Anh gặp khó khi lựa chọn nhà cung cấp 5G
Từng được xem là một trong những quốc gia dẫn đầu về 5G, Anh hiện phải trì hoãn triển khai do vấn đề về lựa chọn nhà cung cấp thiết bị.
Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh đã trình báo cáo dài 58 trang về nguy cơ việc triển khai 5G sẽ bị chậm trễ so với kế hoạch, trong khi chi phí tăng lên sau khi Anh cấm Huawei tham gia.
Một gian trưng bày của Huawei tại Trung Quốc năm 2019.
Ủy ban này khuyến cáo, việc cấm Huawei sẽ gây khó khăn cho các nhà khai thác ở nước này khi giờ chỉ còn hai lựa chọn là Nokia và Ericsson .
“Việc thiếu tầm nhìn chiến lược 5G khiến Anh phụ thuộc vào chỉ hai nhà cung cấp cho một công nghệ quan trọng”, Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ Greg Clark nhấn mạnh.
Các nghị sĩ trong Ủy ban kêu gọi chính phủ Anh rút kinh nghiệm từ lệnh cấm Huawei khi xây dựng chiến lược về các công nghệ mới, như cần xác định công nghệ mới nổi nào là quan trọng, các rủi ro liên quan và đề xuất về cách ứng phó.
Anh cũng đã có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng 5G. Trong đó, việc triển khai các tiêu chuẩn Open RAN – giúp phần mềm và phần cứng từ các nhà sản xuất khác nhau có thể tương tác với nhau – là chìa khóa để đa dạng hóa chuỗi cung ứng 5G, từ đó thu hút các nhà cung cấp mới tham gia vào thị trường Anh.
Từ 2019, các nhà mạng Anh như Vodafone, O2, EE và Three đều lên kế hoạch triển khai mạng 5G sử dụng một số thiết bị của Huawei. Đến tháng 1/2020, chính phủ nước này chính thức phê duyệt cho Huawei cung cấp tối đa 35% lượng thiết bị thuộc các bộ phận không cốt lõi trong mạng viễn thông.
Tuy nhiên, nửa năm sau, Mỹ gây áp lực khiến Anh yêu cầu các nhà khai thác viễn thông ngừng mua sắm thiết bị 5G của Huawei, đồng thời phải gỡ bỏ thiết bị cũ của hãng này khỏi hệ thống mạng đến cuối năm 2027.
Video đang HOT
Trước đó, chính phủ Anh thừa nhận lệnh cấm Huawei sẽ trì hoãn việc triển khai 5G từ hai đến ba năm với chi phí khoảng 2 tỷ bảng Anh. Còn theo ước tính của công ty nghiên cứu Assembly Research, quyết định này có thể khiến nền kinh tế Anh thiệt hại hơn 20 tỷ USD, đánh mất lợi thế cạnh tranh về 5G.
Chúng ta đã sai về Sony
Bất chấp tình hình kinh doanh kém hiệu quả ở mảng smartphone, lĩnh vực giải trí mới chính là nơi hãng công nghệ Nhật Bản hái ra tiền.
Năm 2018, Sony gánh khoản lỗ lên đến 879 triệu USD. Trong các lĩnh vực tham gia kinh doanh, mảng smartphone của công ty Nhật Bản là một trong những lĩnh vực làm ăn bết bát nhất.
Kể từ khi chen chân vào thị trường smartphone và thâu tóm Ericsson, Sony từng theo đuổi nhiều tham vọng, điển hình nhất là mục tiêu trở thành thương hiệu lớn thứ 3 toàn cầu vào năm 2014.
Tuy nhiên, việc tung ra hàng loạt chiến lược kinh doanh sai lầm đã khiến cái tên Sony dần mất đi chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất điện thoại thông minh. Cũng trong năm 2018, thương hiệu này chỉ bán ra thị trường 6,5 triệu chiếc smartphone, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu.
Sony tỏ ra hụt hơi khi theo đuổi phân khúc smartphone cao cấp.
Quý I/2020, Sony chỉ xuất xưởng khoảng 400.000 chiếc smartphone, thấp hơn 300.000 chiếc so kế hoạch dự định. Có thời điểm, doanh số smartphone của Huawei trong một ngày tương đương doanh số cả quý của Sony.
"Không phải vì smartphone Sony không tuyệt vời, chính chiến lược khó hiểu của họ gây ra nhiều băn khoăn cho người dùng. Sony không quá coi trọng vai trò của tiếp thị", Jaron Schneider, chủ biên của PetaPixel chia sẻ với Zing.
Mảng cảm biến máy ảnh vẫn hái ra tiền
Trái ngược với đà trượt dài của mảng sản xuất điện thoại thông minh, Sony là nhà cung cấp cảm biến máy ảnh lớn nhất thế giới. Theo thống kê nửa đầu năm 2020 của Strategy Analytics , bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, Sony vẫn giữ vững vị trí thống trị của mình với 44% thị phần cung cấp cảm biến máy ảnh.
Tuy chiếm chưa đến 1% thị phần cung cấp smartphone, Sony lại là nhà cung cấp cảm biến máy ảnh lớn nhất thế giới.
Khi chính phủ Mỹ giáng đòn liên tiếp vào Huawei, một trong những khách hàng mua cảm biến lớn của Sony, công ty này từng lo ngại tình hình kinh doanh sẽ chịu nhiều tác động. Tuy vậy, mảng kinh doanh cảm biến của thương hiệu Nhật Bản vẫn vượt qua những kỳ vọng ban đầu.
