Anh ghi nhận thêm chủng nCoV mới
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết Anh ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV mới từ Nam Phi.
“Nhờ khả năng nghiên cứu gene ấn tượng của người Nam Phi, chúng tôi đã phát hiện hai trường hợp nhiễm một chủng nCoV mới khác tại Anh”, Hancock nói trong cuộc họp báo tại London ngày 23/12. Ông cho biết cả hai đều từng tiếp xúc với những người đã đến Nam Phi trong vài tuần qua.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tại cuộc họp báo ở London ngày 23/12. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
“Biến chủng mới này rất đáng quan tâm vì nó còn dễ lây lan hơn và nó dường như đã đột biến xa hơn so với biến chủng mới đầu tiên được phát hiện ở Anh”, ông nói thêm.
Bộ Y tế Nam Phi tuần trước cho biết họ phát hiện một biến chủng nCoV mới ở nước này và đó có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mạnh ca nhiễm gần đây.
Hôm 14/12, Anh công bố phát hiện chủng nCoV mới mang tên “VUI – 202012/01″, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Nó lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 9. Đến tháng 11, khoảng 1/4 số ca nhiễm mới ở London là do chủng mới và đến giữa tháng 12, con số này tăng lên gần 2/3.
Hancock cho biết những người tiếp xúc gần với ca nhiễm chủng nCoV mới đang được cách ly và tất cả những người đã đến Nam Phi trong hai tuần qua cũng cần phải cách ly. Ông thông báo Anh “áp lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi ngay lập tức” và thêm nhiều khu vực ở miền đông và đông nam đất nước được bổ sung vào danh sách chịu hạn chế Cấp 4, tương đương phong tỏa, từ ngày 26/12.
Anh là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới với hơn 2,1 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 68.000 người chết. Ca Covid-19 đã tăng 57% trong tuần qua và số người nhập viện ở mức hơn 1.900 ca mỗi ngày, con số cao nhất kể từ giữa tháng 4.
Bloomberg: EU từ chối nhượng bộ của Anh về vấn đề đánh bắt cá
Hãng tin Bloomberg ngày 22/12 dẫn lời 2 quan chức cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối những đề xuất mang tính nhượng bộ mà Anh mới đưa ra về vấn đề đánh bắt cá, một trong 2 vấn đề gây cản trở chính trong đàm phán quan hệ song phương trong tương lai.
Ngư dân đánh cá trên vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam nước Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 21/12, Bloomberg đưa tin EU đang cân nhắc một đề xuất mới của London về vấn đề đánh bắt cá trong bối cảnh Thủ tướng Anh Boris Johnson nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận thương mại Brexit trước ngày 31/12.
Theo đó, Anh sẵn sàng cho phép các tàu của EU giữ lại 2/3 sản lượng đánh bắt được, tức là cắt giảm khoảng 30% sản lượng đánh bắt tại các vùng biển Anh của các tàu châu Âu. Đề xuất mới đánh dấu sự nhượng bộ từ phía Anh bởi hồi tuần trước nước này kiên quyết yêu cầu EU phải chấp nhận mức cắt giảm 60% sản lượng.
Cùng ngày, các nguồn tin Brussels cho biết trong tối 22/12 (giờ Việt Nam), trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier, sẽ cập nhật thông tin về tiến trình đàm phán với Anh cho phái viên của 27 nước thành viên. Sau đó, ông Barnier sẽ làm việc với nhóm phụ trách Brexit trong Nghị viện châu Âu (EP) về tiến trình này.
Các quan chức trên cho biết thêm rằng đề xuất cắt giảm khoảng 30% sản lượng đánh bắt của khối tại các vùng biển của Anh từ năm 2021 là quá cao. Trước đó, EU đề xuất mức cắt giảm từ 15 - 18% và có thể chấp nhận mức cắt giảm tối đa là 25%. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu cũng cho biết các con số chỉ là một phần của vấn đề đánh bắt cá vì EU còn quan tâm tới quá trình chuyển tiếp sau ngày 31/12 và biện pháp của EU nếu Anh chặn hoàn toàn các thuyền đánh cá của khối tiếp cận vùng biển nước này.
Anh rời EU từ ngày 31/1 nhưng hai bên duy trì mô hình quan hệ cũ cho tới hết năm 2020 để tiến hành đàm phán về quan hệ tương lai. Tuy nhiên, triển vọng đạt thỏa thuận vẫn chưa sáng rõ khi chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là Anh chính thức cắt đứt mọi ràng buộc với EU mà hai bên vẫn còn bất đồng về vấn đề quyền đánh bắt cá của EU tại các vùng biển của Anh và các quy định nhằm tạo một sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp hai bên.
Mọi hoạt động trao đổi thương mại dày đặc và những mối liên hệ gần gũi khác của Anh và EU sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng nếu không có thỏa thuận tiếp nối, đe dọa làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đã khắc nghiệt vì tác động của đại dịch COVID-19 mà cả hai đang hứng chịu.
Nợ chính phủ của Anh tiếp tục tăng do chi phí chống dịch COVID-19 Nợ chính phủ của Anh tiếp tục tăng trong tháng 11 do các biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN Theo Cơ quan thống kê Anh, nợ chính phủ trong tháng 11 ở mức 31,6 tỷ bảng Anh (41,8 tỷ USD),...