‘Anh hùng xạ điêu’ thất bại, võ hiệp Kim Dung đã hết thời?
Nhận được vô vàn lời khen nhưng “ Tân anh hùng xạ điêu” lại bị ghẻ lạnh. Không thể sánh ngang những bộ phim dạng ngôn tình, phim của Kim Dung đã không còn sức nóng.
Với những người thuộc thế hệ 7X,8X, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là kinh điển văn học. Cũng nhờ đó, phim chuyển thể từ tiểu thuyết mác Kim Dung cũng được săn đón, trở thành hiện tượng màn ảnh.
Nhưng đó đã là câu chuyện thuộc về quá khứ. Với thế hệ sau 9X, họ không còn mặn mà với câu chuyện võ hiệp quen thuộc.
Bằng chứng là Tân anh hùng xạ điêu với sự nhìn nhận tích cực từ giới phê bình nhưng lại không thu hút tỷ lệ người xem lý tưởng.
Hạn chế thế thân, cảnh quay đẹp mắt, trung thành nguyên tác nhưng Tân anh hùng xạ điêu lại có tỷ lệ người xem rất thấp. Ảnh: Sina.
Tân anh hùng xạ điêu phát sóng từ 9/1. Phim với dàn diễn viên mới được đánh giá trung thành với nguyên tác, tái hiện chân thực tinh thần võ hiệp Kim Dung. Trên Douban, phim được chấm 8,1/10 điểm – con số cao hiếm có. Nhà sản xuất tự tin không cần dàn sao vẫn có thể thành công.
“Chúng tôi dành tới 70% kinh phí làm phim để hoàn thành khâu chế tác. Chúng tôi không cần sao hạng A với thù lao trên trời. Vì thế, từ cảnh đại mạc gió cát, hội ngộ ở Đào Hoa Đảo đến các pha hành động võ thuật, cảnh sắc đẹp như thật”, đại diện nhà sản xuất chia sẻ hồi đầu tháng 1.
Tuy nhiên, theo CSM52, rating của phim dao động từ 0,53% đến 0,65%. Con số này không thể so với các phim chiếu cùng thời điểm.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến nhận định thời của tiểu thuyết võ hiệp, phim võ thuật không ủy mị đã hết. Ảnh: Sina.
“Cô phương bất tự thưởng cải biên từ tiểu thuyết ngôn tình, lại bị chỉ trích đóng thế toàn bộ phim nhưng vẫn có tỷ lệ người xem trên 1%”, QQ cho hay.
Tờ Sina cho rằng đây đang là thời hoàng kim của dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết phát hành trên mạng. Thời của những tác phẩm được đánh giá kinh điển đã không được đón nhận.
Điển hình là Tân hồng lâu mộng ra mắt năm 2010 thảm bại về tỷ lệ người xem. Nhưng Lang Gia Bảng, Hoa Thiên Cốt hay Chân Hoàn truyện lại trở thành những bom tấn trên màn ảnh.
Mục Niệm Từ bản mới. Ảnh: Sina.
Giới phê bình cho rằng dù không muốn thừa nhận vẫn phải nhận thấy thời đại công nghệ mạng cũng là lúc triều đại phim võ hiệp đã bị thay thế.
“Năm 1983, Anh hùng xạ điêu của Ông Mỹ Linh, Huỳnh Nhật Hoa ảnh hưởng đến một thế hệ. Sau đó, Trương Trí Lâm, Chu Nhân cũng tạo thành cặp Tĩnh ca ca, Dung Nhi.
Thập niên 2000, khán giả hài lòng với bản do Hồ Ca, Lâm Y Thần đóng chính. Chưa bao giờ, phim lại bị quay lưng đến vậy khi ra mắt. Điều đó cho thấy võ hiệp kinh điển truyền thống đã không còn sức hấp dẫn với giới trẻ”, Sinađánh giá.
Theo Zing
'Tân anh hùng xạ điêu' từ khen thành chê chỉ vì 1 cảnh phim
Vẫn được đánh giá cao nhưng "Tân anh hùng xạ điêu" đang bị báo chí hoài nghi về sự thành công sau khi vai chính Quách Tĩnh xuất hiện.
