Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon

Theo dõi VGT trên

Những tán lá rộng trong rừng Amazon cung cấp nơi trú ẩn lý tưởng cho bộ lạc bí ẩn, chưa xác định được phát hiện ở khu vực thuộc bang Acre, Brazil.

Nhiếp ảnh gia người Brazil Ricardo Stuckert đã vô tình chụp được những hình ảnh cận ảnh về bộ lạc bí ẩn sâu trong Amazon, khi máy bay trực thăng của ông bay quanh khu rừng tìm chỗ trú mưa.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 1

Bộ lạc chưa xác định được phát hiện ở khu vực thuộc bang Acre, Brazil, gần biên giới với Peru.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 2

Những thổ dân trong bộ lạc phát hiện ra chiếc trực thăng.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 3

Những người đàn ông nấp sau thân cây, nhìn về phía “vật thể lạ” với ánh mắt cảnh giác.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 4

Những tán lá rộng ở Amazon cung cấp nơi trú ẩn lý tưởng cho bộ lạc bí ẩn.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 5

Một thổ dân chỉ tay về phía trực thăng của Ricardo Stuckert.

Video đang HOT

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 6

Thổ dân mang vũ khí sẵn sàng đối đầu với “kẻ xâm nhập”.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 7

Người đàn ông rút cung tên ra hướng về phía trực thăng.

Ảnh hiếm về bộ lạc sống như thời nguyên thủy trong rừng Amazon - Hình 8

Rõ ràng, sự xuất hiện của chiếc trực thăng khiến cả bộ lạc hoảng loạn, đề phòng.

Theo Tú Oanh (Tiền Phong)

Cuộc chiến vì cái cột cờ giữa lính Anh và thổ dân New Zealand

Bị thủ lĩnh thổ dân New Zealand liên tiếp đốn hạ cột cờ, quân Anh tức tối tấn công trả đũa, nhưng phải hứng chịu thương vong nặng nề.

Cuộc chiến vì cái cột cờ giữa lính Anh và thổ dân New Zealand - Hình 1

Thủ lĩnh bộ tộc Maori Hone Heke (giữa). Ảnh: NZHistory

Từ cuối thế kỷ 18, sau khi chinh phục được Australia, thực dân Anh bắt đầu dòm ngó vùng đất New Zealand bằng cách thiết lập ở đây các trạm săn cá voi. Đến thập niên 1930, người Anh trở thành lực lượng châu Âu thống trị quần đảo này và bắt đầu kiểm soát đất đai, lãnh thổ, dẫn đến tình trạng đối đầu trực tiếp với thổ dân Maori bản địa, theo NZHistory.

Sau nhiều năm đàm phán, đến năm 1840, người Anh và các thủ lĩnh bộ tộc Maori ký Hiệp ước Waitingi, văn kiện được cho là nền tảng của đất nước New Zealand ngày nay. Thế nhưng những điều khoản được ký trong hiệp ước lại là chủ đề gây tranh cãi giữa hai bên trong suốt nhiều năm tiếp theo.

Người Anh cho rằng hiệp ước này cho phép họ chiếm đóng, định cư trên những vùng đất mênh mông bên ngoài làng mạc của người Maori và bất cứ khu vực hoang vu nào. Nhưng người Maori lại tin rằng hiệp ước chỉ trao cho người Anh một số quyền hạn nhất định, còn họ vẫn là ông chủ của những vùng đất vốn là nơi săn bắn nuôi sống mình.

Xung đột

Một năm sau, chính quyền thuộc địa Anh ở Auckland đặt ra các khoản thuế má cho hàng hóa xuất nhập khẩu, khiến số lượng thuyền buôn ghé cảng giao dịch với người Maori sụt giảm thê thảm. Hành động này của người Anh vấp phải sự phản ứng dữ dội của các bộ tộc Maori ở Vịnh Các hòn đảo, dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh Hone Heke.

Sau làn sóng di cư ồ ạt của người Anh, vùng đất Kororareka thanh bình ở Vịnh Các hòn đảo của người Maori trở thành một thị trấn đầy rẫy tệ nạn với các nhà thổ mọc lên như nấm sau mưa, các quán rượu và sòng bạc xuất hiện dày đặc với những bợm rượu suốt ngày đánh lộn. Người Anh cũng cho dựng lên trong thị trấn này một cột cờ lớn và treo cờ Liên hiệp Anh như một biểu tượng chủ quyền.

