Ảnh hiếm ấn tượng về vũ trụ của NASA từ những năm 1960 – 1980
Dưới đây là những bức ảnh hiếm đầy ấn tượng về không gian được NASA ghi lại vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên khám phá vũ trụ từ những năm 1960-1980.
Phi hành gia người Mỹ Owen Garriott làm việc bên ngoài Skylab – trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ vào tháng 8/1973
Apollo 11 rời bệ phóng vào tháng 7/1969.
Trái Đất “lưỡi liềm” ở khoảng cách hơn 16.000 km nhìn từ tàu vũ trụ Apollo 4 vào tháng 11/1967.
Trái Đất che khuất Mặt Trời vào tháng 11/1969 được quan sát từ tàu vũ trụ Apollo 12.
Phi hành gia Eugene Cernan và chiếc ăng tên trên tàu thăm dò Rover của tàu Apollo 17 được chụp vào tháng 12/1972.
Bức ảnh chụp vào tháng 8/1971 cho thấy phi hành gia David Scott và tàu thăm dò Lunar Rover của tàu Apollo 15.
Video đang HOT
Phi hành gia Ed White thuộc tàu vũ trụ Gemini 4 đi bộ trong không gian vào tháng 6/1965.
Sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng của tàu vũ trụ Apollo 17 vào tháng 12/1972.
Bức ảnh sao Mộc và vệ tinh Io của nó được tàu Voyager 2 ghi lại vào tháng 6/1979.
Tấm kính che mặt của phi hành gia Buzz Aldrin phản chiếu hình ảnh nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong thuộc tàu Apollo 11 vào tháng 7/1969.
Nhà du hành David Scott trèo ra khỏi Module Command thuộc tàu Apollo 9 tháng 3/1969.
Khoang chỉ huy của tàu vũ trụ Apollo hạ cánh vào tháng 2/1971.
Lần đầu tiên con người chứng kiến hình ảnh “Trái Đất mọc” từ tàu vũ trụ Apollo 8 vào tháng 12/1968.
Tàu vũ trụ Voyager 1 ghi lại hình ảnh sao Thổ năm 1980.
Tàu con thoi STS-1 tại Trung tâm Không gian Kennedy được chụp vào tháng 3/1981./.
Theo Kiều Anh/VOV
Khám phá hang động Quảng Bình: Từ Thiên ường xuống... cõi Tiên
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng với hệ thống ước tính 300 hang động, song mới chỉ có hơn chục cái được đưa vào khai thác du lịch theo hai hình thức: đại trà (phù hợp với mọi đối tượng) và thám hiểm (đắt hơn, khó đi hơn).
Có những chuyến thám hiểm chỉ gói gọn trong ngày cho những ai mới bước vào con đường hứa hẹn gây nghiện này...
Hang Tiên ấn tượng ngay từ cửa hang cao 70m. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
Bảy cây số từ cửa Thiên ường
Phải công nhận trong khoảng 1km đầu tiên tính từ cửa, Thiên ường đã bày ra vô vàn cảnh trí gọi là "kỳ thạch dị nhũ". Sau khung cảnh bừng sáng của tua đại trà, nhóm chục người chúng tôi dấn bước vào vùng bóng tối. Những ngọn đèn đeo trán bật lên soi sáng một khoảng đủ để bước đi, và khi nhiều ngọn chụm lại cũng đủ để quan sát những khung cảnh kỳ bí vốn chìm trong bóng đen cả trăm triệu năm cho đến khi chúng tôi mang tới ánh sáng.
Ở khu vực được/bị chiếu sáng suốt ngày, các nhũ đá có màu vàng hơi bẩn, thì trong này hầu hết là màu trắng sữa phản chiếu ánh đèn thêm lóng lánh kim sa. Có nhũ đá lớn hình đụn rơm đang đà cao lớn chảy tràn xuống nền hang chỉ chừa cho khách một lối vừa đủ để đi. Lại có khi phải bò trườn qua khe hẹp duy nhất ở chỗ hình như một vách hang đã sập xuống. Có khi phải ngồi xuồng để qua một đoạn ngập nước. Còn lại đường đi nói chung bằng phẳng, êm chân. Có những chỗ hang mở ra thênh thang. Cả nhóm tắt đèn cứ thế rẽ bóng đen đặc dấn tới.