Sony cho biết sẽ sửa lại các dự báo doanh thu ở mảng cảm biến hình ảnh. Nhưng, Sony cũng thông báo doanh thu sẽ vẫn giảm khoảng 6% xuống gần 10 tỷ USD. Lợi nhuận kinh doanh từ mảng này của công ty cũng giảm 42% xuống 1,2 tỷ USD.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hóa khách hàng của mình", Hiroki Totoki, Giám đốc tài chính Sony, thông báo sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh cảm biến hình ảnh đến các sản phẩm đa dụng.
Trong giai đoạn từ tháng 4-12/2020, Sony công bố lợi nhuận ròng tăng 87%, đạt 10 tỷ USD. Trong khi đó doanh thu công ty tăng 4% lên 63 tỷ USD. Lợi nhuận hoạt động tăng 12% lên 8,5 tỷ USD.
Sony không chỉ sống dựa vào thiết bị công nghệ
Có thể nói rằng nhờ Covid-19, Sony đã phát huy toàn bộ thế mạnh trong các lĩnh vực giải trí. Cho đến khi năm tài chính kết thúc vào tháng 3 sắp tới, hãng công nghệ Nhật Bản dự kiến thu về khoản lợi nhuận ròng cao nhất từ trước đến nay.
Hôm 3/2, Sony đã phải điều chỉnh dự báo lợi nhuận ròng lên khoảng 10 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại, con số này tăng 86% so với năm trước đó. Trong năm tài chính niên độ kết thúc vào tháng 3/2019, Sony từng ghi nhận báo cáo lợi nhuận cao nhất mọi thời đại, khoảng 8,6 tỷ USD.
Đây là lần điều chỉnh dự báo lần thứ 2 của Sony trong năm tài chính 2020. Trước đó, công ty cho biết dự kiến lợi nhuận ròng hàng năm sẽ tăng 37% lên 7,5 tỷ USD.
Mảng giải trí mới là sân chơi hái ra tiền của Sony.
Nhu cầu giải trí gia đình tăng vọt trong thời gian qua vì những diễn biến căng thẳng của đại dịch đã giúp doanh thu Sony tăng 7% lên 83 tỷ USD. Bên cạnh đó, lợi nhuận hoạt động của công ty cũng tăng 11% lên 8,9 tỷ USD.
Các dịch vụ trò chơi dựa trên đăng ký của Sony tiếp tục được cộng đồng game thủ ưa chuộng, đặc biệt là PlayStation Plus. Tính đến cuối tháng 12/2020, dịch vụ PS Plus của Sony đã vượt qua con số 47 triệu người dùng, tăng 22% so với năm 2020. Theo Nikkei , sự xuất hiện của máy chơi game PlayStation 5 vào tháng 11/2020 vẫn đem lại cho Sony khoản doanh thu khổng lồ. Đến nay, công ty Nhật Bản đã bán được 4,5 triệu chiếc PS5.
Doanh thu phần cứng tăng giúp Sony bán được được nhiều tựa game nổi tiếng như Marvel's Spider-Man: Miles Morales (4 triệu bản). Điều này phần nào giúp công ty bù đắp chi phí tiếp thị và quảng cáo. Ngay trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi, Sony dự kiến lợi nhuận kinh doanh hàng năm tăng 42%, tương đương 3,2 tỷ USD.
"Chúng tôi đang trên đà đạt doanh số 7,6 triệu máy vào cuối năm tài chính này", ông Totoki tuyên bố trong một cuộc họp báo. Theo ông, Sony hy vọng các lô hàng PS5 sẽ nhanh chóng vượt doanh số của PS4 nếu tính trong cùng khoảng thời gian ra mắt, đồng thời trở thành màn ra mắt thiết bị điều khiển lớn nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, Sony vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm cuộc khủng hoảng chip toàn cầu. Nhu cầu tăng nhưng thiếu chip phục vụ sản xuất, việc không thể đáp ứng các đơn hàng thiết bị cầm tay cho game thủ tại nhà khiến công ty này hứng chịu không ít chỉ trích.
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, Sony theo đuổi mục tiêu bán ra 14,8 triệu bộ PS5. Con số này áp đảo số lượng PS4 được bán ra sau 2 năm.
Bên cạnh mảng trò chơi điện tử, lĩnh vực âm nhạc của Sony, bao gồm các mảng kinh doanh liên quan đến anime, cũng có một năm triển vọng. Không chỉ doanh thu đến từ dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc, bộ phim hoạt hình ăn khách Demon Slayer do đơn vị của âm nhạc của Sony đồng phân phối cũng đã giúp doanh thu công ty tăng đáng kể.
Tháng 10/2020, bộ phim được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên khắp Nhật Bản. Demon Slayer nhanh chóng trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất đất nước. Tình hình giãn cách xã hội do Covid-19 cũng là nguyên nhân khiến lượng người xem phiên bản anime của Demon Slayer tăng vọt. Riêng hoạt động kinh doanh âm nhạc, Sony dự báo lợi nhuận hàng năm sẽ tăng 26% lên 1,7 tỷ USD.
Keysight thêm giải pháp nâng cao hiệu năng mạng 5G Keysight Technologies vừa giới thiệu một bộ giải pháp toàn diện giúp các nhà cung cấp và nhà khai thác mạng truy cập vô tuyến mở (O- RAN), có thể xác thực khả năng tương tác, mức độ tuân thủ và an ninh của mạng 5G. Giải pháp Open RAN toàn diện của Keysight nâng cao hiệu năng, độ tin cậy và đổi...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Windows 11 bật tiết kiệm pin không làm tối màn hình

