Anh: Giáo dục đại học nằm ngoài trạng thái “bình thường mới”
Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây thông báo các cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu trên toàn quốc sẽ hoạt động lại từ ngày 12/4. Tuy nhiên, ông không đề cập về thời gian các trường đại học được tái mở cửa.
Sinh viên Anh vẫn đang học trực tuyến.
Lãnh đạo các trường đại học bày tỏ tức giận, cho rằng chính phủ không đưa giáo dục đại học vào lộ trình “bình thường mới” sau làn sóng Covid-19 thứ ba. Hiện, các trường không có thông tin về thời gian tái mở cửa.
Vanessa Wilson, Giám đốc điều hành Liên minh Các trường đại học Anh, cho biết: “Có vẻ không công bằng khi sinh viên có thể đến quán rượu, tiệm cắt tóc từ ngày 12/4 nhưng không thể tiếp cận cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp. Thủ tướng từng cam kết giáo dục là lĩnh vực đầu tiên được tái mở cửa. Nhưng dù được phép hoạt động lại, mỗi trường sẽ được ấn định ngày khác nhau, gây mất công bằng cho sinh viên”.
Đại diện Hiệp hội Các trường đại học Anh bày tỏ: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu chính phủ cho phép tất cả sinh viên, ở mọi điều kiện, có thể tham gia học tập trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng”.
Video đang HOT
Ít nhất một triệu sinh viên Anh vẫn đang học trực tuyến. Chỉ những lớp thực hành hoặc yêu cầu cơ sở vật chất chuyên dụng được phép hoạt động lại từ ngày 8/3. Sinh viên Y khoa đã đi học lại từ đầu năm 2021. Liên minh Sinh viên quốc gia Anh cho biết việc thủ tướng Johnson không đề cập đến sinh viên trong tuyên bố vừa qua là tổn thương lớn đối với các em.
Anh: Sinh viên quốc tế kêu gọi hoàn học phí
Các quy định đóng học phí trong thời gian học trực tuyến tại Anh đã vấp phải phản đối từ sinh viên quốc tế, những người đang gặp khó khăn trong học tập và tài chính.
Sinh viên quốc tế xếp hàng nhận đồ cứu trợ tại Anh.
Tuy nhiên các trường chưa có động thái giải quyết vấn đề này.
Tại Anh, sinh viên quốc tế đã tạo bản kiến nghị trực tuyến với mong muốn chính phủ, các cơ sở giáo dục đại học hoàn trả một phần học phí.
Bản kiến nghị nhận được hơn 32.000 chữ ký, kêu gọi hoàn lại ít nhất 30% học phí. "Việc phong tỏa đã gây tác động lớn đến chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học tập trực tiếp của sinh viên quốc tế tại Anh", bản kiến nghị viết.
Nếu du học sinh thu thập được hơn 100.000 chữ ký, vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại quốc hội Anh. Theo thống kê chính thức, trong năm học 2019 - 2020, khoảng hơn 530.000 công dân nước ngoài theo học tại các trường đại học Vương quốc Anh, chiếm 22% tổng số sinh viên tại quốc gia này.
Jian Feng, sinh viên đến từ tỉnh Thâm Quyến, Trung Quốc, hiện đang theo học tại thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh. Là một trong những người đứng sau chiến dịch, Jian cho biết việc hoàn trả học phí là hành động công bằng, xứng đáng dành cho các sinh viên nước ngoài.
Hầu hết sinh viên quốc tế tại Anh phải trả học phí cao hơn nhiều lần so với sinh viên người bản địa. Saffana Siddque, người Ấn Độ, là sinh viên năm thứ hai tại Trường King's College London cũng là người tích cực ủng hộ kiến nghị. Học phí mỗi năm của Siddque là khoảng 33.000 bảng Anh.
Nữ sinh cho biết: Khi du học tại Anh, tôi và nhiều bạn sinh viên quốc tế khác mong đợi được tiếp cận nền giáo dục đa dạng gồm cả trực tuyến và trực tiếp. Đó là lý do chúng tôi chọn ở lại thủ đô London thay vì trở về nhà phòng dịch Covid-19. Nhưng cuối cùng, chất lượng học tập trong năm vừa qua không được như tôi mong muốn. Đó là cú sốc lớn khi học phí không được giảm.
Sau đợt bùng phát dịch Covid-19 tại một số trường đại học Anh tháng 9, 10/2020, hàng trăm sinh viên phải thực hiện quy định phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Gồm hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh, chỉ được ra đường trong những trường hợp cần thiết.
Quy định cũng dành cho những sinh viên nước ngoài đang học tập và sinh sống tại Anh. Điều này khiến du học sinh, vốn gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19, càng chịu nhiều căng thẳng, áp lực.
Ngoài một số người đã về nước, Siddque cho biết bạn bè ở lại Anh đang gặp khó khăn về tài chính. Các em thường xin bữa ăn miễn phí từ các tổ chức từ thiện, vay mượn tiền bạc từ bạn bè để vượt qua cơn
khủng hoảng.
Siddque bày tỏ: Sinh viên quốc tế tại Anh thường gắn liền với định kiến là những thanh, thiếu niên lười biếng, hư hỏng đến từ những quốc gia, thành phố giàu có trên thế giới. Nhưng tôi khẳng định điều này không hề đúng. Nhiều gia đình phải bán toàn bộ tài sản hoặc vay khoản tiền lớn để con cái có cơ hội học đại học tại Anh.
Trao đổi với CGTN, đại diện Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cho biết ưu tiên của chính phủ quốc gia này trong đại dịch Covid-19 là "bảo vệ giáo dục, phúc lợi của tất cả học sinh, sinh viên". Người này nhấn mạnh việc chi trả học phí phụ thuộc vào các thỏa thuận cụ thể, riêng biệt giữa sinh viên và các trường đại học.
Các trường đại học có thể không chấp nhận đơn kiến nghị của sinh viên quốc tế. Bản thân những người tham gia kiến nghị cũng hiểu điều này. Tuy nhiên, các em hy vọng kiến nghị sẽ cho thấy tình hình khó khăn mà sinh viên quốc tế tại Anh đang phải đối mặt. Nhiều người đã vượt hàng nghìn km từ quê hương đến quốc gia xa lạ nhưng không được học tập, trải nghiệm cuộc sống sinh viên như mong đợi.
Pakistan: Tranh cãi đổi mới giáo dục đại học Đầu tháng 3, Ủy ban Giáo dục Đại học Pakistan (HEC) đã ban hành chính sách thay đổi hệ thống đào tạo giáo dục đại học quốc gia. Trường Đại học Khoa học Quản lý Lahore, Pakistan. Tuy nhiên, quy định mới đã vấp phải sự phản đối từ phía lãnh đạo các trường đại học tư thục, công lập trên cả nước....