Có khi háo hức như trẻ thơ khi được chứng kiến quá trình hình thành của một cây thạch nhũ từ những giọt nước - 1000 năm mới cao được 1cm cơ mà. Hoặc hớn hở ngó những cụm tinh thể trong trắng tinh khôi mọc ra từ vách đá xám. Có những nơi đá vát mỏng thành từng dải xếp song song trên vách, khéo gõ thành ngay bản nhạc.
iểm cuối hành trình là một thung lũng, bên trên có giếng trời. ể đảm bảo an toàn, khách chỉ được ngồi trên bờ ngắm nghía chứ không được xuống đứng hẳn dưới miệng giếng trời. Bù lại cạnh đó có vài bể nước tròn do đá lõm xuống mà thành, khách có thể ngâm mình trong những ngày mùa hè. Sau bữa cơm hộp xem ra không thấm vào đâu, cả đoàn ngả lưng trên nền đá một lúc trước khi quay trở lại. Nếu tương lai có tua 2 ngày thì nơi này chính là chỗ ngủ đêm, và du khách quay về bằng đường khác.
Theo hướng dẫn viên (HDV), đây là hang duy nhất trong khu vực Phong Nha- Kẻ Bảng có hệ thống thạch nhũ vẫn đang phát triển mạnh. Thế hệ thạch nhũ này mới hình thành cỡ 40 triệu năm trở về đây. Trong khi toàn bộ hệ thống hang động Phong Nha- Kẻ Bàng có tuổi đời vào khoảng 350-400 triệu năm.
Thiên ường cũng mới được tìm ra vào 2005, do trong một lần đi rừng, ông Hồ Khanh (người tìm ra Sơn oòng) thấy luồng khí lạnh tỏa ra từ lưng chừng núi. Tuy nhiên cũng phải đến 2009, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh mới thám hiểm xong, và kết luận Thiên ường là động khô dài (31,4km) và đẹp nhất châu Á.
Trong tất cả các hang đã được biết tới trong vùng, cũng chỉ Thiên ường và Sơn oòng là có giếng trời. ể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của lối thông thiên, du khách được khuyến nghị thăm hang vào mùa hè, dễ có nắng rọi xuống thành tia. ẹp nhất tầm từ tháng 4 đến tháng 8.
Quái vật chiếm hang Tiên
Thiên ường đẹp như tên gọi. Còn hang Tiên có vẻ giống nơi ở của... quái vật theo nghĩa đen. Có điều là nó khá nhỏ, chỉ tầm đầu đũa và có vô số chân gọi là centipede (nghĩa là "trăm chân"), thân giống rết nhưng ngắn hơn, chân dài ngều ngoào kiểu nhện. HDV cho hay con này chỉ có trong hang Tiên và hiếm khi lộ diện. Hang cũng chứa chấp khá nhiều loài quen sống trong bóng tối như dơi, chim, cá, tôm, nhện, dế...
ể đến được hang Tiên, chúng tôi trèo qua 6km đường rừng khúc khuỷu, đã mệt muốn đứt hơi. Rồi miệng hang hiện ra thật choáng ngợp, giống như núi trót... ngáp rồi không ngậm lại được. Những kỳ quan của hang bày ngay ở tiền sảnh. Cùng với khu "ruộng bậc thang" là vân xoáy trên trần hang. Nó giống một con mắt, hoặc một thiên hà xoáy nước. Dù sao nó cũng mang một vẻ đẹp thôi miên khiến bạn không ngừng phải ngước nhìn. Tất nhiên không được lung linh như trong ảnh, nếu chỉ nhìn bằng đèn do hãng du lịch trang bị.
