Anh điều tra thương vụ mua lại Giphy của Facebook
Cả Facebook và Giphy đều phải hoạt động riêng trong khi cuộc điều tra được thực hiện.
Ảnh: Reuters
Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA), cơ quan chuyên giám sát cạnh tranh của Vương quốc Anh, hôm 12.6 công bố bắt đầu điều tra về thỏa thuận mua lại nền tảng hình ảnh động Giphy trị giá 400 triệu USD của Facebook hồi tháng trước. Nguyên nhân của cuộc điều tra xuất phát từ lo ngại thương vụ này có thể làm giảm sự cạnh tranh ở Anh, theo Reuters.
Video đang HOT
CMA đã ban hành một “Lệnh cưỡng chế ban đầu”, ngăn chặn hai công ty kết hợp trong khi cuộc điều tra diễn ra. Theo đó, không có nhân viên nào được phép chuyển giao giữa hai bên và không có công nghệ nào của Giphy được tích hợp với các sản phẩm của Facebook. Mạng xã hội lớn nhất thế giới có thể bị phạt nếu không tuân thủ quy định. Cuộc điều tra của CMA sẽ đánh giá liệu thỏa thuận đáng chú ý này có “dẫn đến tình trạng giảm cạnh tranh đáng kể trong bất kỳ thị trường nào ở Vương quốc Anh” hay không.
Mặc dù cả Facebook và Giphy đều có trụ sở tại Mỹ nhưng CMA vẫn có quyền điều tra các vụ sáp nhập khi doanh nghiệp được mua có doanh thu hằng năm 70 triệu bảng Anh (khoảng 88 triệu USD), hoặc khi các doanh nghiệp kết hợp có ít nhất 25% thị phần của bất kỳ thị trường “hợp lý” nào. Ngoài thương vụ này, CMA cũng đang điều tra khoản đầu tư 575 triệu USD của Amazon vào ứng dụng phân phối thực phẩm Deliveryoo.
Tại thời điểm mua lại, Facebook cho biết công ty có kế hoạch tích hợp Giphy vào ứng dụng Instagram để người dùng có thêm cách thức phù hợp thể hiện bản thân. “Chúng tôi đã chuẩn bị để các nhà quản lý thấy rằng việc mua lại này là điều tích cực cho người dùng, cũng như người phát triển và sáng tạo nội dung. Các nhà phát triển và các đối tác API (giao diện lập trình ứng dụng) sẽ tiếp tục có quyền tương tự truy cập vào Giphy, cộng đồng sáng tạo của Giphy vẫn có thể tạo ra những nội dung tuyệt vời”, một phát ngôn viên của Facebook cố gắng giảm bớt lo ngại của cơ quan điều tra.
Ngoài CMA, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc cũng tuyên bố sẽ đưa ra cuộc thăm dò về việc mua lại Giphy của Facebook trong tuần này.
Facebook mua công cụ hack người dùng rồi trao nó cho FBI
Chính cách tiếp cận "quái đản" này đã giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ một kẻ lạm dụng trẻ em hàng loạt, nhưng nó cũng gợi ý nhiều rủi ro tiềm tàng.
Facebook đã đứng ra chi tiền để mua một công cụ hack cho FBI phá án
Trong nhiều năm, một gã đàn ông ở California (Mỹ) đã quấy rối và khủng bố các cô gái trẻ, tống tiền họ để ép chụp ảnh và quay video nuy, thậm chí hắn còn đe dọa sẽ diệt và hiếp họ hoặc khủng bố trường học của họ để đạt được mục đích.
Phần lớn sự lạm dụng này diễn ra qua Facebook, và giờ đây sau nhiều tháng đấu tranh cùng các nỗ lực không mệt mỏi của các bên liên quan thì gã đàn ông có tên Buster Hernandez (còn có biệt danh là Brian Kil) cũng đã nhận tội. Điều ít ai ngờ là chính Facebook đã trả tiền cho một công ty bảo mật để phát triển vụ hack chính mạng xã hội này để giúp Facebook tìm ra kẻ này.
Theo khám phá của trang tin Motherboard, Facebook đã trả cho một công ty tư vấn an ninh mạng hàng triệu USD để phát triển một công cụ hack mà qua đó có thể xâm nhập vào hệ điều hành Tails vốn tập trung vào quyền riêng tư. Ứng dụng này được cho là đã tận dụng một lỗ hổng của ứng dụng phát video của Tails để tìm ra địa chỉ IP thực của người xem video. Theo tiết lộ của các nhân viên hiện tại và cả cựu nhân viên của mạng xã hội này, Facebook đã trao công cụ này cho một người trung gian - người đã trao nó cho các đặc vụ liên bang. Sau đó, FBI nắm được một video nạn nhân gửi cho Hernandez và qua đó cho phép họ tiến hành bắt giữ hắn.
Các tội danh mà Hernandez đã thú nhận khá khủng khiếp, nhưng vai trò của Facebook trong vụ việc cũng đặt ra một số dấu hỏi nghiêm trọng về đạo đức kinh doanh. Liệu một công ty tư nhân có thể mua và khai thác công cụ hack người dùng của chính mình như Facebook đã làm hay không? Ngoài ra, vụ hack này diễn ra ở trên Tails chứ không phải Facebook và như người phát ngôn của Tails chia sẻ thì việc khai thác lỗ hổng này không hề được thông báo cho nhóm phát triển của họ.
Cũng không rõ liệu FBI có biết Facebook có liên quan đến việc phát triển công cụ khai thác lỗ hổng này hay không. Nhưng đây được cho là lần duy nhất mà Facebook đứng ra giúp cơ quan luật pháp Mỹ hack người dùng và người phát ngôn của mạng xã hội này cho biết công ty không muốn điều này trở thành tiền lệ. Facebook dường như đã biện minh cho hành động của mình rằng các hành vi của Hernandez là rất nghiêm trọng và khủng khiếp.
Tails không chỉ được giới tội phạm ưa thích sử dụng mà nó còn được hàng ngàn nhà hoạt động chính trị, nhà báo, các quan chức chính phủ và những người đang muốn ẩn mình do lo ngại bạo hành gia đình hoặc những nhà tư tưởng khác biệt sử dụng. Thậm chí, nó còn được cựu điệp viên CIA Edward Snowden khuyên dùng. Việc khai thác lỗ hổng của nó có thể bị lạm dụng để nhắm vào bất kỳ ai đang dùng Tails OS, chứ không chỉ riêng những kẻ xấu như Hernandez, dù hiện không có bằng chứng nào về việc lạm dụng này nhưng rõ ràng việc Facebook "mở" một cánh cửa hai mặt như thế là rất nguy hiểm.
Mỹ sẽ điều tra các loại thuế dịch vụ kỹ thuật số ở nước ngoài Mỹ phản đối những nỗ lực đánh thuế doanh thu từ hoạt động quảng cáo và kinh doanh trực tuyến, cho rằng các loại thuế này nhắm thẳng vào các "gã khổng lồ" công nghệ của Mỹ như Google, Apple, Facebook. Ảnh minh họa. (Nguồn: ft.com) Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/6 cho biết sẽ điều tra các loại...