Ảnh: Giành giật náo nhiệt tại lễ hội Làm chay
Làm chay là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào 2 ngày 15 và 16 tháng giêng âm lịch tại đình Tân Xuân, Linh Phước tự, chùa Ông và chợ Tầm Vu (Châu Thành, Long An). Tại lễ hội, khách tham dự có thể thỏa chí giành giật đồ lễ vì theo nghi lễ truyền thống, người nào giật được sẽ được may mắn, phát tài trong năm.
Ngoài mục đích khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đất nước an bình, lễ hội Làm chay còn là lễ trai đàn cầu siêu cho vong linh các chí sĩ cách mạng yêu nước.
Hàng chục ngàn người đổ về Tầm Vu tham dự lễ hội Làm chay.
Như thường lệ, các vật lộc do các địa phương huyện Châu Thành dâng về được trang trí giữa sân đình Tân Xuân theo chủ đề chính là con giáp trong năm, với linh vật năm nay là con chó.
Đặc biệt, chương trình diễu hành trên các đường phố trong huyện được cổ vũ nhiệt tình của người dân địa phương, cao trào là màn tạt nước vào đoàn diễu hành rất sôi động, náo nhiệt.
Video đang HOT
Các trò chơi dân gian cũng được diễn ra tại đây, trong đó bắt vịt trên kênh là một hoạt động thu hút rất đông người dân tham gia. Những chú vịt liên tục được ném xuống khắp lòng kênh. Dưới kênh, người chơi reo hò đón bắt vịt.
Tuy nhiên, chương trình được mong chờ nhất của lễ hội là lễ đốt ông Tiêu. Đúng 0h, hình nộm ông Tiêu được đốt cháy nhằm siêu thoát các linh hồn nghĩa sĩ sau khi các nhà sư đã cầu siêu xong. Khi ngọn lửa bừng cháy, đám đông lập tức xô đổ hàng rào, ùn ùn chạy vào khu vực làm lễ để lấy lộc. Việc xô đổ giành giật không phải do người dân bộc phát mà đây là hoạt động truyền thống của lễ hội Làm chay.
Mặc dù lượng an ninh giữ trật tự ngăn cản nhưng hàng nghìn người vẫn nháo nhào, liên tục hò hét, chen lấn giành giật lộc từ các lễ vật cúng trong lễ hội.
Mọi người nhanh chóng moi bới trong đống đồ cúng những món có thể mang về nhà được như bánh kẹo, hoa, vàng mã… Mô hình con chó – linh vật của năm, bị người dân giành giật bây giờ trở nên què quặt, sứt đầu, gãy chân.
Theo Danviet
"Chúa ong" ở xứ sở "chín tầng mây"
Nếu người dân rừng U Minh có lối gác kèo để ong rừng đến ở thì người Xê Đăng xã Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cũng có cách "nuôi" ong khá độc đáo: Dùng bọng cây rừng tạo tổ dụ ong về làm mật. Nét "văn hóa rừng" hiếm hoi giữa thời văn minh kim khí này kể cũng là điều lý thú...
A Néo đi trước tôi một quãng ngắn. Con dao sắc như nước thỉnh thoảng lại lóe lên dứt phăng nhánh cây ngáng đường. Chiếc gùi trên vai anh toòng teng cây rìu nhỏ, gói đựng túi nilon và nắm muối hạt. Hành trang "đi làm mật" của "chúa ong" chỉ giản đơn có thế...
Sản phẩm mật ong rừng chính hiệu Ngọc Yêu. Ảnh: N.T
Chúng tôi nhằm hướng núi Đăk Trum tiến tới. Với độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển, vùng đất Tu Mơ Rông dễ đến hai phần ba tiết trời trong năm cứ sáng thu chiều đông như vậy. A Néo bảo đấy chính là lý do xứ này không bao giờ có những tổ ong lủng lẳng trên cành cây như nơi khác. Chúng phải làm tổ trong hốc để tránh cái lạnh. Sự se sắt của hoa cỏ xứ sâm khiến mật ong Ngọc Yêu được coi là tinh chất đầu bảng của đại ngàn...
Kỳ thú chuyện nghề
Trước mắt tôi là cây trám lực lưỡng đứng bên bờ suối rộng. A Néo lấy rìu gõ nhẹ vào thân cây, tức khắc hàng chục con ong túa ra từ một lỗ nhỏ trên miếng ván cách mặt đất chừng 2m. Néo giải thích: Cây trám này vốn có bọng sẵn, mình chỉ bổ ra cho rộng; sau đó dùng miếng ván trám lại vừa đủ cho con ong ra vào. Khi nào thăm ong hoặc lấy mật thì cạy cửa ra... Rồi A Néo kể: Trước Tết Nguyên đán, dân làm mật lũ lượt vào rừng sửa sang, cải tạo các bọng cây, gọi là "đục lỗ đón ong". Rừng thì vô vàn cây nhưng không phải giống nào cũng có bọng; lại phải tìm cho được thứ cây chúng thích. Lũ ong rừng rất khó tính. Chúng không bao giờ làm tổ trong loại cây có nhựa, ẩm ướt. Đặc biệt vị trí phải gần suối, miệng tổ phải ở hướng ngược dòng nước chảy. Hốc tổ không được quá cao nhưng cũng không được quá thấp. Cao quá thì nhiều nắng gió; thấp quá thì ẩm ướt... Nói ai cũng biết nhưng cùng làm đúng như vậy mà có hốc hàng bao năm trời chẳng chú ong nào mon men; ngược lại có hốc năm nào chúng cũng ở. Thế nên đục cả trăm mà được hai, ba chục hốc có ong là mừng rồi. Như mình, đục tới 300 nhưng chỉ hơn 100 hốc có ong là nhất đấy. Người ta bảo A Néo "hợp vía" con ong, mình thì nghĩ nhờ đoán chính xác sở thích của chúng mà được đó thôi... Sau hơn tháng đi đục lỗ, qua tháng 2, tháng 3 người ta quay lại xem hốc nào có ong tới thì đánh dấu, gọi là "thăm ong". Tháng tư, tháng năm khi tiết trời tạnh ráo, hoa cỏ mãn khai là mùa đi thu mật. Vào nhà ai cũng nghe thoang thoảng hương vị mật ong...
Một tổ ong của A Néo ở rừng Đăk Trăm, năm ngoái thu được 5 lít mật. Ảnh: N.T
Tôi cứ đinh ninh nghề nuôi ong là bảo bối truyền đời của một nghề có tự xa xưa, hóa ra chỉ mới từ năm 1980 trở lại đây - và A Néo chính là người đầu tiên nghĩ ra cách nuôi ong kỳ thú ấy, đúc kết thành kinh nghiệm rồi truyền cho dân làng...- "Cũng là tình cờ thôi mà - A Néo cười. Ngày trước mật ong đầy rừng ai ăn cho hết. Mỗi lít mật chỉ đổi được...một chiếc quần đùi. Nhưng rồi đường sá mở ra, người buôn vào tận nhà thu gom mua khiến mật ngày càng có giá. Trong một lần đi săn ong mình chợt nghĩ: sao không cải tạo các hốc cây có sẵn để dụ chúng về ? Vậy là làm.
Thấy mình kiếm được khá tiền, bà con học theo. Lúc đầu chỉ làng Long Láy, giờ thì cả 8 làng với khoảng 180 hộ cùng làm...
Cuộc chiến giành đặc sản giữa người và... gấu
Người nhiều kẻ ít nhưng xem ra "làm mật ong" cũng là nghề làm chơi ăn thật? Nghe tôi nhận xét, A Néo cười: Nhìn thì vậy nhưng có làm mới biết. Tìm được hốc cây để lũ ong rừng chịu đến như kể với anh đã khó rồi, lại phải không được đụng chạm đến ai. Người Xê Đăng có luật bất thành văn: thứ gì trong rừng đã có chủ, ai đến sau không được đụng chạm. Bởi vậy, người đi làm mật phải tới tận Măng Bút giáp giới Quảng Nam, ở lại trong rừng cả tháng. Sên vắt, ruồi vàng cắn da thịt cũng chẳng là gì so với nỗi sợ gặp gấu. Rừng nhiều mật nên nhiều gấu mà chủ yếu là lũ gấu ngựa. Mình chạm trán chúng như cơm bữa...Một lần đi thăm ong thấy tổ đầy mật, hôm sau hăm hở mang gùi đến thì đã thấy một chú gấu vắt vẻo trên chạng cây.
Vừa nhấm nháp mật nó vừa bình thản nhìn mình như chế nhạo "ông là kẻ đến sau rồi"... Lần khác mình vừa leo tới tổ thì bỗng đâu một chú gấu cũng lừ lừ tới trèo lên. Hoảng quá nhưng chẳng còn đường nào chạy, mình đành trèo tít lên ngọn cây.
Mới 4 giờ chiều đỉnh Đăk Trum đã nhòa dần, vương vít trong làn sương chợt đến chợt đi như khói thoảng. Thập thững từng bước chân xuống núi sau gần một ngày được thấy, được nghe những điều kỳ thú, tôi chợt nhận ra lối kiếm sống dựa vào tự nhiên, nâng đỡ tự nhiên để cùng sinh tồn tự ngàn xưa ở xứ này hãy còn rất bền chặt.
A Năng nói rằng những khu rừng mà người dân làm tổ ong được chính họ bảo vệ rất nghiêm ngặt. Lẽ giản đơn là nếu để cây rừng bị chặt phá thì ong sẽ không về. Và như vậy xem ra cái nghề mang màu sắc cổ sơ này sẽ còn tồn tại lâu dài...
Theo Danviet
Giữa đêm, ngàn dân miền Tây kéo đi tranh lộc Đúng 0 giờ đêm 12-1, ngàn người miền Tây đổ về sân đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An dự lễ hội Làm chay. Mục đích chính của lễ hội là khôi phục những giá trị truyền thống dân gian, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu oan hồn uổng tử, không...