Ảnh hiếm về bộ lạc ẩn dật, không tiếp xúc với loài người ở Amazon
Mới đây, các thành viên của bộ tộc Mashco Piro ẩn dật bỗng dưng xuất hiện bên bờ sông Las Piedras, Peru. Thế giới một lần nữa bị thu hút bởi những người sống ở ‘Biên giới không tiếp xúc’, khu vực nằm giữa biên giới Brazil, Peru và Bolivia, nơi tập trung nhiều bộ lạc gần như không liên hệ với người bên ngoài.
Những bức ảnh vừa được công bố do Survival International, một tổ chức có trụ sở tại London thành lập năm 1969, vận động cho quyền của người bản địa, bộ lạc và người dân tộc thiểu số, chụp được hôm 27-6-2024
Có thể thấy hơn 50 người Mashco Piro xuất hiện gần làng Yine của Monte Salvado, thuộc tỉnh Madre de Dios, ở đông nam Peru.
Người Mashco Piro được cho là thuộc bộ tộc sống tách biệt lớn nhất trên thế giới.
Họ sống ở “Biên giới không tiếp xúc”, khu vực nằm giữa biên giới Brazil, Peru và Bolivia, nơi tập trung nhiều bộ lạc gần như không liên hệ với người bên ngoài
Bộ tộc này đã ra khỏi rừng nhiệt đới thường xuyên hơn để tìm kiếm thức ăn và có vẻ như bất bình trước sự hiện diện ngày càng tăng của những người khai thác gỗ quanh khu vực
Peru cấm tiếp xúc với Mashco Piro và hàng chục bộ lạc “không tiếp xúc” khác, chủ yếu là do hệ miễn dịch của họ có rất ít khả năng chống lại các bệnh thông thường
“Những hình ảnh đáng kinh ngạc này cho thấy một số lượng rất lớn người Mashco Piro đang sống chỉ cách nơi những người khai thác gỗ chuẩn bị bắt đầu hoạt động vài dặm”, ông Caroline Pearce – Giám đốc Survival International cho biết
Theo ông Caroline Pearce, đây là nguy cơ của một thảm họa nhân đạo. Điều quan trọng là những người khai thác gỗ phải bị loại bỏ và lãnh thổ của Mashco Piro cuối cùng cũng được bảo vệ đúng cách.
Survival International lấy ví dụ, công ty Canales Tahuamanu, hoạt động bên trong lãnh thổ của người Mashco Piro đã xây dựng hơn 200 km đường cho xe tải khai thác gỗ của mình.
Các nhà vận động từ Survival International cho biết, đây là một ví dụ minh họa về “nhu cầu cấp thiết phải thu hồi tất cả giấy phép khai thác gỗ trong khu vực và công nhận rằng lãnh thổ này thuộc về người Mashco Piro
Survival International đã kêu gọi Hội đồng quản lý rừng Peru rút lại chứng nhận hoạt động của công ty khai thác gỗ nhưng chưa rõ kết quả đến đâu.
Alfredo Vargas Pio, Chủ tịch tổ chức bản địa địa phương FENAMAD cho biết: “Đây là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy nhiều người Mashco Piro sống ở khu vực này, nơi mà chính phủ không những không bảo vệ được mà còn bán cho các công ty khai thác gỗ”.
“Các công nhân khai thác gỗ có thể mang đến những căn bệnh mới gây nguy hiểm cho người bản địa Mashco Piro và cũng có nguy cơ xảy ra bạo lực cho cả hai bên. Vì vậy lãnh thổ của Mashco Piro phải được công nhận và bảo vệ trước pháp luật”, ông Alfredo Vargas Pio nói
Mặc dù dân số Mashco Piro vẫn chưa rõ ràng, nhưng ước tính họ có khoảng 750 người, sống sâu trong các khu rừng nhiệt đới phía đông nam Peru.
Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon
Tại vùng hẻo lánh của Amazon thuộc địa phận Brazil có một bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài.
Một người Kanamari bản địa đi qua nơi ở gần làng Massape.
Họ tự gánh trách nhiệm bảo vệ vùng đất và tài nguyên của mình.
Cấm người bên ngoài
Sông Javari chia cắt Brazil và Peru khi chảy sâu vào rừng Amazon. Trên bờ Brazil, các biển báo của chính phủ thông báo đây là vùng đất của người bản địa ở thung lũng Javari.
Khoảng 6 nghìn người được cho là sống trong khu bảo tồn vốn là một khu rừng gần như nguyên sơ có diện tích khoảng 92 nghìn km vuông. Tuy nhiên, số người này chỉ tính đến các thành viên của 7 bộ tộc đã thiết lập liên lạc với thế giới bên ngoài.
Người bên ngoài bị cấm vào đây. Nhưng sự hấp dẫn của nguồn khoáng sản dồi dào, gỗ và động vật hoang dã khiến nhiều người không thể cưỡng lại được.
Biên tập viên Rachel Hartigan của tạp chí National Geographic đã đến đây để chứng kiến cuộc sống của người bản địa. Họ sống ở vùng biên giới đầy xung đột, đang phải đối mặt với việc khai thác gỗ, đánh cá và khai thác trái phép tàn phá quê hương của tổ tiên họ.
Làng Sao Luis nằm cách thị trấn Atalaia do Norte khoảng 320km về phía sông Javari. Đây là nhà của khoảng 200 người Kanamari, họ đã cho phép Hartigan và đoàn làm phim đến thăm.
