Ảnh hiếm về những con kền kền ăn “thịt người”
Kền kền râu có kích thước rất lớn, với chiều dài trên 1,2 m và sải cánh lên đến gần 3 m. Trọng lượng từ 4,5 – 8,0kg. Chúng ăn chủ yếu xác chết và thi thoảng cả con mồi sống, sinh sản trên những vách núi cao.
Vài ngày trước, một nhiếp ảnh gia ở Thanh Hải, Tây Tạng, Trung Quốc chụp được những hình ảnh ấn tượng về loài kền kền râu, loài kền kền quý hiếm, được bảo vệ cấp một ở Trung Quốc.
Ngắm nhìn những hình ảnh này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thích thú.
Khác hẳn hình ảnh xấu xa, cơ hội trong ấn tượng của nhiều người, những con kền kền râu này vô cùng phong độ, bản lĩnh.
Thậm chí, trong một số khoảnh khắc, hình ảnh và thần thái của chúng không hề thua kém những con chim đại bàng hay chim ưng lớn, thực sự rất ấn tượng.
Theo tìm hiểu, kền kền râu là một loài chim săn mồi duy nhất trong chi Gypaetus, họ Accipitridae.
Kền kền râu có kích thước rất lớn, với chiều dài trên 1,2 m và sải cánh lên đến gần 3 m. Trọng lượng từ 4,5 – 8,0kg.
Video đang HOT
Chúng ăn chủ yếu xác chết và thi thoảng là cả con mồi sống, sinh sản trên những vách núi cao ở phía nam Châu Âu, Kavkaz, Bắc Phi, phía nam châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ và Tây Tạng.
Được biết, kền kền râu cũng là một trong những loài kền kền ăn thịt người ở Tây Tạng thông qua phong tục “ thiên táng”.
Người Tây Tạng quan niệm, một khi sự sống đã kết thúc, thi thể chỉ còn là một con tàu rỗng, không cần phải bảo quản.
Khi đó, chim kền kền, loài chim được xem là rất thiêng liêng ở địa phương, sẽ đảm nhận sứ mệnh quan trọng là đưa linh hồn của người đã khuất sang thế giới bên kia.
Trong những giây phút cuối cùng của nghi lễ thiên táng, kền kền sẽ bay xuống để rỉa thịt người chết, đáp ứng cả về mặt tâm linh lẫn thực tế.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/Sina
Sự thật rợn người tục thiên táng linh thiêng ở Tây Tạng
Tập tục thiên táng được thực hiện ở Tây Tạng trong suốt nhiều thế kỷ. Đối với người dân địa phương, tục lệ mai táng này hết sức linh thiêng nhằm giúp linh hồn người quá cố được đầu thai chuyển kiếp.
Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục này đối với người dân địa phương vô cùng linh thiêng và ý nghĩa.
Sau khi qua đời, thi hài người quá cố được để ở nhà từ 3 - 5 ngày trước khi mang lên núi.
Người thân trong gia đình người chết đưa thi thể đến khu thiên táng nằm trên núi cao cách xa khu dân cư.
Tất cả thành viên trong gia đình đều chứng kiến nghi lễ linh thiêng này để đối mặt với cái chết và cảm nhận nghi lễ thiên táng linh thiêng.
Nhiều gia đình mời các Lạt ma đến cầu nguyện cho người quá cố sang thế giới bên kia bình an.
Kế đến, người Tây Tạng đốt cây bách xù để thu hút những con kền kền đến. Đối với người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng.
Những con kền kền được ví như thiên sứ giúp linh hồn của người đã khuất được đầu thai, chuyển kiếp.
Các "rogyapa" (người xử lý xác chết) bắt đầu công việc xử lý thi thể thành nhiều phần để đàn kền lền xà xuống thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành đám tang, các lạt ma tiếp tục cầu nguyện cho người chết trong 49 ngày.
Tập tục thiên táng của người Tây Tạng diễn ra với những nghi thức được cho là khá rùng rợn. Thế nhưng, người dân địa phương cho rằng cơ thể con người chỉ là phương tiện giống như cỗ xe chở linh hồn.
Khi cỗ xe xuống cấp, không còn sử dụng được nữa thì linh hồn rời đi. Khi ấy, cỗ xe từng chở linh hồn được dùng làm thức ăn cho các loài vật khác.
Tâm Anh
Theo Kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Giải mã quá choáng về hiện tượng "hồi quang phản chiếu" Một số người sắp chết đột nhiên trở nên tỉnh táo, khỏe mạnh và nói chuyện rành mạch. Khoảng 2 tiếng sau, họ sẽ qua đời. Khoa học gọi đây là hiện tượng hồi quang phản chiếu. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao lại xảy ra sự việc bí ẩn này. Hồi quang phản chiếu là một hiện tượng bí ẩn...