Anh em nhà Koch đế chế dầu mỏ chi phối toàn bộ chính trường mỹ
Charles Koch cùng em trai David là người sở hữu tập đoàn Koch Industries.
Cả hai từng đứng trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới từ năm 2013 – năm 2018. Không chỉ giàu có, Charles và em trai còn chi tiền không giới hạn để chi phối chính trường Mỹ. Ở nền dân chủ lớn nhất phương Tây, lá phiếu người giàu dường như nặng gấp nhiều lần.
David Koch và anh trai Charles Koch là những cái tên nổi tiếng nhất và cũng đáng sợ nhất trong chính trường Mỹ. Không phải vì chức vị của họ mà vì những khoản tiền khổng lồ họ sẵn sàng đổ vào chính trị.
Hơn bốn thập kỷ qua, họ kiếm bộn tiền, tăng giá trị tài sản lên con số 120 tỷ USD. Và họ không muốn con số đó dừng lại vì các luật lệ, quy định của chính quyền.
Dù giới siêu giàu ở Mỹ vẫn luôn tìm cách tác động đến chính khách, anh em nhà Koch đã thành công hơn tất cả với khối tài sản khổng lồ trên. Không những vậy, họ tạo nên một cỗ máy chính trị vận hành trơn tru, có thể đảo ngược guồng quay chính trị Mỹ. Những người chỉ trích đặt cho họ biệt danh “Koch bạch tuộc” (Kochtopus – ghép từ Koch và octopus).
Trong ví dụ rõ nét nhất, biến đổi khí hậu từ chỗ là sự đồng thuận, có hướng giải quyết trong quốc hội Mỹ, biến thành vấn đề tranh cãi mà quốc hội không dám động tới gần 10 năm nay, vì anh em nhà Koch muốn như vậy.
Người em, David Koch, sinh năm 1940, qua đời ngày 23/8 ở tuổi 79 tại Southampton, bang New York. Ông phát hiện bị ung thư 27 năm trước, thậm chí bác sĩ nói chỉ còn vài năm để sống.
“David thích nói rằng các bác sĩ tài giỏi, thuốc hiện đại nhất và sự cứng đầu của ông đã xua đuổi bệnh ung thư”, anh trai Charles Koch nói trong một thông cáo.
David Koch (phải) xuất hiện bên cạnh anh trai Charles Koch trên kênh MSNBC.
Cái chết của ông đặt dấu chấm hết cho cuộc đời đầy tham vọng và quyền lực. Cuộc đời và thế lực của David Koch minh họa cho quan hệ gần gũi đến mức đáng sợ giữa tiền và quyền trong nền dân chủ lớn nhất phương Tây.
Nhưng di sản của ông chưa chấm dứt, mà còn tiếp tục ảnh hưởng mỗi chúng ta. Như lời Christopher Leonard, tác giả một cuốn sách về hai tỷ phú, di sản lớn nhất của David Koch chính là một Trái Đất đang nóng lên.
Anh em nhà Koch từng chi 10 triệu USD cho Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) để chống lại luật PATRIOT chống khủng bố của Tổng thống George W. Bush.
Anh em nhà Koch luôn cổ vũ cho chủ nghĩa Libertarian (chủ nghĩa tự do cá nhân: loại bỏ sự can thiệp của chính phủ lên cá nhân, kinh tế). Họ luôn chủ trương cắt giảm thuế và các quy định.
Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 1980, David Koch từng là ứng viên phó tổng thống của đảng Libertarian. Nhưng có lẽ đường lối quá cực đoan đối với đa số cử tri, ông và ứng viên tổng thống năm đó chỉ giành được 1,1% số phiếu.
Nhưng sau này, ông cùng anh trai giành ảnh hưởng lớn hơn nhiều dù không làm quan chức, và các quan chức sẽ phải xếp hàng cầu cạnh họ. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, trong những thập kỷ sau đó, họ giật dây biến phong trào Tiệc Trà nhỏ lẻ thành thế lực chiếm lấy đảng Cộng hòa, đẩy chính trị Mỹ về hướng cực hữu, bảo thủ hơn.
Họ chống nhiều quy định ở nhiều ngành, khuất phục công đoàn ở nhiều bang. Họ khiến biến đổi khí hậu trở thành chủ đề không thể động tới bên phía đảng Cộng hòa.
David Koch và Charles Koch sinh ra ở Wichita, bang Kansas. Họ thừa kế công ty lọc dầu của cha, Fred Koch, khi ông qua đời năm 1967, và biến nó thành tập đoàn Koch Industries đa ngành có doanh thu lớn hơn của Facebook, Goldman Sachs và US Steel (công ty sắt lớn thứ hai ở Mỹ) gộp lại.
