Anh đối mặt với lạm phát cao nhất trong các nước phát triển
Giá tiêu dùng ở Anh sẽ vượt xa phần lớn thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ngoại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 7/6, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo Anh sẽ chứng kiến tỷ lệ lạm phát cao nhất so với các nền kinh tế phát triển lớn khác trong năm nay.
Theo dự báo của OECD, lạm phát của Anh sau khi lần đầu giảm xuống còn một con số kể từ mùa hè năm ngoái thì sẽ cao hơn vào năm 2023 so với gần như bất kỳ thành viên G20 nào ngoại trừ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù lạm phát toàn phần tháng 4 ở Anh đã giảm xuống 8,7% từ mức 10,1% của tháng 3 trong bối cảnh giá năng lượng hạ nhiệt, lạm phát thực phẩm vẫn ở mức cao. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, giá hàng thực phẩm tăng 19,1% trong tháng 4. Đây là tỷ lệ cao nhất trong vòng hơn 45 năm.
OECD dự đoán rằng ngay cả khi Anh tránh được suy thoái trong năm 2023 thì chỉ số lãi suất ngân hàng cao hơn vẫn sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và thu nhập trong những tháng tới.
“Gánh nặng lãi suất cao đối với nợ công và thời gian đáo hạn nợ trung bình giảm gần đây khiến tài chính công chịu tác động của biến động lợi suất trái phiếu”, OECD nói thêm.
Tổ chức có trụ sở tại Paris này kỳ vọng nền kinh tế của Anh sẽ tăng trưởng 0,3% trong năm nay và 1% vào năm 2024.
Video đang HOT
Việc tăng giá năng lượng bán buôn mới sẽ thắt chặt hơn nữa thu nhập thực tế vì Anh phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên.
Phản hồi về dữ liệu của OECD, Thủ tướng Anh Jeremy Hunt thừa nhận rằng lạm phát ở nước này vẫn còn quá cao, đồng thời kêu gọi kiên trì thực hiện kế hoạch giảm một nửa tỷ lệ lạm phát trong năm nay. Bởi lẽ, đó là biện pháp lâu dài duy nhất để phát triển kinh tế và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt đối với các hộ gia đình.
Báo cáo kết luận rằng tỷ lệ lạm phát ở Anh sẽ ở mức trung bình 6,9% vào cuối năm nay.
Giá trị thị trường của lượng trái phiếu do BoJ nắm giữ giảm 1,1 tỷ USD
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 30/5 cho biết đã lỗ trên giấy tờ 157,1 tỷ yen (1,1 tỷ USD) khi nắm giữ trái phiếu chính phủ với số lượng cao kỷ lục trong tài khóa 2022.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua, BoJ đối mặt với khoản lỗ như vậy sau khi đẩy mạnh mua trái phiếu để giữ lợi suất thấp bất chấp xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu. Lỗ trên giấy tờ, hay còn gọi là lỗ chưa thực hiện, là sự sụt giảm giá trị của tài sản hoặc khoản đầu tư mà nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ.
Tổng tài sản của BoJ trong tài khóa 2022 kết thúc vào tháng 3/2023 đã giảm 0,2% xuống còn 735.120 tỷ yen (khoảng 5.225 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên trong 11 năm qua tổng tài sản của BoJ bị giảm. Nguyên nhân cho việc này là do ảnh hưởng từ việc ngân hàng này giảm các khoản vay được gia hạn cho các tổ chức tài chính như một phần nỗ lực để tăng cường tài chính cho quỹ đối phó với đại dịch COVID-19.
Thu mua trái phiếu là một trụ cột chính trong chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ. Trong động thái bất ngờ hồi tháng 2/2022, BoJ đã ra quyết định điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu (YCC). Cụ thể, BoJ cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm từ mức mục tiêu 0%, so với biên độ tăng chỉ 0,25 điểm phần trăm trước đó.
Lượng trái phiếu BoJ nắm giữ đã tăng 10,6% lên 581.720 tỷ yen theo giá trị trên sổ sách, mức lớn nhất từ trước đến nay trong một năm tài chính, mặc dù giá trị thị trường của những trái phiếu này chỉ còn 581.560 tỷ yen, khiến BoJ chịu khoản lỗ chưa thực hiện 157,1 tỷ yen.
BoJ đã tăng cường mua trái phiếu để bảo vệ giới hạn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, trong khi lợi suất ở nước ngoài tăng khi các ngân hàng trung ương lớn tiến hành các đợt tăng lãi suất. BoJ khẳng định sẽ nắm giữ trái phiếu chính phủ cho đến khi đáo hạn và khoản lỗ trên giấy tờ nói trên không ảnh hưởng đến ngân hàng ở thời điểm hiện tại.