CEO và đồng sáng lập chuyển sang Google, Windsurf bị Cognition AI thâu tóm

Booke AI giúp kế toán thoát 'đau đầu' vì ma trận số

Trung Quốc muốn thống trị 'các ngành công nghiệp tương lai' toàn cầu

Gemini cho biến hình ảnh thành video sống động có âm thanh

Những thói quen giúp bảo vệ pin smartphone Galaxy

iOS 26 xóa bỏ nỗi lo hết pin của tai nghe AirPods

Vì sao nhiều quốc gia châu Âu cấm công cụ AI của DeepSeek?

Thử làm Data Analyst cùng AI trong 15 phút với 6 bước cực dễ

Ứng dụng giải pháp blockchain trong thu thập và quản lý góp ý bằng văn bản

Chuyên gia nói về cách lừa ChatGPT lấy miễn phí mã khóa Windows

Công cụ AI giúp hay cản trở năng suất của kỹ sư phần mềm?
Có thể bạn quan tâm

Thí sinh đội Tóc Tiên rút khỏi Tân Binh Toàn Năng giữa tâm bão tin đồn tình ái, bức tâm thư không thể xoa dịu sự thất vọng của fan!
Tv show
06:52:28 16/07/2025
Pháp, Anh, Đức cảnh báo sẽ kích hoạt cơ chế tái áp đặt trừng phạt Iran
Thế giới
06:44:49 16/07/2025
Em Xinh được ví như Hoa hậu đăng 1 bức ảnh quá khứ, đâm thẳng vào tin đồn "thẩm mỹ nát mặt"
Nhạc việt
06:44:35 16/07/2025
Cặp đôi phim giả tình thật bị cả MXH tấn công: Sơ hở là ôm ấp không kẽ hở, lố rồi nha!
Hậu trường phim
06:36:03 16/07/2025
Phim Hàn nhạt như nước ốc mà rating vẫn top 1 cả nước: Cặp chính visual bén ngót, đứng chung auto đẹp đôi
Phim châu á
06:25:58 16/07/2025
Đạp xe khắp TP.HCM làm nghề xưa, bác thợ U70 mong mỗi ngày đủ tiền mua 1kg gạo
Netizen
06:10:35 16/07/2025
Vợ sốc nặng phát hiện chồng lén mặc váy, muốn chuyển giới sau 20 năm kết hôn
Lạ vui
06:04:05 16/07/2025
Tencent ra mắt game Đế Chế thế hệ mới, game thủ bức xúc vì "treo đầu dê"
Mọt game
06:02:23 16/07/2025
7 thác nước tuyệt đẹp của Việt Nam bạn nên trải nghiệm ít nhất một lần trong đời
Du lịch
06:00:48 16/07/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt mới chiếu nửa ngày đã có doanh thu gấp 8 lần bom tấn Hollywood
Phim việt
00:25:53 16/07/2025