Anh đi xe 82 nhưng túi của anh đầy tiền
Không như mấy ông đi SH bóng loáng nhưng chỉ để khoe mẽ, cho sang trọng với bạn bè mà trong túi có khi chẳng có tới vài trăm.
Nói thật ấy chứ, không sai chút nào đâu. SH chưa chắc gì đã sang chị em nhé. Đừng tưởng bở vì hình thức, hình thức không chắc đánh giá được nội dung bên trong. Còn anh đi xe 82 nhưng chắc gì anh đã kẻ nghèo, không có tiền để mua nổi một cái xe mới. Người đi làm, tiết kiệm, lương lậu đàng hoàng thì cái xe ga cũng chẳng khó gì với họ. Thế nên, vì mộ vài lý do gì họ không muốn đổi xe, chị em đừng có mà nghĩ họ nghèo, họ khổ vội đấy nhé.
Vì có khối ông đi làm, cố gắng tiết kiệm cả năm trời mới mua được con SH. Nhưng có ông còn vay cả vài chục triệu may ra mới có được cái xe. Còn trong túi thì không có xu nào, thậm chí ăn mì cả tháng.
Như ông bạn anh đây này, hôm rồi tụ tập bạn bè, ông ấy phóng tới cái SH, mặc quần đùi, đi giày lười, đầu vuốt keo, chải ngược, lại còn không thèm đội mũ bảo hiểm, cho giống với mấy ông bà SH, Dylan hay đi xe xịn lướt trên đường, mặc kệ công an. Thấy ông bạn tới, ai cũng mắt trố ra vì ngưỡng mộ ông này, làm ăn khá. Ông ấy bảo, khá gì “mua con xe này phải vay mấy chục, nhưng khổ là bà vợ thích. Còn mình thì cũng thích không chịu nổi rồi. Thôi thì cắn răn chịu đựng, mượn thêm một ít tiền, rồi tiết kiệm, trả nợ dần. May có người quen cho vay, không lãi lời gì nên là cũng cứ liều”.
Nghe ông này kể nghèo kể khổ xong thì cũng à ừ. Vì đúng là phải như thế chứ. Mấy ông ngồi đây làm còn phất hơn nhiều mà chẳng có tiền mua nổi cái xe xịn ấy, chứ nói gì là ông này, lương kém nhất hội.
Video đang HOT
Anh thì anh nói chẳng sai đâu. Đó chỉ là một trường hợp ông bạn của anh là như thế. Chứ thiếu gì người như vậy đâu các chị, các em.
Có người đi làm, lương tháng vài triệu, tiết kiệm cả năm trời mới được vài chục. Xong rồi mua cái xe thì coi như triệt hết tài sản, chẳng còn đồng nào. Trong túi dù đi xe xịn đấy nhưng chẳng có đến vài đồng bạc. Có ông còn buồn cười, đưa bạn gái đi chơi, vào nhà hàng mà còn mặc cả dù trông bóng bẩy, rõ hình thức. Ông này chẳng dám gọi nhiều vì lo không có tiền mà trả. Nhưng ai dám bảo anh không có tiền, vì anh đi SH cơ mà.
Thế mà anh đi xe 82 vào, nhìn thấy anh họ chẳng tiếp đón nhiệt tình. Nhưng khi anh gọi cả đống đồ thì họ mới hồ hởi, ngạc nhiên, vì ai ngờ, người trông thế mà lắm tiền.
Các chị em ạ, có người giàu nhưng lại chẳng cần đi xe đẹp, chỉ cần trong túi người ta có tiền, bất kì tình huống nào người ta cũng có thể ứng phó được. Có tiền thì làm gì chẳng được, dịch vụ đầy kia, đi đâu cũng tự tin. Nhưng có những ông đi xe đẹp, tróng túi lại mốc meo. Vậy nếu được chọn, chị em chọn người nào, hay vẫn chọn mấy ông ưa hình thức?
