Anh dọa tăng thuế Facebook và Google
Nước Anh có thể thực hiện các chính sách thuế mới cho những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ như Google và Facebook, trừ phi họ có những động thái rõ ràng hơn trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan trực tuyến.
Chính phủ Anh tin rằng các ông lớn công nghệ chưa hết mình trong cuộc chiến chống khủng bố. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, Anh là quốc gia hứng chịu khá nhiều vụ khủng bố, và chỉ riêng trong năm 2017 vừa qua đã bị tấn công 2 lần vào tháng 3 và 6 khiến 36 người thiệt mạng. Sau các cuộc tấn công này, thủ tưởng Anh đã tăng cường các quy định về không gian mạng và yêu cầu Thung lũng Silicon cũng có những nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.
Một quan chức của chính phủ Anh đã cáo buộc các hãng công nghệ bán dữ liệu của người dùng nhưng lại không cung cấp cho chính phủ và buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ cho các chương trình chống khủng bố, giám sát và các hoạt động an ninh khác. Và ông cũng tin rằng các hãng này luôn đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn của công chúng.
Video đang HOT
Đáp lại, người phát ngôn của Facebook tin rằng chính phủ Anh hoàn toàn không có cơ sở khi nhận định hãng đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn của công chúng, đặc biệt trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong một email gửi đi, ông nhấn mạnh rằng Facebook đã đầu tư hàng triệu bảng vào con người và công nghệ để xác định cũng như loại bỏ các nội dung khủng bố xuất hiện trên mạng xã hội này.
Facebook cho biết họ đã loại bỏ 83% các nội dung khủng bố đưa lên mạng xã hội trong vòng một giờ sau khi được tìm thấy. Hãng cũng cho biết có kế hoạch tăng cường gấp đôi nhân lực vào đội an ninh lên con số 20,000 trong năm 2018.
Trong khi đó người đại diện YouTube của Google nhấn mạnh trong năm 2017 hãng đã có những bước tiến quan trọng đầu tư vào công nghệ học máy, tuyển thêm người đánh giá, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia và công ty khác trong việc lọc nội dung khủng bố.
Hãng YouTube nói rằng sự tiến bộ trong việc học máy đồng nghĩa 83% nội dung cực đoan bạo lực đã được gỡ bỏ mà không cần người dùng gắn cờ.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Google dự tính ra hệ điều hành mới trong năm 2018
Lâu nay người dùng quá quen với hai hệ điều hành của Google là Chrome OS chạy trên laptop chromebook và Android trên smartphone. Tuy nhiên, Google đang có ý định ra mắt thêm một hệ điều hành hoàn toàn mới.
Fuchsia sẽ là một hệ điều hành tương lai của Google. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Computerworld, đây sẽ là hệ điều hành mã nguồn mở với tên gọi Fuchsia. Google lần đầu tiên đăng mã Fuchsia vào GitHub hồi tháng 8.2016. Khác với Chrome OS và Android dựa trên Linux, Fuchsia sử dụng nhân Zircon (còn gọi là Magenta).
Zircon ban đầu được dự định để phục vụ như là một "hệ điều hành thời gian thực", có nghĩa là một hệ điều hành hệ thống nhúng. Tuy nhiên, mã này cũng cho thấy rằng Fuchsia có thể chạy bằng lý thuyết trên bất kỳ thiết bị nào, bao gồm thiết bị internet, đèn giao thông, máy ATM, đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn - các thiết bị sử dụng bộ vi xử lý ARM, MIPS và Intel x86.
Fuchsia cũng nhận được sự hỗ trợ cho ngôn ngữ lập trình Swift của Apple hồi tháng 11.2017.
Chương trình SDK của Google để xây dựng hệ điều hành Chrome và ứng dụng Android, nay được sử dụng để xây dựng các ứng dụng và giao diện người dùng trên Fuchsia gọi là Flutter.
Các chuyên gia dự báo rằng Fuchsia sẽ thay thế cho cả Chrome OS và Android để trở thành hệ điều hành dùng tốt trên cả máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và smartphone. Điều đó sẽ đánh dấu sự kết thúc của Chrome OS và Android.
Tạ Xuân Quan
Theo Thanhnien
Máy tính bảng lai Pixel C biến mất khỏi Google Store Chiếc máy tính bảng lai Pixel C mà Google công bố vào tháng 10.2015 với giá khởi điểm 499 USD không bao gồm bàn phím, giờ đây đã không còn được bày bán trên Google Store. Người dùng không còn có thể mua Pixel C trực tiếp từ Google Store. ẢNH: AFP Theo PhoneArena, Pixel C là mẫu máy tính bảng kỳ quặc...