Hang Tiên không có nhiều chi tiết trang trí mĩ miều để miêu tả. Thỉnh thoảng HDV chỉ cho bạn nhũ đá chỗ này chỗ kia giống hình người đứng hoặc ngồi. Ấn tượng hang Tiên đem lại cảm giác rợn ngợp. Tôi thấy như mình đang bước đi trên bề mặt một hành tinh khác, sau một trận tử chiến liên hành tinh, để lại một bãi hoang tàn. Thủ phạm thật gây nên tình trạng này là dòng sông vẫn chảy thông hang vào mùa mưa.
Thử tưởng tượng thuở xa xưa, lúc địa hình chưa cao bây giờ, chúng gầm gào xói vào từng ngóc ngách, bẻ gẫy mọi thứ rồi đổ ộc qua lỗ miệng toang hoác mà chúng tôi bước vào. Chắc hẳn chính những khối nước khổng lồ đã không ngừng đục đẽo khiến trần hang cao đến tận 150m như bây giờ, và tạo nên hình tượng thiên hà.
Trên đường về, chúng tôi nghỉ chân ăn trưa tầm 2 rưỡi chiều tại một bãi cát ven sông khá thơ mộng. Mặc dù tay nghề các đầu bếp không quá xịn, nhưng đồ ăn tươi vì được chuyển đến đây hàng ngày. Nơi đây cũng là điểm qua đêm của các tua hang Tiên 2-3 ngày, Tú Làn 4 ngày.
Hang Tiên dài chỉ 2,5km, cửa sau mở ra một khu rừng nguyên sinh, nên... việc đi vệ sinh không thành vấn đề. Tua Thiên ường có chỗ đi vệ sinh trong hang, chống thấm bằng trấu và ngay sau tua được nhân viên đem ra ngoài. Nói chung, khách bị cấm chỉ được đi nặng hay nôn ọe trong hang.
Ngày càng nhiều khách Việt ưa chuộng thám hiểm hang động. Lượng khách Việt tham gia các tua hang động (không tính Sơn oòng) của Oxalis hai năm liền (2017-2018) về nhì, chỉ sau khách Mỹ, vượt ức, Anh, Úc... Còn từ tháng 1 đến 11/2019, khách Việt vươn lên đứng đầu. Tuy nhiên, một tua đẹp và dễ đi như Thiên ường 7km xem ra vẫn bị bỏ quên. HDV thống kê nhanh: chỉ độ 5-7% người Việt tham gia tua này.
Trong số những tua 1 ngày 2 đêm, tôi được giới thiệu Tú Làn, vừa đẹp vừa thong dong vì có nhiều điểm dừng chân ngắm cảnh, đặc biệt dành cho những người thích bơi lội. Một tua đang hút khách Việt là hang Én (lớn thứ ba thế giới). Tua này phải đi bộ tổng cộng 20 cây. Hang Va cũng đầy mời gọi với khung cảnh riêng có: những nhũ đá hình nón nhô lên trên mặt nước.
Tua thăm hang nhàn nhã nhất hẳn là Phong Nha. Khách chỉ việc nằm xải lai trên thuyền, đi bộ không đáng kể. Cũng có loại tua thám hiểm đi sâu hơn vào hang nước này cho những người biết chèo kayak. Một tua rất thú vị hợp với thanh niên là sông Chày- hang Tối. Tự nhiên phía cuối hang phình to ra thành nhà tắm công cộng với bùn nước lõng bõng tha hồ nghịch vầy. Bạn tiếp cận cửa hang bằng cách đu dây (zipline) và chèo xuồng lúc quay về.
NGUYỄN MẠNH HÀ
Theo tienphong.vn
Những hiện tượng thiên văn lý thú trong năm 2020 Năm 2020 sẽ chứng kiến nhiều trận mưa sao băng, giao hội hiếm gặp giữa sao Mộc và sao Thổ, đặc biệt, nhiều lần siêu Trăng và nguyệt thực nửa tối ở Việt Nam cũng có thể quan sát được. Ngoài những trận mưa sao băng thường niên, năm 2020 sẽ có nhiều lần siêu Trăng và nguyệt thực nửa tối mà ở...