Ảnh: Hành hương xuyên đêm lên núi Bà Đen
Cứ đến rằm tháng Giêng hàng năm, hàng trăm ngàn lượt du khách kéo về núi Bà Đen (Tây Ninh) để tham quan, hành hương viếng lễ chùa Bà suốt cả ngày lẫn đêm tạo nên một không khí lễ hội náo nức…
Mùa lễ rằm tháng Giêng thuộc chương trình Hội xuân núi Bà Đen là hoạt động lễ hội hằng năm nhân dịp đón năm mới. Chương trình khai mạc từ tối mùng 4 Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết ngày 16 tháng Giêng. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Ban tổ chức Hội xuân núi Bà tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng đúng đắn, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan…
Ngay từ chiều 14 âm lịch (1.3), trước giờ khai mạc lễ hội truyền thống Động Kim Quang tại Khu du lịch núi Bà, hàng ngàn du khách đã có mặt tại đây. Từ chập tối cho đến tận gần khuya, du khách vẫn liên tục ra vào. Đi bộ, leo dốc đá từ chân núi lên đến chùa Bà để hành hương là một trong những hoạt động chính thu hút nhiều du khách.
Từ cổng ngoài khu du lịch, không khí khá ngăn nắp, trật tự. Bảng giá giữ xe, giá vé vào cổng đều được niêm yết. Loa phát thanh cũng liên tục nhắc nhở hành khánh và tài xế cẩn thận không để kẻ xấu lợi dụng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Có người đến chùa Bà Đen vì lòng thành kính tín ngưỡng, cũng có người hưởng ứng không khí vui chơi lễ hội rằm tháng Giêng. Có người đến rồi về luôn trong ngày nhưng cũng không ít du khách dẫn theo cả gia đình, bạn bè, người thân ở lại qua đêm, thậm chí nhiều đêm…
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại núi Bà Đen:
Thay vì đi cáp treo, rất nhiều du khách chọn cách đi bộ leo núi để lên viếng lễ chùa Bà. Đường lên núi cao và dốc, nhiều người xem việc vượt qua trở ngại này một cách để thể hiện lòng thành tín ngưỡng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phút nghỉ ngơi để lấy sức đi tiếp lên chùa Bà gần đỉnh núi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các điểm kinh doanh cũng cho thuê luôn chiếu, võng để du khách dừng chân hoặc nghỉ lại qua đêm trên sườn dốc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Từ ăn chay đến ăn mặn, người dân bày la liệt ra nền đất, trong và ngoài khuôn viên chùa trong đêm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Cúng cầu an, cầu siêu luôn thu hút nhiều khách hành hương. Ảnh: Nguyên Vỹ
Buôn bán nhang đèn, vàng mã… ngay trong khuôn viên chùa Bà. Ảnh: Nguyên Vỹ
Khói hương nghi ngút trong và ngoài chánh điện. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ban tổ chức và những người làm công quả phải liên tục nhắc nhở việc đốt nhang thái quá và không đưa nhang khói vào khuôn viên chật hẹp đông người. Hàng đống nhang chưa cháy hết phải nhúng nước vứt bỏ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Du khách mua vé số cầu may sau khi lễ Phật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Danviet
Đốt 100kg vàng mã để châm lửa 'lấy đỏ'
Hàng trăm người dân ở một làng ngoại thành Hà Nội đổ ra sân đình xin lửa từ khối vàng mã đang cháy ngùn ngụt rồi mang về nhà với hy vọng cả gia đình sẽ có lộc trong năm mới.
Tối 11 tháng Giêng (26.2 Dương lịch), các cụ cao niên ở đình làng An Định (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) làm lễ hoá vàng tại sân đình cho người dân "lấy đỏ" (xin lửa) về nhà.
Lễ hội truyền thống của làng kéo dài từ ngày mùng 7 Tết đến 11 tháng Giêng. 21h ngày cuối cùng của lễ hội, BTC mang toàn bộ vàng hương ra làm lễ trước Thành hoàng làng rồi tổ chức hoá tại sân đình.
Ngay từ chập tối, đông đảo người dân trong làng cùng du khách thập phương đã đợi sẵn đón chờ xem lễ tế. Theo truyền thống của làng, vàng hương dâng cúng là lộc của nhà thánh, truyền lại cho nhân dân và du khách thập phương qua ngọn lửa hồng khi hoá. Người dân tự mang hương theo hoặc nhận miễn phí tại cửa đình để châm lửa.
Ngoài bộ mũ mão cúng Thành hoàng làng, số lượng vàng mã năm nay hoá trong khoảng gần 100kg, sau khi tế lễ được thanh niên khiêng ra trước cổng đình.
Một bô lão trong làng xin lửa từ trên điện thờ. Sau khi mang vàng hương đổ ra giữa sân, cụ châm lửa Thánh từ cây sào lớn để hoá.
Để nhanh bén lửa, một bô lão khác trong làng dùng dầu đã chuẩn bị từ trước, đơm cho ngọn lửa.
Ngay sau khi vàng mã bén lửa, người dân trong làng với những bó hương chuẩn bị trước, chụm vào "lấy đỏ". Ai cũng muốn châm được lửa trước vì cho rằng gia đình họ sẽ gặp được nhiều may mắn hơn.
Một số người dùng nón lá, bìa carton, áo khoác che sức nóng của lửa để "lấy đỏ".
Dân làng truyền nhau rằng ai xin được lửa vẫn còn cháy, chạy kịp về nhà thắp hương trên bàn thờ nhà mình kịp thì sẽ được may mắn cả năm.
Do vậy nhiều người cuống cuồng chạy về nhà, thậm chí còn hai tay giữ hai bó hương để giữ được ngọn lửa.
Dọc các ngõ phố của làng An Định rộn rã tiếng cười vui, "chạy lửa", nhiều người còn dùng xe đạp cho nhanh.
Cậu bé Dương Trọng Anh Quân (bên phải) cùng chú họ của mình vội vã trở về nhà sau khi xin được lửa tại sân đình. Cậu bé 10 tuổi đã bàn trước với chú mình chạy xe đạp cho nhanh mặc dù quãng đường về nhà chỉ khoảng hơn 200m. Đây đã là lần thứ 2 Anh Quân được tự tay đi lấy đỏ tại đình làng.
Sau khi về tới nhà, cậu bé dành 3 nén hương thắp lên ban thờ tổ tiên của gia đình. Những năm trước đây khi còn nhỏ, Anh Quân thường được theo ông và bố đi lấy đỏ.
Trong lúc đó tại cổng đình làng, người dân vẫn tập nập xin lửa về nhà, nhiều người còn chạy xe máy cho nhanh.
Ngọn lửa tại sân đình dần tắt sau gần 30 phút bùng cháy. Cụ Nguyễn Văn Phú là một trong những người cuối cùng "lấy đỏ" về nhà sau khi cùng các bô lão đảm bảo nghi lễ tổ chức nghiêm trang, an toàn và vui vẻ cho toàn bộ dân làng An Định.
Theo Tiến Tuấn (Zing)
Cá chép chết nổi khi vừa được thả ở sông Tô Lịch Dòng sông Tô Lịch đen đặc và bốc mùi nồng nặc đón nhiều chú cá chép được thả xuống trong ngày ông Táo chầu trời. Sáng 8.2, nhiều người dân Thủ đô chọn sông Tô Lịch là nơi thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo. Các điểm dọc phố Khương Đình, Kim Giang, Ngã Tư Sở,... được nhiều người dân chọn...