Hầu hết người Mỹ sẽ không nhận ra cái tên Koch Industries. Nhưng họ sẽ nhận ra ngay ở khắp nơi các sản phẩm mà công ty thuộc Koch làm ra như nước rửa Lycra, cốc giấy Dixie, nhiều loại giấy ăn.
Các công ty của Koch cũng làm ra các vật liệu xây nhà, vật liệu cửa sổ, thảm trải. Họ làm ra nylon dùng cho từ tã trẻ em đến quần áo tập gym, hay phân đạm – không thể thiếu cho nông nghiệp.
Hai anh em có tính cách trái ngược. Charles Koch sống hầu hết cuộc đời ở Wichita, trong khuôn viên kín cổng cao tường, xung quanh có các trợ lý, luật sư, người làm PR, nhân viên an ninh. Ông đọc về kinh tế, lịch sử, triết học, nghe nhạc opera, ăn trưa với các nhân viên công ty và hiếm khi xuất hiện trước báo chí, theo New York Times.
Còn David lại chuyển tới New York, lập văn phòng Koch Industries ở đó. Ông đi vài bữa tiệc mỗi tuần, tán gẫu với phóng viên, chính khách và bạn bè tại New York. Ông là tay chơi, tổ chức tiệc tùng trên căn penthouse tầng thượng của mình, mời nhiều người mẫu.
David Koch chi nhiều tiền ủng hộ nghệ thuật và làm từ thiện, như chữa trị ung thư. Tên ông được đặt lên các địa điểm nổi tiếng ở New York, bao gồm nhà hát ballet (ông thích), bảo tàng hay bệnh viện.
Tên của David H. Koch được in lên một trung tâm của bệnh viện New York Presbyterian ở New York.
Từ khi nắm tập đoàn gia đình, anh em nhà Koch đã theo đuổi các dự án chính trị nhằm loại bỏ quy định của chính phủ, thông qua vận động hành lang, các viện nghiên cứu và quyên góp cho ứng viên tranh cử.
Các nỗ lực đó được đẩy mạnh trong những năm 1990, khi cuộc điều tra của Thượng viện kết luận Koch Industries khai gian lượng dầu khai thác được từ đất của người bản xứ, tương đương với việc đánh cắp dầu.
Hai tỷ phú nhận ra cần phải vươn tới Washington để gạt bỏ mọi chướng ngại về sau, theo bài viết trên New York Times của Christopher Leonard, tác giả cuốn Kochland: The Secret History of Koch Industries and Corporate Power in America (Đất nước Koch: Lịch sử Bí mật của Koch Industries và Quyền lực Doanh nghiệp ở Mỹ).
Cách mà họ né điều tra đã trở thành hình mẫu cho các hoạt động sau này. Nhà Koch chi tiền vận động các nghị sĩ Mỹ và các lãnh đạo người bản xứ. Họ tìm được một người bản xứ phát biểu rằng Koch Industries không đánh cắp dầu, rồi bộ máy chính trị của Koch khuếch đại lời nói đó tới tận Washington và đảo ngược dư luận theo hướng đổ lỗi cho các điều tra viên đã quá nóng vội.
Cỗ máy chính trị đó càng được anh em Koch đầu tư mạnh khi Tổng thống Obama lên nắm quyền. Họ chi tiền giúp phong trào Tiệc Trà, vốn chống đối dữ dội Obama, giành quyền lực trong quốc hội năm 2010.
Anh em nhà Koch chi 45 triệu USD tổ chức biểu tình, kêu gọi cử tri, xây dựng chính sách, và tung ra các quảng cáo để giúp phong trào Tiệc Trà lên giành quyền lực năm 2010.
Họ chống lại luật mở rộng bảo hiểm y tế chính phủ (Obamacare) và luật buôn bán hạn mức xả thải (cap-and-trade) nhắm chống biến đổi khí hậu. Chỉ có Obamacare sau đó được thông qua.
Đến năm 2012, họ chi khoản tiền kỷ lục lúc đó là 400 triệu USD mua quảng cáo chống Obama, và năm 2014 giúp đảng Cộng hòa giành lại Thượng viện. Một mạng lưới 6 nhóm thân Koch đã mua gần 44.000 quảng cáo trên TV vào tháng 8/2014, theo New York Times.