Giọt nước tràn ly là một sự cố xảy ra vào tháng 7/1844, khi Heke dẫn người của mình vào thị trấn Kororareka để đòi lại một nữ nô lệ chạy trốn. Nữ nô này đang sống cùng một người Anh, và từ chối trở về với Heke, lăng mạ ông là "con lợn chết". Thủ lĩnh bộ tộc này đòi người Anh phải trừng phạt nữ nô vì sự xúc phạm đó, nhưng không được đáp ứng. Quá tức giận, ngày 8/7, người của Heke đã tràn xuống thị trấn, đốn hạ cột cờ Liên hiệp Anh. Dù không ai thiệt mạng sau sự cố này, đó rõ ràng là một hành động thách thức người Anh.

Chính quyền thị trấn lập tức gọi chi viện. Toàn quyền Charles Augustus Fitzroy chỉ huy ba tàu chiến cùng 200 lính thuộc Trung đoàn 99 lên đường tới Kororareka để giải quyết tình hình. Fitzroy gặp gỡ các thủ lĩnh bộ tộc Maori để đàm phán, chấp nhận giảm bớt thuế má, nhưng cũng yêu cầu họ kiềm chế Heke và đảm bảo an toàn cho người Anh.

Trước màn thị uy của người Anh, Heke dù không tham dự cuộc đàm phán vẫn phải chấp nhận viết thư xin lỗi vì đã chặt cột cờ, xin được dựng lên một cột cờ mới. Fitzroy hài lòng chấp thuận và rút lực lượng về Auckland. Thế nhưng Heke vẫn không nguôi giận, quyết định sẽ đốn hạ cột cờ một lần nữa.

Ngày 10/1/1845, Heke dẫn đầu các chiến binh kéo xuống thị trấn Kororareka, và đích thân chặt đổ cột cờ Anh. Người Anh tức tối cử một trung đội gồm một sĩ quan và 30 lính thuộc Trung đoàn 96 tới đây dựng lại cột cờ và gia cố thêm bằng các đai sắt, đồng thời xây dựng một trạm gác ngay cạnh cột cờ. Thế nhưng ngay sáng hôm sau, họ ngỡ ngàng nhận ra rằng cột cờ này đã bị đốn hạ lần thứ ba. Toàn quyền Fitzroy lập tức cử quân tăng viện đến để bảo vệ cột cờ này.

Cuộc chiến vì cái cột cờ giữa lính Anh và thổ dân New Zealand - Hình 2

Heke đích thân chặt đổ cột cờ của người Anh. Ảnh: NZHistory

Lực lượng tăng viện làm việc cật lực để xây dựng một tòa nhà kiên cố bên cạnh làm chốt bảo vệ cho toán lính canh 20 người, trong đó có các chiến binh người Maori thân Anh. Sau đó họ mua chiếc cột buồm của một thuyền buôn trong cảng và dựng lên cột cờ thứ 4. Một lực lượng hùng hậu gồm 200 lính được huy động để bảo vệ cột cờ mới này, dưới sự yểm trợ của tàu chiến HMS Hazard neo đậu gần đó.

Ở Anh, Hạ viện đã quyết định rằng Heke và các chiến binh của ông ta không được quyền đốn hạ cột cờ và phải ở yên trong lãnh thổ của họ, bởi vậy hành động của vị thủ lĩnh này cần phải bị trừng phạt. Khi các nhà truyền giáo thông báo điều này với Heke, ông không hề tỏ ra quan tâm và tiếp tục vạch ra một kế hoạch khác, châm ngòi cho Cuộc chiến Cột cờ kéo dài trong hai năm.

Giao chiến

Ngày 11/3/1845, khoảng 600 chiến binh Maori trang bị súng trường, súng hai nòng và rìu tấn công vào thị trấn Kororareka. Các chiến binh của Hone Heke tấn công trạm gác, giết sạch lính canh và đốn hạ cột cờ này lần thứ 4. Sau đó họ đốt phá gần như toàn bộ nhà cửa trong thị trấn, buộc người Anh phải hốt hoảng sơ tán xuống tàu HMS Hazard và rút về Auckland, để lại Kororareka cho người Maori.

Nửa tháng sau, một lực lượng hùng hậu của Anh gồm hai trung đoàn lục quân, một trung đoàn thủy quân lục chiến cùng nhiều tàu chiến trang bị đại bác dưới sự chỉ huy của trung tá William Hulme quay lại Vịnh Các hòn đảo và bắt đầu bắn phá các làng mạc của thổ dân Maori.

Sau khi san bằng một số làng mạc ven biển, lực lượng của Hulme tấn công thành lũy của Heke ở Puketutu, gần hồ Omapere. Thế nhưng các khẩu đại bác của họ hầu hết đều bắn trượt mục tiêu, còn chiến binh của Heke nấp trong chiến lũy chống trả kiên cường. Khi Hulme điều quân đổ bộ tấn công vào chiến lũy, quân Anh bị đánh tơi bời, khiến 13 người chết và 39 người bị thương.