Tân Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho rằng cần tiếp tục nới lỏng tiền tệ để đảm bảo lạm phát ổn định đi kèm với tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ. BoJ đã quyết định dành tới 18 tháng để thực hiện đánh giá rộng rãi về chính sách tiền tệ của ngân hàng này trong 25 năm qua, quãng thời gian ngân hàng này chật vật để giải quyết tình trạng giảm phát và đảm bảo giá cả ổn định.
BoJ cuối tháng 3/2023 công bố số liệu cho thấy tính đến cuối tháng 12/2022, ngân hàng này đã nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ kỷ lục 52,02% trong bối cảnh BoJ phải tăng cường mua để bảo vệ mức trần lợi suất dài hạn.
Lượng trái phiếu mà BoJ nắm giữ có giá trị tới 546.930 tỷ yen (4.100 tỷ USD), trong khi tổng nợ chính phủ chưa thanh toán vào khoảng 1.051 tỷ yen. Mức sở hữu trái phiếu đã tăng so với ba tháng trước đó khi lần đầu tiên vượt mốc 50%.
Trong khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục tăng mạnh lãi suất để chống lại lạm phát, thì lợi suất trái phiếu nước ngoài cao hơn đã gây thêm sức ép cho BoJ trong năm 2022.
BoJ, ngân hàng trung ương ôn hòa nhất trong số Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), đã gây bất ngờ cho thị trường tài chính khi tăng trần lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm từ 0,25% lên 0,5% trong tháng 12/2022, qua đó làm tăng đồn đoán về việc BoJ chuyển hướng sang thắt chặt tiền tệ.
Để bảo vệ mức giới hạn trần trên, BoJ đã đề nghị mua không giới hạn lượng trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định là 0,5%.
Đối mặt với những lời chỉ trích về việc can thiệp thị trường do sự hiện diện BoJ trên thị trường trái phiếu, ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cải thiện hoạt động của thị trường thông qua quyết định trong tháng 12/2022, nhưng kết quả là BoJ buộc phải tăng mua trái phiếu để giữ lãi suất trong phạm vi mục tiêu.
Thống đốc sắp tới của BoJ Kazuo Ueda sẽ đối mặt với thách thức trong việc vạch ra con đường hướng tới bình thường hóa chính sách khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách ổn định.
Dữ liệu của BoJ cũng cho thấy tài sản do các hộ gia đình Nhật Bản nắm giữ đạt 2.023 tỷ yen tính đến cuối tháng 12/2022, duy trì trên mức 2.000 tỷ yen trong quý thứ năm liên tiếp. Hơn 50% trong số đó được giữ bằng tiền mặt và tiền gửi, phản ánh quan điểm thận trọng của người dân Nhật Bản trong hoạt động chi tiêu.
Tại cuộc họp chính sách đầu tiên dưới sự dẫn dắt của tân Thống đốc Kazuo Ueda, BoJ ngày 28/4 đã quyết định duy trì lãi suất ở mức cực thấp như dự đoán. Đặc biệt, BoJ đã đề cập đến sự cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng tiền lương để đạt được mục tiêu lạm phát.
Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ cho biết sẽ dành năm tiếp theo để đánh giá khung chính sách tiền tệ của mình trong hàng chục năm qua.
Dù đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ suốt nhiều năm, nhưng BoJ vẫn chưa đạt được mức lạm phát mục tiêu 2% một cách ổn định. Giá tiêu dùng cốt lõi trong năm tài chính 2025 hiện được dự đoán sẽ tăng 1,6% so với năm trước đó.
BoJ đã đặt lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1%, đồng thời hướng lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đến mức khoảng 0%, theo chương trình kiểm soát đường cong lợi suất. Trong đường hướng chính sách mới, BoJ cho biết sẽ duy trì chương trình này trong thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu lạm phát 2% đi kèm với tăng trưởng tiền lương. Ngân hàng này đã lược bỏ nội dung dự đoán lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ vẫn ở "mức hiện tại hoặc thấp hơn".
BoJ đã nâng dự báo lạm phát cho các năm tài chính hiện tại và tiếp theo. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, không tính giá hàng thực phẩm tươi sống dễ biến động, được dự đoán tăng 1,8% trong năm tài chính 2023, cao hơn mức dự báo 1,6% trước đó. Sau đó, chỉ số này được dự đoán tăng 2% trong năm tài chính 2024, cao hơn dự báo trước đó là 1,8%.
Trong một báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế, BoJ nhận định nền kinh tế Nhật Bản có khởi sắc, dù vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá hàng hóa cao.
Trung Quốc và Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết ổn định quan hệ song phương Bộ trưởng Tần Cương khẳng định quan hệ Trung Quốc và Mỹ có vai trò quan trọng đối với hai nước và thế giới, nhấn mạnh sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được tại Bali. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. (Nguồn: Getty) Ngày 8/5, tại thủ đô Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung...