Ảnh hiếm về ngày 20/11 năm xưa: Ai còn nhớ về một thời như thế?
20/11 ngày xưa có nhiều khác biệt với 20/11 ngày nay.
J.A. Comenxki đã nói: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.
Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng khuyết rồi lại tròn nhưng ánh sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Nghề giáo không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng đạo đức và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được biết đến là dịp để lớp lớp các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn đến thầy cô – những người đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta không chỉ kiến thức mà còn cả hành trang vào đời. Trong dịp này, sẽ có rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Dẫu vậy, 20/11 ngày nay vẫn có nhiều khác biệt với 20/11 ngày xưa.
Kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam thời xưa thường được tổ chức khá giản dị, chỉ cần một tấm phông xanh cùng một vài tiết mục văn nghệ về thầy cô, mái trường, vậy là đủ. Dẫu vậy, ai cũng vô cùng háo hức gửi những lời chúc, những lời tri ân rất chân thành nhất tới thầy cô nhân dịp đặc biệt này.
Buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 1986.
Cô trò chụp ảnh lưu niệm thời xưa.
20/11 ngày xưa vẫn có nhiều khác biệt với 20/11 ngày nay.
Video đang HOT
Khung cảnh khiến nhiều người bồi hồi.
Phụ huynh và học sinh mua hoa tặng cô.
Hoạt động không thể thiếu chắc chắn là chụp ảnh lưu niệm.
Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 20/11, vui nhất chính là sinh viên sư phạm rồi!
Lối sống tối giản của mẹ tôi: Lương hưu 8,7 triệu đồng/tháng nhưng vẫn tiết kiệm được 3,5 triệu
Cả đời ở thôn quê, chưa một lần bước chân lên thành phố lớn nhưng thực tế, cuộc sống của bà hạnh phúc và đủ đầy hơn nhiều so với giới trẻ chúng tôi!
Mặc dù cuộc sống ở nông thôn không thể so sánh với các thành phố lớn nhưng chất lượng cuộc sống của mẹ tôi ở nông thôn không hề thua kém những nơi khác. Đáng nói, dù chỉ với mức lương hưu 2.500 nhân dân tệ (tương đương 8,7 triệu đồng) nhưng mẹ tôi có thể tiết kiệm 1.000 nhân dân tệ (chừng 3,5 triệu đồng).
Tất cả những điều này có được đều nhờ vào thói quen tiết kiệm ít tiền, sống đơn giản với lối tối giản của bà.
Mẹ tôi đã được dạy về ý thức tiết kiệm ít tiền ngay từ khi còn nhỏ
1. Trong nạn đói ngày xưa, ông bà tôi ngày nào cũng phải chịu đói, ngày nào cũng phải làm việc không ngừng nghỉ, nhưng cuối cùng bà tôi vẫn chết đói trên đồng. Mẹ tôi cũng bởi thế mà ngay từ nhỏ đã luôn sợ chết đói nên bà luôn nỗ lực mỗi ngày.
2. Mẹ tôi không chỉ cố gắng tiết kiệm ít tiền mà mẹ còn thường dạy chúng tôi về điều đó.
3. Dù một ngày kiếm được nhiều hay ít tiền, mẹ tôi đều để lại vài đồng tiền mặt và đặt phía dưới chiếc chiếu tre trên giường gỗ ở nhà. Số tiền này mỗi ngày lại nhiều thêm một ít. Cứ như thế, tới cuối năm thì bà rút ra để tổng kết lại.
Mẹ tôi không bao giờ ngừng kiếm ít tiền dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào
1. Khi mẹ tôi còn trẻ, ở nông thôn khi đó không có nhiều việc để làm. Nhưng chỉ cần kiếm ít tiền chân chính thì bà vẫn luôn nỗ lực. Ban đầu, mẹ tôi rửa bát trong một khách sạn, nhưng công việc này ảnh hưởng và mâu thuẫn với công việc ở nhà, đồng thời ông ngoại tôi cũng cần mẹ tôi giúp đỡ công việc kinh doanh nên đã khuyên bà nghỉ việc ở đó.
3. Nghề duy nhất bà làm lâu nhất là nghề thủ công. Tuy vất vả và cần nhiều sự tỉ mỉ, bà vẫn quyết tâm gắn bó với nó - bên cạnh công việc chính là giáo viên mầm non.
4. Mẹ tôi đặc biệt thích làm đồ thủ công. Cũng nhờ công việc này mà mẹ tôi không những cảm thấy vui vẻ hơn mà còn có thể kiếm thêm được chút tiền, dùng để tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt.
