Ảnh: Hàng nghìn nguời chen chân tại chùa Ông dâng hoa đăng cầu an
Hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài tỉnh Đồng Nai đổ về di tích cấp quốc gia chùa Ông – Thất Phủ cổ miếu (xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) để tham dự lễ hội chùa Ông cầu an.
Năm nay, lễ hội chùa Ông diễn ra từ ngày 14 đến 17/2 (mùng 10 đến 13 tháng Giêng) gồm các hoạt động như: dâng hương, biểu diễn ca nhạc chào xuân, biểu diễn lân – sư – rồng, lễ cúng hoa đăng – thả hoa đăng trên sông Đồng Nai, biểu diễn võ thuật, hoạt cảnh sân khấu…
Trong đó, đáng chú ý là sắc lễ thả hoa đăng sẽ diễn ra vào tối nay (17/2) được nhiều người quan tâm.
Theo dân gian, hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn trên những chiếc đèn hoa được trang trí đẹp mắt và thả xuống dòng sông. Hình ảnh Hoa đăng được thắp sáng về đêm có ý nghĩa tôn vinh những giá trị văn hóa tâm linh và giá trị tinh thần của người Việt Nam.
Còn theo Phật giáo, mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Video đang HOT
Cô gái viết lời nguyện để đính vào hoa đăng.
Mọi người cùng nhau xếp hoa đăng.
Các lời khấn nguyện được đính vào hoa đăng.
Đội mâm hoa đăng chờ tới lượt khấn nguyện.
Hầu hết mọi người đều cầu an khi tới chùa Ông.
Cùng nhau khấn nguyện.
Chương trình thả hoa đăng sẽ diễn ra vào 18h hôm nay trên sông Đồng Nai.
Chùa Ông được xem là ngôi chùa xưa nhất ở Nam bộ và chùa duy nhất được tỉnh cấp phép tổ chức lễ hội lớn. Lễ hội chùa Ông được duy trì, tổ chức hằng năm là một hoạt động gắn kết tín ngưỡng dân gian trong truyền thống văn hóa lâu đời của hai dân tộc Việt- Hoa. Đồng thời cũng là dịp để nhân dân chiêm bái và ngưỡng vọng các bậc tiền hiền đã có công mở mang, xây dựng vùng đất Biên Hòa.
TUỆ LÂM
Theo VTC
Vén màn bí ẩn về loài cá lạ: Hễ cứ ăn vào là say như uống rượu
Nhiều người dân tại Cát Tiên (Lâm Đồng) cho rằng cá chày tại sông Đồng Nai ăn có thể gây say, buồn nôn và tiêu chảy tới hai ba ngày. Điều này khiến người cho và người nhận loài cá này cũng có một quy ước ngầm...
Trong một lần đến Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, phóng viên Dân Việt được ông Nguyễn Văn Tiến - Phó giám đốc khu di tích giới thiệu về loại cá chày. Đặc biệt, ông Tiến cho biết, nếu ai có sức đề kháng yếu khi ăn thịt loại cá này có thể bị say, buồn nôn...
Một con cá chày lớn có chiều dài khoảng 50cm được bắt tại sông Đồng Nai.
Cho chúng tôi tận mắt chứng kiến loại cá bí ẩn có họ hàng gần nhất với cá trắm cỏ, loại cá chày này có vảy lớn, vây đỏ mình thuôn và miệng lớn hơn cá trắm. Người dân ở đây cho biết cũng đã có người phải nhập viện cấp cứu khi ăn loài cá này bởi có dấu hiệu nôn ói và đi ngoài liên tục, nghi ngờ bị ngộ độc.
"Khi bắt được loài cá kỳ lạ này dưới sông người ta thường thả bỏ hoặc cho người khác. Tuy nhiên, những người nhận phải cam kết nếu ăn cá mà có chuyện gì thì cũng không liên quan đến người cho. Chính vì vậy mà sự bí ẩn, gây tò mò về loài cá này càng lớn", ông Tiến cho hay.
Cá chày, một loài cá bí ẩn tại sông Đồng Nai được nhiều người địa phương đồn đoán, không dám ăn.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Ao Thạch Tịnh (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên) cho rằng, hiện nay loài cá này cũng ít đi nhiều. "Nếu muốn ăn thịt cá mà không say phải mổ cẩn thận không được làm vỡ ruột, mật của chúng. Sau đó bỏ mang rửa lại thật sạch rồi dùng miếng khế chua hoặc chanh chà bỏ hết phần màng đen trong bụng cá. Nếu sức đề kháng của ai yếu, ăn thịt cá sau khoảng 30 phút sẽ bị say như say rượu", anh Tịnh tiết lộ.
Chính vì sự kì lạ này mà vừa qua, ông Hoàng Đức Huy - giảng viên khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh đã dẫn đoàn sinh viên thực tập đến khu vực này nghiên cứu loài cá chày.
Theo nghiên cứu của ông Huy, loài cá này chủ yếu sống ở vùng nước chảy, là loài đặc hữu của sông Đồng Nai và sông Mê Kông. "Khu vực hai bên bờ sông thường thì rừng vẫn còn tự nhiên, vì vậy hay có loại cây mã tiền nước phát triển. Loại cây này sẽ có quả chín vào tháng 6 - 9 hàng năm, khi chín chúng sẽ có mùi rất thơm, cá chày rất thích ăn loại quả này.
Khi cá ăn quả mã tiền vào thì protein trong cơ thể cá sẽ bị biến đổi gây ra một loại độc tố làm cho người ăn bị say. Tuy nhiên, khi mùa của loại quả này đã hết, cá không tiếp tục ăn thì thịt của chúng lại trở về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy người ăn say hay không thì tùy thuộc vào thời gian mà họ ăn chúng", ông Đức Huy giải thích.
Ông Huy cho rằng, quả mã tiền chính là nguyên nhân gây ra việc người ăn cá chày bị say, buồn nôn như ngộ độc.
Theo Danviet
Vụ chìm thuyền sông Đồng Nai: Chủ thuyền không có giấy phép chở 80 tấn axít? Số axit bị chìm xuống sông Đồng Nai được xác định lên đến 80 tấn. Vào chiều tối 19/11, khi số hóa chất này được trục vớt hết lên bờ thì chủ thuyền này vẫn chưa cung cấp được giấy phép vận chuyển hóa chất theo quy định. Chiều tối 19/11, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC05), Công...