Anh dự kiến tái giãn cách xã hội
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang cân nhắc thực hiện giãn cách trên toàn quốc, bắt đầu từ tuần sau do lo ngại bệnh viện quá tải bệnh nhân Covid-19.
Quy định mới có thể được áp dụng từ 4/11 và kéo dài tới 1/12, theo thông tin từ The Times. Giới chức Anh dự kiến tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 2/11 để công bố các biện pháp ứng phó mới, tập trung vào việc đóng cửa toàn bộ ngoại trừ các cửa hàng thiết yếu và trường học.
Tuy nhiên, chính phủ vẫn đang cân nhắc các chính sách này và chưa có quyết định chính thức, theo nguồn tin nội bộ. Các quan chức Văn phòng Nội các không bình luận gì về các thông tin trên.
Trong ngày 30/10, nước Anh ghi nhận 24.405 ca nhiễm nCoV mới và 274 ca tử vong trong vòng 28 ngày, theo dữ liệu chính phủ công bố. Nước này ghi nhận trung bình 20.000 ca mới mỗi ngày trong tuần qua.
Trong tình hình số lượng ca mắc Covid-19 tăng liên tục, nếu Anh không thực hiện các biện pháp làm giảm sự lây lan, các chuyên gia c ảnh báo con số “ước tính xấu nhất” 80.000 ca tử vong có thể trở thành hiện thực.
Chính phủ đang thực hiện các biện pháp giới hạn 3 cấp theo từng khu vực, với mức 3 được áp dụng ở những vùng tâm dịch. Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland cũng có những chính sách riêng để đối phó với đại dịch.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại Phố Downing, London, Anh ngày 22/10. Ảnh: Reuters
Đối với những vùng ở mức 3, việc giao lưu cộng đồng bị cấm, các quán bar và quán rượu được yêu cầu đóng cửa, hôn lễ không được phép tổ chức và việc đi lại ra vào khu vực cũng bị hạn chế.
Chính phủ cũng đang cân nhắc thắt chặt các biện pháp tại địa phương, nâng lên mức 4. Tuy nhiên các bộ trưởng vẫn bày tỏ việc ưu tiên chính sách áp dụng trên toàn lãnh thổ.
Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh ở nhiều nước châu Âu trở nên căng thẳng. Chuyên gia dự kiến làn sóng thứ hai có thể trở nên chết chóc hơn rất nhiều. Dữ liệu cho thấy trong đỉnh dịch mới ở châu Âu, số ca tử vong thấp hơn đợt đầu song sẽ dai dẳng ở mức này trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng. “Lần lây nhiễm này sẽ tệ hơn với nhiều ca tử vong hơn.
“Viễn cảnh đang xảy đến trước mắt Thủ tướng Boris Johnson. Ông ấy chịu áp lực phải tiến hành phong tỏa một lần nữa”, nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết. Nhóm Cố vấn Khoa học cho Tình huống Khẩn cấp đã cảnh báo Anh cần tuân theo các lệnh hạn chế ngay cả dịp Giáng sinh.
Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ cao kỷ lục
Hơn 5.800 người Mỹ đã từ bỏ quốc tịch chỉ trong 6 tháng đầu năm, mức cao kỷ lục theo một nghiên cứu mới được công bố.
Con số trên cao gần gấp 3 lần so với 2.072 người Mỹ từ bỏ quốc tịch trong cả năm 2019, theo nghiên cứu được công bố hôm 9/8 của Bambridge Accountants, một công ty có trụ sở ở New York chuyên về thuế của người Mỹ và Anh ở nước ngoài.
Công ty cho biết đã kiểm tra dữ liệu do chính phủ công bố 3 tháng một lần cho thấy tên của tất cả những người Mỹ từ bỏ tư cách công dân.
"Đây chủ yếu là những người đã rời Mỹ và quyết định rằng họ đã có đủ mọi thứ", Alistair Bambridge, một thành viên tại Bambridge Accountants, nói. "Những gì chúng tôi nhận thấy là mọi người đều chán nản với mọi thứ liên quan đến Tổng thống Donald Trump, cách xử lý đại dịch Covid-19 và những chính sách chính trị ở Mỹ vào thời điểm này".
Người Mỹ xếp hàng ở Trung tâm Nghề nghiệp Kentucky tại Frankfort, bang Kentucky, với hy vọng được nhận trợ cấp thất nghiệp do Covid-19, hôm 18/6. Ảnh: Reuters
Trong khi nhiều người từ bỏ quốc tịch Mỹ phàn nàn rằng họ không hài lòng với môi trường chính trị hiện nay ở Mỹ, một lý do khác cho quyết định này thường là thuế, theo Bambridge.
Các công dân Mỹ đang sống ở nước ngoài vẫn được yêu cầu kê khai thuế hàng năm, báo cáo các tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, các khoản đầu tư và lương hưu của họ. Trong khi họ có quyền nhận các chi phiếu hỗ trợ 1.200 USD và 500 USD cho mỗi đứa con, nhiều người vẫn cho hay phải đóng thuế thường niên "quá nhiều".
Người Mỹ muốn từ bỏ tư cách công dân phải đóng 2.350 USD và trực tiếp đến sứ quán Mỹ ở nước sở tại để làm thủ tục nếu đang không ở Mỹ.
Bất chấp những nguy cơ sau khi từ bỏ quốc tịch Mỹ, ông Bambridge dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp diễn.
"Nhiều người đang chờ đợi cuộc bầu cử tháng 11 tới để xem chuyện gì sẽ xảy ra", ông nói. "Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, chúng tôi tin sẽ có một làn sóng người dân khác quyết định từ bỏ quốc tịch của họ".
Những vụ phe Đồng minh trộm vũ khí Đức trong Thế chiến II Anh và Mỹ nhiều lần mở chiến dịch săn lùng vũ khí Đức nhằm nghiên cứu, tìm điểm yếu để khắc chế đối phương trong Thế chiến II. Trong Thế chiến II, phát xít Đức sở hữu nhiều vũ khí công nghệ cao và đi trước thời đại, khiến chúng trở thành mục tiêu săn đuổi hàng đầu của phe Đồng minh nhằm...