Đến năm 2015, phe Koch lên kế hoạch chi con số kinh ngạc gần 900 triệu USD cho kỳ bầu cử, ngang ngửa Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC). Các ứng viên đảng Cộng hòa “xếp hàng” để tìm sự ủng hộ của anh em nhà Koch: Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Thống đốc Jeb Bush, Thượng nghị sĩ Marco Rubio…
“Tôi cũng như mọi người, muốn xem anh em nhà Koch chọn ai (phía đảng Cộng hòa)”, Tổng thống Barack Obama nói đùa tại bữa tối của câu lạc bộ phóng viên Nhà Trắng năm 2015. Còn ông Trump nói đùa, gọi các ứng viên Cộng hòa kia là “con rối”.
Theo người nổi tiếng, Zing
Cảnh báo tình trạng trẻ em thừa cân nhưng thiếu chất
Nhiều trẻ em hiện nay đang thừa cân được "che đậy" bởi cơ thể mũm mĩm khiến các bậc cha mẹ khó nhận ra vấn đề của con mình để có giải pháp kịp thời.
Trẻ em và học sinh trong các trường học hiện nay chiếm gần 1/4 dân số Việt Nam (khoảng gần 23 triệu người). Đây là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần và hình thành các hành vi lối sống. Tình trạng sức khỏe ở lứa tuổi này sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nhiều trẻ nhỏ thừa cân nhưng vẫn thiếu chất. Ảnh minh họa
Một vấn đề đặc biệt quan trọng với trẻ em lứa tuổi đi học, đó là ở nước ta, tỷ lệ nhẹ cân còn phổ biến, đồng thời thừa cân, béo phì ở học sinh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt khu vực thành thị. Đây chính là gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em Việt Nam.
Theo một số liệu được Viện Dinh dưỡng công bố, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tại nội thành TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, ở Hà Nội vượt 41%. Một thực trạng thực sự rất đáng quan ngại là chính các bậc phụ huynh lại đang không nhận thức đúng tình trạng béo phì thừa cân của con mình.
Cụ thể, theo một điều tra tại Hà Nội cũng do chính các cán bộ của Viện thực hiện, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn một mức so với thực tế.
Có thể nói rằng, sự tăng nhanh của thừa cân béo phì là một hệ quả của lối sống hiện đại, khi mà các bữa cơm gia đình dần bị thay thế bởi những món ăn nhanh, ăn vội ở các hàng quán, vốn nhiều dầu mỡ, chất ngọt.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến thói quen ăn vặt các loại đồ ăn không tốt cho cơ thể của trẻ em; lạm dụng thiết bị công nghệ dẫn đến lười vận động. Góp một phần không nhỏ vào thực trạng này là sự thờ ơ, thiếu kiến thức về dinh dưỡng của người lớn.
Khác với giai đoạn trước, các bậc cha mẹ lo lắng thừa cân béo phì xuất hiện chỉ ở thành thị, thì hiện nay tình trạng này cũng khá phổ biến ở nông thôn.
Trước đây, nhiều quan điểm cho rằng ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì. Tuy nhiên, theo GS Phan Thị Kim - chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: "Có nhiều tranh cãi về việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến thừa cân béo phì, nhưng đồ ngọt chỉ là một trong số các yếu tố thôi, còn lại việc lười vận động mới là nguyên nhân, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì".
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, dù năng lượng nạp vào vượt khuyến nghị nhưng khẩu phần ăn của trẻ lại chưa đạt về thành phần, đặc biệt về tỉ lệ chất xơ, trẻ lại sử dụng quá nhiều protein, chất béo... Nghiên cứu này cũng cho thấy nhóm trẻ thừa cân béo phì có xu hướng tiêu thụ quá nhiều chất đạm.
Nhóm nghiên cứu đề nghị cần tạo cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối về thành phần dinh dưỡng, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày cho trẻ.
Theo TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam: "Trong các giải pháp để giảm trẻ thừa cân béo phì, dinh dưỡng và vận động là hai giải pháp mà chúng ta có thể can thiệp, tác động, còn gen thì chúng ta không can thiệp được. Chúng ta nên tập trung vào hai vấn đề này: một là dinh dưỡng, hai là vận động".
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Phụ nữ hy sinh, đàn ông nể 1, làm được những điều này mới khiến chồng nể đến 10 Người phụ nữ hy sinh chỉ chuốc nhiều tổn thương, từ nay hãy gạt bỏ những suy nghĩ cổ hủ và thay thế bằng những điều này. Phụ nữ cứ nghĩ hy sinh, tận tâm sẽ được chồng yêu thương, nhưng thực tế đàn ông chỉ xem trọng người làm được những điều này. Giữ thể diện cho chồng Người phụ nữ hy...