Trong 10 tháng tiếp theo, quân Anh nhiều lần đột kích vào các chiến lũy của thổ dân Maori nhưng đều không thành công, khiến họ hứng chịu thêm nhiều thương vong. Trong một trận giao tranh, Heke bị thương, nhưng một thủ lĩnh khác vẫn tiếp tục dẫn dắt cuộc chiến của người Maori trong những chiến lũy ngày càng được củng cố vững chắc hơn để chống lại đạn đại bác.

Cuộc chiến vì cái cột cờ giữa lính Anh và thổ dân New Zealand - Hình 3

Tàu chiến Anh bắn đại bác vào các thành lũy của người Maori. Ảnh: NZHistory

Đến đầu năm 1846, sau hai tuần vây hãm không thành công, toàn quyền mới George Grey của Anh đồng ý thỏa thuận hòa bình với Heke, chấm dứt các cuộc giao tranh đẫm máu. Quân Anh mất 82 lính, 164 người bị thương, trong khi thổ dân Maori chỉ mất 60 chiến binh, 80 người bị thương.

Có vẻ như thủ lĩnh Heke đã giành chiến thắng trong Cuộc chiến Cột cờ. Dù người Anh vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ New Zealand, họ đã không dám dựng thêm một cột cờ nào nữa ở thị trấn Kororareka suốt 12 năm sau đó, và những người dựng lại cột cờ này vào năm 1858 lại là các chiến binh của Heke từng tham gia trận chiến.

Việt Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024

Tin mới nhất

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng do chiến tranh ở Sudan

09:57:39 15/11/2024
Phương pháp này cũng được sử dụng để ước tính số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan vào năm 2019 và đại dịch COVID-19, khi không thể thực hiện kiểm đếm đầy đủ.

Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí nỗ lực nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới

09:51:50 15/11/2024
Liên quan đến an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, hai bên nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật trong vấn đề này.

Tổng thư ký NATO nêu cách Ukraine có thể đảo ngược tổn thất ở tiền tuyến

09:50:35 15/11/2024
Các quan chức Nga mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại nước này, mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng chiến đấu "cho đến người Ukraine cuối cùng".

Thủ tướng Haiti ra lệnh khẩn cấp sau vụ tấn công máy bay thương mại

09:37:49 15/11/2024
Hoạt động xã hội tại Haiti đã tê liệt ngày thứ tư liên tiếp, trường học và doanh nghiệp đóng cửa. Nhiên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao trên thị trường chợ đen.

EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

09:36:16 15/11/2024
Điều quan trọng là các dự án được chọn sẽ gia tăng sự hỗ trợ của chúng ta đối với Ukraine, với trang thiết bị quốc phòng bổ sung , bà Vestager cho biết thêm.

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine

06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga

06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo

06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.

Có thể bạn quan tâm

Rộ ảnh Tiến Nguyễn chụp chung "cô tiên" vừa bị bế, Quang Linh nói câu bất ngờ

Netizen

10:40:25 15/11/2024
Gây chấn động nhất lúc này là vụ việc Chi Dân, An Tây và Trúc Phương bị bế vì chất cấm. Theo dòng sự kiện, netizen khai quật nhiệt tình thông tin liên quan 3 nhân vật chính.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.

Năn nỉ chị cởi chiếc áo ướt mưa ra thì toàn thân tôi run rẩy, ám ảnh trước những gì mình nhìn thấy

Góc tâm tình

10:37:18 15/11/2024
Tôi nghe chị kể mà rợn người, đau lòng vô cùng. Giờ là thời nào rồi mà chị còn chịu đựng cảnh chồng đánh thế này?

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Tẩy tóc có hại không?

Làm đẹp

10:24:03 15/11/2024
Khi tẩy tóc, không chỉ màu tóc tự nhiên bị loại bỏ mà tóc cũng mất đi độ bóng và vẻ tự nhiên. Sau khi tẩy, tóc thường trở nên khô và dễ mất đi độ mềm mại, bóng khỏe.

Kỳ Duyên được ưu ái ở Miss Universe 2024

Sao việt

10:10:51 15/11/2024
Mới đây, Sash Factor đăng tải loạt hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Kỳ Duyên say mê nhìn ngắm vương miện Miss Universe 2024.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

Tin nổi bật

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa

Sao châu á

10:05:00 15/11/2024
Kim Tae Hee hiếm hoi chia sẻ về đời tư, Lisa được bạn trai tỷ phú nâng đỡ khi xuất hiện trên ấn phẩm trực tuyến The Hollywood Issue 2025.

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.