5. Cách đây 5 năm, mẹ tôi đến Quảng Châu để phẫu thuật đục thủy tinh thể. Trong thời gian đó, mẹ tôi không còn làm việc kiếm thêm nữa. Tuy nhiên, sau khi mắt bình phục, bà lại bắt đầu làm việc. Không ai có thể ngăn cản được bà. Thế mới thấy nỗ lực kiếm ít tiền của mẹ tôi lớn thế nào.
Cố gắng trân trọng và tiết kiệm từng đồng
1. Mẹ tôi vẫn mua đầy đủ các loại đồ ăn để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, nhưng những thứ đắt tiền thì bà sẽ không mua. Ví dụ, khi mua cá, bà sẽ chọn những loại cá bình thường, giá trị dinh dưỡng cao và nói không với cá đắt tiền... Tương tự với thịt, bà không mấy khi mua thịt bò vì giá của chúng khá cao so với những loại thịt khác.
2. Những bữa sáng đơn giản, đủ chất đều được bà tự tay chuẩn bị mỗi ngày. Cả nhà tôi có thể cùng nhau ăn cháo, ăn mì hoặc cơm... Nhìn chung, chi tiêu cho ăn uống mỗi ngày của cả gia đình sẽ không vượt quá 50 nhân dân tệ (khoảng 175.000 đồng).
3. Bố mẹ tôi đều không thích ăn trái cây nên rất ít khi mua. Trung bình mỗi tháng chỉ mua 1-2 lần những loại trái cây theo mùa.
4. Mẹ tôi ngày xưa rất tằn tiện. Nhà ông bà tôi đã từng nghèo tới mức bà không có tiền mua quần áo. Bởi thế, một bộ quần áo đã cũ hay rách, rộng hoặc chật,... thì mẹ sẽ tự sửa lại để tiếp tục mặc.
5. Bây giờ điều kiện đã khá hơn nhiều, mẹ tôi vẫn không dám mua quần áo đắt tiền.
6. Mẹ tôi sẽ không vứt bỏ đồ lót cho đến khi nó bị sờn rách...
Thoát nghèo nhờ lao động chăm chỉ
1. Khi chúng tôi còn nhỏ, mỗi lần mẹ đi làm đều phải đưa 2 chị em tôi đi theo. Lớn hơn 1 chút, có thể tự lo cho nhau thì mẹ mới không đưa chúng tôi đi theo nữa. Tuy nhiên, ngay khi tới giờ chuẩn bị bữa cơm, mẹ tôi đều gọi cho tôi, giục tôi đi nấu cơm cho 2 chị em ăn để tiết kiệm ít tiền.
2. Để tiết kiệm những chi phí không cần thiết, mẹ tôi tự mình trồng rau để ăn. Khi chúng tôi đi học đại học trên thành phố, mẹ luôn ra vườn và hái rất nhiều rau tươi, sạch để mang đi.
3. Mẹ tôi trồng nhiều loại rau trong vườn, bao gồm xà lách, tỏi tây, cà chua, rau muống, bắp cải. Kiến thức về rau củ của tôi cũng được mẹ truyền lại đầy đủ.
4. Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, vai bà gánh nước không tốt lắm. Chúng tôi đã nhiều lần khuyên bà không nên trồng rau nữa nhưng mẹ tôi không chịu. Bà cho rằng, việc tự trồng rau không chỉ giúp bà được ăn rau sạch mà còn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.
Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn, tôi từng biết mình không có tiền để tiêu nên rất cố gắng để tiết kiệm ngay khi tự kiếm ra tiền. Sau này, khi lấy chồng và sinh con, tôi nhận ra rằng có quá nhiều nơi để tiêu tiền, và số tiền tôi kiếm được không bao giờ đủ để tiêu. Bấy giờ tôi mới nhớ ra lời mẹ tôi nói. Tiết kiệm ít tiền không phải là điều có thể đạt được chỉ sau một đêm. Nó được tích lũy lại từng chút một từ mọi khía cạnh của cuộc sống.
Chỉ khi nuôi con, bạn mới biết bố mẹ mình đã phải chịu vất vả đến mức nào. Không phải tự lo cho cuộc sống của mình, bạn sẽ không biết thức ăn, gạo, dầu và muối đắt ra sao. Hy vọng rằng, những cách tiết kiệm của mẹ tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho bạn!
Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,... Dinh Chúa Đảo (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) còn được biết đến với nhiều tên gọi như dinh Ông Lớn, nhà Chúa Đảo, dinh Tỉnh Trưởng. Đây từng là nơi ở và làm việc...