Ảnh độc quyền: Cảnh hoang tàn nơi rốn lũ Attapeu
Phóng viên Dân Việt có mặt tại Bản May, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất do sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy vẫn còn ngập ngụa trong nước và bùn đất, nhiều ngôi nhà bị xóa sổ, vắng bóng người dân.
Chiều 28.7, con đường đi vào khu vực rốn lũ bản May (huyện Sanamxay) rất khó khăn. Các đoàn cứu hộ cứu nạn của Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Trung Quốc… đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm người mất tích và sống sót trên những điểm cao.
Tại bản May, có nơi còn sâu đến 4 m. “Đây là một trong những bản còn ngập sâu và chịu ảnh hưởng nhất sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy”, một người dân tại bản May nói.
Để vào khu vực này, phải đi qua nhiều chốt kiểm soát do lực lượng Quân đội Lào chốt giữ. Chỉ những người được cấp giấy thông hành và có nhiệm vụ mới có thể vào được bên trong.
Bản May hầu hết không còn người dân, do nhiều người đã đi chạy lũ, một số khác bị cuốn đi chưa tìm được thi thể. Trong ảnh, hai người dân dùng thuyền di chuyển qua những điểm còn ngập nặng.
Cảnh tượng xác xơ dọc con đường độc đạo dẫn vào rốn lũ Sanammxay. Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, thậm chí nổi lên và nằm trên ngọn cây.
Hàng trăm ngôi nhà bị lũ làm hư hỏng, chỉ trơ trọi lại những khúc gỗ.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn Thái Lan huy động hàng trăm người, xuồng bè… để tìm kiếm người mất tích và đưa đồ ăn cho những người còn mắc kẹt tại bản May.
Một ngôi nhà được làm kiên cố chỉ còn lại chăn màn, bàn ghế…
… và bị san phẳng hoàn toàn. Xung quanh những ngôi nhà tràn ngập rác thải, cây cối đổ gãy.
Từ 6h sáng, nhiều lực lượng cứu hộ cứu nạn đã vào các khu vực ngập. Đến gần 7h tối họ mới trở ra ngoài. “Chúng tôi sẽ làm hết sức để giúp đỡ nhân dân Lào”, một người Thái Lan tham gia ứng cứu cho biết.
Những ngôi nhà bị đổ nghiêng, hư hại nặng tại bản May.
Một số nơi còn ngập sâu, người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền.
Nhiều người sống trong rừng, trên núi nhiều ngày không được ăn uống. Đến hôm nay, họ mới có thể ngược ra ngoài để tìm kiếm thức ăn.
Theo Danviet.vn
Ảnh: Hỗ trợ lương thực cho Việt kiều từ tâm lũ Attapeu
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse phối hợp với Việt kiều tại Attapeu cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho hơn 10 hộ dân tại rốn lũ Sanamxay (tỉnh Attapeu, Lào).
Sáng 27.7, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Lào) đã có mặt tại huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu, Lào) để cứu trợ những người Việt Nam bị ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện Xepian-xe Nam No.
Ông Đào Văn Hiếu (áo trắng, phải) Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse có mặt ở Sanamxay động viên tinh thần anh Trần Văn Biền (bản May, Sanamxay), một trong những hộ dân bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra. Anh Biền cho biết, ngôi nhà anh ở đã bị lũ cuốn đi hoàn toàn, giờ chỉ còn là một bãi đất trống. Rất may anh và vợ con thoát chết.
Hai xe cứu trợ hàng hóa bao gồm mì tôm, bánh kẹo và quần áo được vận chuyển hơn 70km từ trung tâm tỉnh Attapeu tới Sanamxay.
Có tổng cộng 15 hộ người Việt tại các bản làng thuộc Sanamxay bị ảnh hưởng do lũ. Một số người mất nhà cửa, tài sản bị cuốn trôi hoàn toàn. Rất may không có thiệt hại về người. Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đang phối hợp với giới chức sở tại để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có người Việt bị ảnh hưởng. Số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào là 008562096106775, tại Việt Nam là 0084981848484.
Do khu vực bên trong rốn lũ đang được quân đội và các lực lượng chức năng phong tỏa nên Tổng Lãnh sự chỉ có thể trao quà ở ngoài rìa huyện Sanamxay. Lương thực khu vực tập kết này sẽ được chuyển đến tận người dân bị ảnh hưởng.
Tại một số khu vực người dân tập kết sau vụ vỡ đập thủy điện, Việt Nam đã cử bác sĩ sang để khám chữa bệnh cho người dân.
Clip: Gian nan đường vào tâm lũ Attapeu.
Theo tài khoản Facebook của Vientiane Times, 7 ngôi làng với 1.300 hộ và hơn 6.000 người bị ngập trong nước lũ sau vụ vỡ đập. Lực lượng cứu hộ Lào đã sử dụng trực thăng và thuyền để sơ tán những người dân còn bị mắc kẹt, kêu gọi các cơ quan chính quyền và cộng đồng viện trợ khẩn cấp quần áo, lương thực, nước uống và thuốc men cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Dự án thủy điện do công ty PNPC của Lào thi công, gồm ba con đập nằm trên các nhánh của sông Mekong. Công trình có tổng kinh phí 1,02 tỷ USD, được khởi công từ tháng 2.2013, đã hoàn thành 90% và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2019. Nhà máy có công suất thiết kế 410 megawatt, trong đó 90% điện sẽ được xuất khẩu cho Thái Lan, phần còn lại hòa vào lưới điện địa phương.
Đập phụ bị vỡ là một phần của một mạng lưới gồm ba đập chính và 5 đập phụ trong dự án đập thủy điện XePian-xe Nam noy do các nhà thầu Thái Lan, Hàn Quốc và Lào phụ trách. Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction cho biết vết nứt đầu tiên được phát hiện trên đập vào ngày 22.7. Đến 21h cùng ngày, con đập bị hư hại một phần, nhà thầu phát cảnh báo với chính quyền và dân làng gần đập bắt đầu được sơ tán. Một đội kỹ sư được cử đến gia cố vết nứt trên đập nhưng gặp nhiều khó khăn vì mưa lớn.
Theo Danviet
Dân địa phương tiết lộ thông tin sốc vụ vỡ đập thủy điện Lào Theo nhóm phóng viên BBC tại Attapeau, người dân địa phương cho biết, họ tin rằng lên tới 300 người đã mất mạng trong sự cố vỡ đập thủy điện đêm 23.7 - cao hơn nhiều so với số liệu mà chính phủ Lào công bố. Từng đoàn xe chở người dân Sanamxay di tản khỏi vùng ngập lụt về nơi lánh nạn....