Trong 8 ngày, đoàn của bà Hartigan sống trong khu định cư gồm những ngôi nhà sàn bằng gỗ và thức dậy khi tộc trưởng Mauro Kanamari (người Kanamari lấy tên bộ tộc làm họ) thổi tù và. Đoàn cùng phụ nữ thu hoạch sắn, và theo những người đàn ông đi săn và đánh cá.
Những gì đoàn của bà Hartigan liên tục chứng kiến là sự lo lắng của người bản địa về những cuộc xâm nhập bạo lực vào rừng của họ. Mỗi ngày, họ lại tìm ra những cách thức mới để bảo vệ đất đai và lối sống.
Phụ nữ Kanamari bản địa mang sắn từ mảnh đất của họ gần làng Massape, nơi có khoảng 200 người Kanamari sống gần sông Itacoai. Ảnh: Bruno Kelly/Amazon Real
Các thành viên của 'Chiến binh của rừng', một nhóm an ninh Kanamari, tập trung tại làng Sao Luis ở Brazil. Ảnh: Hervé BAR/AFP
Nỗ lực đương đầu
Tộc trưởng Mauro cho biết: "Trước đây chỉ có một số ít kẻ xâm nhập, ngư dân và những kẻ khai thác gỗ bất hợp pháp lấy gỗ từ lãnh thổ của chúng tôi. Bây giờ lực lượng này ngày càng đông hơn".
Đối với người Kanamari, rừng là nguồn cung cấp mọi thứ. Khai thác gỗ và khai thác tài nguyên thiên nhiên là đe dọa sức khỏe của cha mẹ và sinh kế của chính họ. Tuy nhiên, thật nguy hiểm khi chống lại những hoạt động khai thác như vậy.
Năm 2022, người ủng hộ người bản địa Brazil Bruno Pereira và nhà báo người Anh Dom Phillips đã bị sát hại dã man trên một con sông khác trong khu vực. Vụ việc này được cho là theo lệnh của người đứng đầu một mạng lưới đánh cá bất hợp pháp.
"Cá nhân tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa", tộc trưởng Mauro nói.
Tuy nhiên, người Kanamari từ chối cho phép những hành vi xâm lấn này diễn ra mà không bị phản đối. Họ đã hợp tác với FUNAI (Cơ quan phụ trách các vấn đề Bản địa của Brazil) và UNIVAJA (một liên minh của các nhóm Bản địa ở thung lũng Javari) để tổ chức các cuộc tuần tra cảnh giác và đẩy lùi những kẻ khai thác gỗ ngoài vòng pháp luật.
FUNAI cung cấp radio và nhiên liệu cho một chiếc thuyền có động cơ. Tuy nhiên, vũ khí của người Kanamari là cung tên và súng cỡ nòng nhỏ, không thể sánh được với vũ khí của những kẻ xâm nhập. Do đó, triết lý của họ là không đối đầu mà phải báo cáo những gì họ tìm thấy.
Các thành viên của 'Chiến binh của rừng' đi tuần tra. Ảnh: Siegfried/AFP
Một người Kanamari bản địa mang chuối từ trang trại gần làng Massape. Ảnh: Bruno Kelly/Amazon Real
"Trước đây, chúng tôi thường tịch thu số gỗ này, nhưng bây giờ, vì những kẻ đó đến với số lượng lớn hơn nên chúng tôi e ngại", tộc trưởng Mauro cho biết, "Khi bạn vào thành phố, bạn sẽ bị đánh dấu cho mục đích ám sát".
Tự gọi mình là "Chiến binh của rừng", với cung tên và giáo, những chàng trai trẻ của làng Sao Luis tuần tra trên sông Javari bằng thuyền máy. "Chúng tôi phải luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn bạo lực", một người tên là Lucinho Kanamari nói, mặt sơn đỏ, khẳng định vũ khí truyền thống chỉ là "phòng ngừa".
Anh cho biết, khi phát hiện những kẻ đột nhập, một người trong số họ sẽ ra nói chuyện. Trong khi đó những người khác ở lại, sẵn sàng phản ứng nếu có sự cố xảy ra.
João Kanamari, cháu trai 20 tuổi của tộc trưởng Mauro, ghi lại các cuộc tuần tra trên điện thoại di động và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Ở tuổi thiếu niên, cậu được gửi đến Atalaia do Norte để học tiếng Bồ Đào Nha và đóng vai trò là người đối thoại giữa người dân của anh và phần còn lại của thế giới.
"Chúng tôi muốn thế giới nhìn thấy để họ có thể giúp đỡ" - João nói - "Chúng tôi đang ở đây trên vùng biển nguy hiểm này để tuần tra lãnh thổ của mình, không chỉ vì chúng tôi mà còn vì các bạn. Chúng tôi không thể tồn tại nếu không có Amazon và theo những gì chúng tôi hiểu, bạn cũng vậy".
Bí ẩn bộ tộc không thể đi giày Bộ tộc đặc biệt này có tên là Doma, còn được gọi là bộ lạc Wadoma hoặc Madumo, tồn tại ở vùng Kanyamba của Zimbabwe, châu Phi. Họ sống cách biệt với các bộ tộc khác, do sự dị biệt của cơ thể. Ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi tồn tại một bộ lạc người Doma có cuộc sống tương đối biệt lập...