Ảnh hiếm về đền thờ Vua Hùng ở Sài Gòn trước 1975
Đền thờ vua Hùng là ngôi đền nổi tiếng có tuổi đời gần một thế kỷ của Sài Gòn.
Năm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng là ngôi đền nổi tiếng có tuổi đời gần một thế kỷ của Sài Gòn. Ảnh: Đền thờ vua Hùng thời thuộc địa.
Ngôi đền này được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 theo kiến trúc cung đình nhà Nguyễn với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm(Temple de Souvenir). Ảnh: Ngôi đền trên bưu thiếp thời thuộc địa.
Vào giai đoạn này, đền là nơi tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Đền Kỷ Niệm đầu thập niên 1950 của tác giả Raymond Cauchetier.
Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Vua Hùng và một số nhân vật lịch sử khác như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo, Khổng Tử. Ảnh: Ngôi đền năm 1956.
Từ sau năm 1975 cho đến nay, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng. Ảnh: Ngôi đền năm 1967 của tác giả Ken.
Video đang HOT
Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng. Ảnh của George Slater chụp năm 1966.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng cũng được coi là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1972 của Kemper14.
Đền Kỷ Niệm trên một bưu thiếp thời thuộc địa.
Hình ảnh nội thất của ngôi đền in trong một ấn phẩm của Pháp thời thuộc địa.
Ba mẹ cọn chụp ảnh kỷ niệm bên ngoài ngôi đền năm 1966. Ảnh của Douglas Ross.
Đôi rồng ở lối lên đền. Ảnh của Douglas Ross chụp năm 1966.
Theo_Kiến Thức
10 địa điểm phải ghé thăm dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm, đền thờ Vua Hùng, điện Ngọc Hoàng là những địa điểm tâm linh nổi tiếng mà du khách nên ghé thăm trong dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn
Nằm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, TP HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được hai Hòa thượng đến từ miền Bắc là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm cho xây dựng từ năm 1964 - 1971 theo nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên có từ thời Lý, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Giang. Ngày nay, Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa rất nổi tiếng, thu hút hàng vạn người ghé thăm vào dịp Tết Nguyên đán ở Sài Gòn.
Tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, chùa Huệ Nghiêm cũng là một ngôi chùa nổi tiếng của Sài Gòn. Không chỉ có quy mô lớn, cảnh quan hài hòa, chùa còn là nơi lưu giữ nhiều kỉ lục Việt Nam như bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng Phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ giáng hương bông lớn nhất...
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. Chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Ngày nay chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở Sài Gòn.
Nằm trên đường Ba tháng Hai, Quận 10, TP HCM, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người đã thiết kế Dinh Độc Lập. Chùa được khởi công từ năm 1964 nhưng việc xây dựng bị trì hoãn trong nhiều thập niên, đến đầu những năm 2000 mới hoàn thành. Ngày nay, Việt Nam Quốc Tự là một điểm đến thu hút đông đảo giới Phật tử cũng như du khách xa gần của TP HCM.
Được xây dựng từ năm 2007-2013, Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya tại Tổ đình Bửu Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) là tòa bảo tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy vào bậc nhất của Việt Nam. Kiến trúc độc đáo của tháp là sự kết hợp giữa phong cách nền văn minh Suvannabhmi cổ xưa của vùng Đông Nam Á với một số yếu tố truyền thống Việt Nam và kỹ thuật xây dựng hiện đại. Từ khi khánh thành, bảo tháp đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ở ngoại ô TP HCM.
Tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP HCM, Điện Ngọc Hoàng hay chùa Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự, là một ngôi chùa cổ có quy mô lớn, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Hàng ngày du khách trong và ngoài nước đến điện Ngọc Hoàng chiêm bái, tham quan chùa rất đông. Lễ hội lớn nhất ở nơi đây là lễ Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
Tọa lạc trên một khu đất rộng 1.500m2 bên đường Thống Nhất thuộc quận Gò Vấp, TP HCM, đình Thông Tây Hội là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả khu vực Nam Bộ. Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng nhân lịch sử về cư dân vùng Gò Vấp, vùng đất ra đời sớm hơn Sài Gòn - Gia Định.
Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) (người dân thường gọi là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu do lăng nằm ở vùng đất Bà Chiểu xưa) là khu lăng mộ cổ bề thế và tinh xảo nhất của Sài Gòn. Đây cũng là một địa điểm tâm linh quan trọng, thu hút nhiều du khách thập phương trong những dịp lễ, Tết.
Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM) được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò. Đây là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của Sài Gòn.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng trong Thảo Cầm Viên là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. Ngôi đền được người Pháp xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm, để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến I. Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo... Từ năm 1975, đền đổi tên là đền thờ Vua Hùng.
Theo_Kiến Thức
Đại gia chi trăm triệu "săn" bạch đào chơi Tết Nhiều tay chơi quan niệm, sở hữu 1 gốc đào cổ thụ với dáng độc năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị "hét giá" cả trăm triệu nhưng nhiều người vẫn sẵn sang mơ hâu bao. Đây cũng là lý do mà mỗi năm có hàng trăm thương lái đổ bộ lên các cánh...