Ảnh: Hàng loạt cây dọa đổ gãy trên phố Hà Nội
T rên đường phố Hà Nội, nhiều cây cổ thụ rễ bị trồi lên làm nứt vỉa hè, nghiêng về phía người đi đường và khiến nhiều hộ dân xung quanh rất lo lắng.
Hàng loạt cây xanh trên phố Đội Cấn nghiêng ngả về phía lòng đường. Một hộ dân sống ở đây cho biết, hễ có mưa và gió lớn là cây cối xung quanh nghiêng đổ. Nhiều cây xanh đã bật gốc và nằm choán hết phần đường, một người dân nói.
Tại đoạn đường Yên Phụ nằm ngay ngã rẽ xuống đường Hàng Than, nơi đây thường xuyên xảy ra va chạm vì tầm nhìn bị che khuất bởi thân cây to nghiêng ra đường. Đặc biệt, vào mùa mưa bão nguy cơ gãy đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một số cây xà cừ trên phố Thụy Khê, Đội Cấn rễ trồi lên phía trên làm nứt đường nhựa, vỉa hè.
Video đang HOT
Trước cửa một ngân hàng trên đường Nguyễn Văn Cừ nhiều cành đã bị gãy do mưa có thể rơi xuống đường bất kỳ lúc nào. Ảnh chụp chiều 16.8.
Hàng loạt cây trên đường Hai Bà Trưng nghiêng cành ra đường nhưng không được cắt tỉa.
Một cây khác chết khô, đứng trơ trọi trên vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám.
Hàng cây dọc phố Tràng Thi nghiêng đổ ra đường nhưng không được cắt tỉa thường xuyên có thể gãy đổ bất cứ lúc nào.
Còn trên đường Lê Thái Tổ, do cành cây khá to nên người đi đường có thể nhìn rõ vết cành gãy, có thể rơi xuống đường bất cứ lúc nào nếu trời mưa gió.
Trên đường Lê Văn Hưu, hai cây xanh nghiêng vào nhau tạo thành một vòng tròn. Nhiều người dân cho biết, hễ trời mưa gió là cành cây rơi đổ xuống lòng đường.
Một cây khô đang được công ty cây xanh kéo đổ trước khi nó có thể gây tai nạn cho người đi đường trên phố Lý Thường Kiệt.
Theo Danviet
Ninh Thuận: Sóng biển xâm thực sâu, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng
Thời gian qua, tuyến bờ biển ở các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) bị sóng biển xâm thực nghiêm trọng. Nhiều đoạn đê kè, nhà cửa, tài sản liên tục bị sóng biển cuốn trôi, khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân sống ven biển luôn thấp thỏm, lo âu nhất là khi mùa mưa bão cận kề.
Tuyến bờ biển xã Nhơn Hải bị xói lở nghiêm trọng do sóng biển xâm thực. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Hiện tại, tuyến bờ biển dài hơn 2 km thuộc các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2 đang bị sóng biển xâm thực ngày một sâu vào trong đất liền. Theo người dân địa phương, tình trạng sóng biển xâm thực đã diễn ra từ nhiều năm qua; tuy nhiên thời gian gần đây cường độ sóng biển xâm thực diễn ra ngày càng mạnh hơn, sóng to kèm theo gió mạnh liên tục đánh ập vào bờ gây sạt lở, cuốn trôi nhiều nhà cửa, thuyền bè trong đêm khiến nhiều hộ dân lo sợ phải di chuyển đi nơi khác sinh sống. Các hộ bám trụ còn lại gom tiền mua đá đổ kè chắn sóng tạm thời nhưng mỗi lần sóng to đánh vào lại cuốn trôi đất cát khiến bờ biển tiếp tục bị sạt lở.
Ông Nguyễn Thành (ơ thôn Khánh Nhơn 1, xã Nhơn Hải) lo lắng cho biết, cách đây chục năm, bờ biển cách nhà ông cả cây số thế nhưng mấy năm trở lại đây sóng biển xâm thực mạnh đã cuốn trôi cả hàng cây dương trông đê chắn sóng trước nhà, giờ nhà ông chỉ cách biển chưa đầy 15 mét. Để đảm bảo an toàn, gia đình ông phải tự bỏ tiền thuê xe chơ đá đô kè với giá từ 600.000 - 700.000 đồng/xe, mỗi năm đổ hàng chục xe đá nhưng không hiệu quả, mỗi lần sóng to đánh vào bờ lại cào đá ra biển.
Bà Lê Thị Thanh Hoa cũng ở thôn Khánh Nhơn 1 cho hay, sóng to, gió mạnh vào ban đêm lam ca nha bà không ai an tâm, nhiều hôm sóng lớn đánh tràn vào trong nhà, vợ chồng con cái phải dọn dẹp cả đêm. Nhiều lần thuyền thúng của gia đình neo đậu trước nhà cũng bị sóng mạnh đánh đứt dây trôi ra biển. Anh em đi biển vất vả nhưng năm nào cũng cố gắng góp tiền lại mua đá đổ kè để chắn sóng, hạn chế sạt lở bờ biển thế nhưng mỗi ngày sóng biển lại càng lấn sát nhà, không biết phải làm sao.
Theo ông Trần Đồng Linh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), hiện tại có gần 30 hộ dân và một số trại nuôi tôm ven biển các thôn Khánh Nhơn 1, Khánh Nhơn 2 bị ảnh hưởng do biển xâm thực. Người dân đã kiến nghị nhiêu lân nhưng do kinh phí địa phương hạn hẹp nên không đủ khả năng xây kè kiên cố. Chính quyền địa phương đã vận động bà con sống bên cạnh bờ biển di dời vào sâu trong đất liền, tiếp tục đổ đá kè bờ biển tạm thời để hạn chế thiệt hại. Đồng thời, kiến nghị cấp trên quan tâm, sớm đầu tư xây dựng kè chắn sóng để đảm bảo an toàn, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018 và những năm tiếp theo, tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ địa phương kinh phí 397 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở; các tuyến đê, kè ven biển đang bị xâm thực nghiêm trọng hiện nay./.
Theo Nguyễn Thành/TTXVN
Người dân ở Hạ Long, Cẩm Phả lo sạt lở, lũ bùn mùa mưa bão Nhiều người dân ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) luôn nơm nớp nỗi lo sạt lở, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tính mạng, nhất là trong mùa mưa bão. Sống tại khu vực đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh nhưng nhiều người dân ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả lại luôn nơm nớp nỗi lo sạt...