Anh hùng lao động Ba Huân: Chỉ xuất khẩu, “con xóa đói giảm nghèo” mới cứu được nông dân
Anh hùng lao động Phạm Thị Huân – thường gọi với tên thân mật bà Ba Huân – cho rằng gà, vịt trước đây là “con xóa đói giảm nghèo”. Chỉ có xuất khẩu bền vững thì mới cứu được ngành chăn nuôi trứng gia cầm, và mới cứu được bà con nông dân.
Tại buổi thăm và làm việc tại trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An ngày 21/12, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực phát triển của doanh nghiệp Ba Huân.
Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NNPTNT đánh giá cao nỗ lực phát triển của công ty Ba Huân
Bà Phạm Thị Huân, từ một tiểu thương thu mua trứng vịt, tiến lên xây dựng cơ sở, rồi thành lập doanh nghiệp, là một nỗ lực đầy kiên trì. Đặc biệt, bà Huân đã nhanh nhạy trong việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất để hiện đại hóa sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm, từ đó đóng góp lại cho xã hội, cho đất nước.
Soi cực tím, tìm trứng gà sạch chuẩn “4 sao” ở nhà máy trứng hơn 100 tỷ
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Đây là tấm gương điển hình thể hiện cho ý chí vươn lên của nông dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.
Đi theo chuỗi gia cầm khép kín, đến nay Ba Huân đã có cơ ngơi khoảng 5 triệu con gà thịt.
Video đang HOT
Gắn liền với đó là hệ thống trang trại, nhà máy chế biến trứng với tổng công suất tương đương 1 tỷ quả mỗi năm.
Đoàn công tác Bộ NNPTNT tham quan trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An
Ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ hướng đến thị trường nội địa 100 triệu dân mà còn hướng tới xuất khẩu. Người đứng đầu Bộ NNPTNT cho rằng, tới đây, gà và trứng sẽ là đối tượng chủ lực, đem về hàng tỷ USD cho đất nước từ xuất khẩu.
Bà Phạm Thị Huân – Chủ tịch HĐQT công ty CP Ba Huân
Chính Công ty Ba Huân cũng đang thể hiện các bước đi đúng theo chiến lược chung của ngành nông nghiệp, của Chính phủ đã đề ra. “Sau khi đã làm tốt việc cung ứng các sản phẩm gia cầm an toàn cho thị trường nội địa, thì Ba Huân cần vươn ra thị trường thế giới” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị.
Bà Phạm Thị Huân kể: Bản thân không được học hành nhiều, nhưng với ngành gia cầm, bà đã đi theo mẹ bán trứng từ năm 16 tuổi. Niềm đam mê và tâm huyết cùng nông dân đã giúp bà gắn bó với ngành gia cầm gần như trọn cả một đời.
Công nhân làm việc tại trang trại
Đi lên từ nghề bán trứng, làm giàu từ nghề bán trứng, bà Phạm Thị Huân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân cho biết, nếu không có sự đồng hành của người nông dân, không có sự ủng hộ của ngành nông nghiệp và người tiêu dùng, thì không thể có thương hiệu Ba Huân như ngày hôm nay.
Trong quá trình nỗ lực xúc tiến thương mại, các ngành chức năng, nhất là Cục Thú y đã đồng hành hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp. Nhưng đến nay khâu xuất khẩu vẫn chưa mạnh, vì vướng đại dịch Covid-19.
Bên trong trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Ba Huân sẽ mời các nhà nhập khẩu Singapore sang tham quan chuỗi sản xuất, chế biến sản phẩm gia cầm khép kín của công ty, để tiến tới xuất khẩu sang thị trường này.
Quy trình chăn nuôi khép kín từ trang trại…
… đến những sản phẩm cuối cùng của Ba Huân
Đáp lại thịnh tình mà Bộ NNPTNT gửi gắm, bà Huân cho biết, trước giờ, con gà, con vịt vẫn được coi là con xóa đói giảm nghèo. Nếu xuất khẩu được bền vững chính là góp phần cứu nông dân, giúp bà con nông dân có cuộc sống khấm khá.
“Ở độ tuổi đã xế chiều, tôi vẫn mong làm được điều gì đó đền đáp lại ân tình của ngành chức năng, của người tiêu dùng. Và trên hết, là chính những người nông dân đã đồng hành cùng tôi suốt 50 năm qua”, bà Huân chia sẻ.