Mới phát sóng, Tân anh hùng xạ điêu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của khán giả. Dù nhân vật chính chưa xuất hiện nhiều nhưng sự ăn ý của dàn diễn viên gạo cội trong các vai phụ đã giúp phim ghi điểm. Trên Douban - trang web chuyên về đánh giá phim ảnh của Trung Quốc chấm phim 7,9/10.
Tuy nhiên, hình ảnh Quách Tĩnh mới xuất hiện lại khiến phim bị mất điểm. Nhân vật này bị chê về tạo hình, do người Mông Cổ và người Hán trong bối cảnh truyện không thịnh hành "mốt" tóc này. Thêm vào đó, cảnh Quách Tĩnh "nhất tiễn hạ song điêu" khi được nhìn kỹ lại phát hiện ra nhược điểm kỹ xảo.
Cảnh phi ngựa của nam chính lộ mặt đóng thế.
Nếu chỉ nhìn pha bắn tên, khán giả sẽ thấy đây là cảnh phim hoàn hảo. Nhưng vài giây trước đó lại là chuyện khác. Tài tử Dương Húc Văn từng tuyên bố tự thực hiện các ảnh khó, không cần thế thân. Ở góc ảnh phi ngựa, khán giả đã thấy chớp nhoáng gương mặt của nam diễn viên đóng thế.
"Đây là lời nói không đúng sự thật", một ý kiến được Sina trích đăng.
Sau đó, cảnh đứng trên lưng ngựa giương cung bắn điêu bị so sánh với...phim hoạt hình. Tờ Sina không ngại đặt góc quay này bên cạnh các bản phim trước đó vào năm 1983 do Huỳnh Nhật Hoa đóng, 1988 của Huỳnh Văn Hào, 1994 do Trương Trí Lâm đảm nhận, hay phiên bản của Lý Á Bằng và Hồ Ca.
Cũng ở cảnh phải dùng thế thân, cảnh đứng trên lưng ngựa bị chê như phim hoạt hình.
"Bản phim này thua xa phiên bản Hồ Ca và Lý Á Bằng. Thậm chí chỉ ngang với thời TVB làm phim năm 1994 và 1983. Đây là sự đi ngược về trình độ", Sina đánh giá.
Khán giả hy vọng dàn sao trẻ sẽ làm tốt hơn nữa trong các tập sau. Trên Douban, Tân anh hùng xạ điêu hiện vẫn được chấm cao chỉ sau bản phim kinh điển năm 1983, 1994. Trong khi đó, phiên bản của Lý Á Bằng và Châu Tấn có điểm số thấp nhất, 6,4/10 điểm.
Bản phim của Hồ Ca được đánh giá quay cảnh đứng trên lưng ngựa chân thực hơn.
"Sau bản phim năm 1983 với hình ảnh kinh điển của Ông Mỹ Linh và Huỳnh Nhật Hoa, đã lâu lắm rồi mới có một phim khiến tôi thích thú. Những năm gần đây, phim làm từ tiểu thuyết Kim Dung rất nhiều và thích sự cải biên. Hiện, bản mới khá trung thành với nguyên tác", một khán giả chấm phim 5 sao/5 sao nhận xét.
Tân anh hùng xạ điêu với sự góp mặt của Dương Húc Văn, Lý Nhất Đồng, Trần Tinh Húc, Mạnh Tử Nghĩa, Triệu Lập Tân, Miêu Kiều Vỹ, Lữ Lương Vỹ, Lý Tông Hàn hiện vẫn phát sóng trên đài Đông Phương.
Theo Zing
'Anh hùng xạ điêu': Kỹ xảo đẹp, võ thuật đúng chất Kim Dung Vừa ra mắt ngày 9/1, "Tân anh hùng xạ điêu" được đánh giá khá cao trên các diễn đàn phim lớn. Vài năm nay, phim cổ trang Trung Quốc rơi vào tình thế "số lượng nhiều, chất lượng giảm". Việc làm lại các bộ phim lớn trở thành chuyện cơm bữa, song luôn bị đánh giá khó vượt qua các bản phim kinh...