Ảnh hưởng bởi Covid-19, doanh thu PAS vẫn dự kiến đạt kế hoạch 2020, Quý 4 trả 15% cổ tức
CTCP Quốc tế Phương Anh (PAS) công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 với doanh thu thuần 141,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2,03 tỷ đồng.
Kết quả kém tích cực trong quý 3 của PAS đến từ ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi ngành thép (lĩnh vực kinh doanh chính của PAS) vốn phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc bị gián đoạn. Thị trường thép nhìn chung ảm đạm với hoạt động sản xuất cầm chừng, giao dịch phát sinh rất ít do hàng loạt công trình, dự án buộc phải dừng hoặc giãn tiến độ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, sản xuất và tiêu thụ thép trong nước giảm 35-40% so với cùng kỳ năm ngoái.
PAS cho biết công ty đã nỗ lực giải phóng hàng nhưng lượng tiêu thụ vẫn rất thấp. Tồn kho ngày càng tăng, trong khi khoản lãi vay ngân hàng, chi phí bảo quản và lưu kho lại tăng. PAS chuyên cung ứng về thép không gỉ, thép carbon với nguồn đầu vào chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo PAS đã chủ động để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như cắt giảm chi phí, rà soát, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Trong bối cảnh khó khăn, PAS vẫn đạt doanh thu, lợi nhuận theo kế hoạch đề ra.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PAS đạt doanh thu 593 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5,3 tỷ đồng, Tương đương đạt 62% kế hoạch năm 2020. Như vậy với điểm rơi lợi nhuận 2020 vào quý 4 thì khả năng PAS hoàn thành kế hoạch 2020 là tương đối cao.
Ngoài ra ngày 26/10 vừa qua công ty đã tổ chức đaị hội cổ đông bất thường để thông qua phương án phân chia lợi nhuận 2019. Qua đó công ty đã thống nhất trả 15% cổ tức cho các cổ đông theo phương án 5% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Thời gian thực hiện sẽ vào quý 4/2020.
Cổ phiếu PAS đã lên sàn UPCom từ ngày 21/9 với giá 12.000 đồng/cp. Kết thúc phiên giao dịch 4/11, thị giá PAS đạt 12.500 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường 313,7 tỷ đồng.
Lỗ liên tiếp, Tổng Công ty Sông Hồng mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu, không có khả năng trả nợ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tổng doanh thu toàn Tổng công ty cổ phần Sông Hồng năm 2019 là 68 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của Tổng công ty tiếp tục âm 72,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2019 toàn Tổng công ty là âm 666 tỷ đồng.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng.
Theo báo cáo tài chính Công ty mẹ, tổng doanh thu năm 2019 của Công ty mẹ đạt 34 tỷ đồng, giảm 178,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 83,8%.
Năm 2019, Tổng công ty tiếp tục bị lỗ 65 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu của Sông Hồng âm 645,6 tỷ đồng, mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2019 là 68 tỷ đồng, giảm 70% so với tổng doanh thu năm 2018. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của Tổng công ty tiếp tục âm 72,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 973 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2019 toàn Tổng công ty là âm 666 tỷ đồng.
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bộ Tài chính nhận định, Tổng công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (dưới 1 năm). Nợ ngắn hạn của Công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 là 1.117 tỷ đồng, cao hơn số dư tài sản ngắn hạn (tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2019 là 505,2 tỷ đồng). Tổng công ty đang bị mất cân đối tài chính, một phần nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục.
Về hiệu quả hoạt động đầu tư, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tại ngày 31/12/2019, Sông Hồng có số dư đầu tư tài chính tại 30 Công ty với tổng số tiền là 284 tỷ đồng; cổ tức được chia năm 2019 là 1,4 tỷ đồng; tỷ suất sinh lời rất thấp là 0.5%.
"Trong số 30 doanh nghiệp Sông Hồng có góp vốn đầu tư, Tổng công ty phải thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính tại 22 đơn vị với tổng số tiền là 221 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư ra ngoài của Sông Hồng không có hiệu quả", Bộ Tài chính đánh giá.
Theo Bộ Tài chính, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu tư của Sông Hồng rất khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty.
Đến thời điểm ngày 31/12/2019, Sông Hồng bị mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu, số lỗ lũy kế lớn và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty không được bảo toàn.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty khẩn trương xây dựng các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu các khoản đầu tư, cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động liên tục của Tổng công ty.
Bao bì Thuận Đức (TDP) tăng trưởng tốt nhờ thị trường nội địa Báo cáo tài chính quý III của Công ty cổ phần Thuận Đức (mã TDP - sàn HOSE) cho thấy trong kỳ Công ty có sự bứt phá mạnh mẽ khi duy trì tốc độ tăng trưởng kép cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của TDP, doanh thu bán hàng quý này...