Ngân hàng Chính sách xã hội đón nhận danh hiệu AHLĐ thời kỳ đổi mới
Chiều 21/12, Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị tổng kết Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng dự và phát biểu chỉ đạo.
Tín dụng chính sách xã hội có tính nhân văn sâu sắc
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Trang trọng gắn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới lên lá cờ truyền thống của Ngân hàng Chính sách xã hội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thực hiện thành công, hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược, đặc biệt là sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 401/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 40.
"Tín dụng chính sách xã hội thực sự là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của nước ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020", Phó Chủ tịch nước khẳng định.
Theo Phó Chủ tịch nước, việc tập trung huy động được các nguồn lực tài chính theo phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.
Phó Chủ tịch nước cũng ghi nhận Ngân hàng đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ chiếm 0,24 %. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
"Ngân hàng Chính sách xã hội giúp cho việc quản lý vốn cũng như các đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn. Kết quả phân loại đáng vui mừng là trên 95% tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tốt và khá, đây được xem là mô hình đặc thù ưu việt của Ngân hàng Chính sách xã hội, phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta. Với cách thức tổ chức mạng lưới trên, hầu hết giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được thực hiện nhanh chóng thuận lợi và có sự phối hợp giám sát quản lý tốt, tỷ lệ giải ngân, thu nợ đạt trên 90%, đặc biệt, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%", Phó Chủ tịch nước nêu.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Ngân hàng tiếp tục phát triển theo hướng tự chủ, ổn định, bền vững; xây dựng chiến lược phát triển 10 năm tiếp theo, đảm bảo tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện triển khai vay vốn kịp thời, đúng đối tượng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phổ biến, tuyên truyền và phối hợp triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội và các luật có liên quan, nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội; nghiên cứu, đề xuất tích hợp các chương trình tín dụng ưu đãi để tập trung nguồn lực, tránh dàn trải; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về tín dụng chính sách xã hội; củng cố, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin...
Phó Chủ tịch nước tin tưởng, Ngân hàng sẽ không ngừng phát triển, giữ vững niềm tin của xã hội như phương châm "thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ".
Tại buổi lễ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân trong và ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tín dụng chính sách đã đến 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Cờ, Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho đại diện NHCSXH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng cho biết, giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt bình quân 10%/năm. Quy mô tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách tăng gấp 2,6 lần, từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 235.661 tỷ đồng ước đến thời điểm 31/12/2020. Các nguồn lực tài chính được tập trung huy động đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việc thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khó khăn. Quy mô tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng gấp 2,5 lần, từ 89.462 tỷ đồng năm 2010 lên 226.264 tỷ đồng vào cuối năm 2020, với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, trong đó, dư nợ cho hay hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 56.344 tỷ đồng. Tín dụng chính sách đã đến 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ông Ketut Kusuma - Điều phối viên quốc gia về lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới nhận định, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn nhất châu Á. Có được sự thành công này là nhờ Việt Nam đã nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và tìm ra hướng đi riêng phù hợp với văn hóa, lịch sử và cấu trúc xã hội Việt Nam. Đó là thiết lập được mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo và đối tác chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội, từ trung ương đến địa phương trong việc cung cấp, giám sát tín dụng. Đồng thời kết hợp được tín dụng với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình khuyến khích phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ mới. Thành công của việc triển khai tín dụng chính sách xã hội ở Việt Nam cũng góp phần vào việc Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn.
Ông Ketut Kusuma bày tỏ ấn tượng với những thành tựu Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt được, qua các con số: gần 6,5 triệu hộ gia đình được vay vốn với dư nợ gần 10 tỷ USD thông qua mạng lưới toàn quốc bao gồm 63 chi nhánh tỉnh, 625 phòng giao dịch huyện, 10.426 điểm giao dịch ở cấp xã và gần 173.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thông qua mạng lưới này, Ngân hàng đã tiếp cận khoảng 92% tổng số hộ vay và chiếm tới 87% giá trị tổng các khoản cho vay trong thị trường tài chính vi mô Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Sáng 21-12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21-12-1954/ 21-12-2020). Đến dự buổi lễ có đồng chí: Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội;...