng giá trị vốn góp 4,93 tỷ USD, bằng 51,8% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 42% trong 8 tháng năm 2019 xuống 25,2% trong 8 tháng năm 2020.
Đáng chú ý, các nhà nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 2,87 tỷ USD và 1,21 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Tình hình thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm (Nguồn: FIA)
Như vậy, sau nhiều tháng giữ vị trí số 2 sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản đã bị tụt hạng trong thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo JLL công bố hồi cuối tháng 7/2020 cho biết, hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc khi nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại, tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn.
Theo ông Stuart Crow, Giám đốc bộ phận Thị trường vốn khu vực châu Á Thái Bình Dương của JLL, sự sụt giảm đáng kể các giao dịch từ đầu năm tới nay là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế.
Ông Crow cho biết thêm, thanh khoản vẫn rất cao và dòng vốn đầu tư sẽ tăng trở lại khi các nền kinh tế mở cửa, đồng thời, mức giá sẽ được điều chỉnh ở một số thị trường. Khẩu vị của các quỹ đầu tư lớn vẫn là ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi. Vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận nhiều vốn đầu tư nhất.
Các trung tâm hậu cần và bất động sản thay thế như trường học và trung tâm dữ liệu cũng đang rất thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, thúc đẩy một loạt các cuộc gọi vốn và liên doanh mới. Các giao dịch đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn vẫn tiếp tục trì trệ trong thời gian qua.
Tháng 5: Khối ngoại giảm bán ròng còn 910 tỷ đồng, mua bán thoả thuận ở nhiều cổ phiếu
VHM, MSN, PC1, ccq VFMVN Diamond, VNFin Lead... được nhà đầu tư nước ngoài mua bán thoả thuận với khối lượng lớn.
VNM, VCB được mua ròng trở lại gần 824 tỷ đồng và 699 tỷ đồng.
Tháng 5, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục hồi phục và được đánh giá có diễn biến tốt nhất châu Á. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư. Các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp... đều phục hồi tốt. Có thể kể đến một số mã như VCB tăng 25,3% so với tháng trước, lên 85.200 đồng/cp, TCB tăng 20,3%, VHM tăng 20,4%, VRE tăng 19%... Theo đó, VN-Index đóng cửa tháng ở mức 864,47 điểm, tăng 95,36 điểm (12,4%). HNX-Index tăng 2,97 điểm (2,8%) lên 109,81 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh lượng bán ròng, chỉ còn gần 910 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 6.810 tỷ đồng của tháng trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ra 18.410 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng trước trong khi mua vào lên đến 17.500 tỷ đồng, tăng gần 88%.
Trên HoSE, dòng vốn ngoại giảm bán ròng còn 446 tỷ đồng, so với mức 6.138 tỷ đồng của tháng trước. Trong tháng 5, nhóm này liên tục mua bán ròng đan xen giữa các phiên.
VHM đứng đầu danh sách bán ròng hơn 1.828 tỷ đồng. Nếu không tính lượng bán thoả thuận phiên giao dịch ngày 6/5 gần 2.146 tỷ đồng, tương đương 36 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp thì thực chất dòng vốn ngoại đã mua ròng gần 318 tỷ đồng VHM. 2 cổ phiếu cùng họ khác là VIC, VRE cũng bị bán ròng 454 tỷ đồng và 247 tỷ đồng. PC1 bị rút vốn hơn 446 tỷ đồng và phần lớn đều đến từ giao dịch thoả thuận phiên ngày 11/5.
Ở chiều ngược lại, MSN được mua ròng hơn 2.397 tỷ đồng, trong đó có 2.335 tỷ đồng giao dịch thoả thuận ngày 14/5, tương ứng 39 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp. VNM, VCB được mua ròng trở lại gần 824 tỷ đồng và 699 tỷ đồng. 2 CCQ là VFMVN Diamond và VNFin Lead được mua vào 677 tỷ đồng và 104 tỷ đồng, chủ yếu đều đến từ giao dịch thoả thuận.
Đối với HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 251 tỷ đồng, giảm 38% so với tháng trước. Tính rộng ra, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên HNX từ tháng 12/2019 với tổng giá trị hơn 2.005 tỷ đồng.
SHB bị bán ròng 4 tháng gần đây với tổng giá trị hơn 828 tỷ đồng. Theo sau là PVS với 93 tỷ đồng. 2 cổ phiếu chứng khoán là SHS, BVS cũng bị bán ròng 22,6 tỷ đồng và 8,1 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, VCS được mua vào tháng thứ 5 với 10,9 tỷ đồng. NTP và PVI được mua ròng 7,7 tỷ đồng và 3,3 tỷ đồng trong tháng này.
Đối với UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm 20,4% lượng bán ròng, xuống 212,5 tỷ đồng. ACV tiếp tục đứng đầu danh sách bán ròng hơn 173 tỷ đồng. Tính rộng ra, cổ phiếu này bị rút vốn 4 tháng gần đây với tổng giá trị hơn 387 tỷ đồng. BSR, VIB cũng bị bán ròng tháng thứ 3 với 79,9 tỷ đồng và 19,3 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP được khối này hướng đến khi mua vào tháng thứ 5 với tổng giá trị hơn 128 tỷ đồng. Theo sau là VEA và LPB với giá trị lần lượt là 31,4 tỷ đồng và 28,3 tỷ đồng.
Vốn ngoại đổ vào bất động sản sụt giảm mạnh có đáng lo? Theo nhận định của một số chuyên gia, việc sụt giảm này chỉ là tạm thời vì thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ đợi cơ hội để đầu tư vào Việt Nam. Ảnh minh họa. Như Nhịp sống Doanh nghiệp (BizLIVE) đã đưa tin, Bộ Xây dựng vừa công bố Báo cáo thị trường bất động sản Việt...