Như anh, đi xe 82 nhưng mà tiền ăn chơi, tiêu xài thì anh không thiếu. Anh chẳng bận tâm người khác nhìn anh thế nào, vì những người chỉ gặp mình lần đầu, nhìn thấy mình nghèo mà khinh thì đâu xứng để làm bạn. Còn khi đã là bạn, họ sẽ hiểu mình là người thế nào.
Vậy nên, chỉ mong các chị các em, đừng nhìn mặt mà bắt hình dong…
Theo Afamily
Ta chợt bỏ quên...
Cuộc sống cuốn con người đi theo dòng đời hối hả, đôi khi, ta đánh mất mình bởi những giây phút vội vàng...
Giữa đô thị ồn ào và phồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên... Những con đường vào tiết trời se lạnh, rùng mình trong hơi sương mỏng mảnh. Hàng cây già nua trút lá, cố nép mình trong vạt nắng cuối mùa nhàn nhạt, giăng giữa lòng phố buồn tênh. Mùa đông đã đến từ lúc nào.
Đâu đó, nơi góc phố, người phụ nữ bán hàng rong nép mình vào ngôi nhà cao tầng tránh gió rét và hơi sương lạnh buốt. Đôi mắt nhắm hờ, khe khẽ bên vành nón úp ngược đặt trên thúng cam bán dở, trên khuôn mặt vẫn còn nỗi lo toan cơm áo gạo tiền, một giấc ngủ trưa vội vã giữa dòng người tấp nập... lặng yên!
Ở một con hẻm nhỏ, bóng dáng người thợ sửa xe đạp trở thành hình ảnh quen thuộc trong mắt mỗi người qua đây. Chỉ có một thùng đồ nghề nho nhỏ, không biết bác đã ngồi nơi đây, dưới gốc sấu già này bao nhiêu năm. Dáng người thô kệch, chiếc lưng hơi gù, bàn tay đen nhẻm lấm lem vết dầu, người thợ sửa xe đạp giản dị ấy chăm chỉ hàng ngày, cần mẫn với công việc của mình dù nắng mưa hay giá rét. Trên khuôn mặt gầy guộc in hằn những vết nhăn của thời gian, nguyên vẹn nụ cười và ánh mắt thật hiền lành, dễ mến.
Một cuốn sách nào đó từng viết: "Khi ra đường, nếu nhìn thấy một người công nhân, trên áo, trên tay, trên mặt lấm lem những vết bụi bặm, vôi vữa, sơn dầu... bạn đừng nghĩ đó là vết bẩn mà hãy nghĩ đó là dấu vết của lao động, của sự chăm chỉ và cần cù, những dấu vết ấy bao giờ cũng đáng được tôn trọng.". Chúng ta từng nhìn rất nhiều "dấu vết" từ khi thơ bé của những người thân xung quanh mình nhưng vô tình ta lãng quên và đôi lúc vẫn thốt lên những lời nói khó chịu, kèm theo cái nhăn mặt tức giận khi lỡ rây một vết bẩn nào đó trên áo. Có khi nào ta chợt nhận ra, ta từng quên...
Ừ thì... đôi lúc, ta chợt bỏ quên ánh nhìn sau nếp nhăn in hằn dấu vết tuổi già của ông lão bán than đầu ngõ, ánh mắt khắc khổ như cầu ơn của cụ bà bán hàng rong ven đường, cái nhìn đăm chiêu của đứa bé đánh giày trong công viên buổi sáng sớm, lời mời chào của cô hàng quà vẫn đi qua nhà mỗi chiều... Ta bỏ quên những thứ ấy, đến với những thứ sạch sẽ, bóng loáng và giả tạo.
Đôi khi, ta nhìn cuộc sống của những con người ấy tầm thường, vô vị như bao công việc lao động chân tay khác nhưng đôi lúc, ta trở mình và bất giác nhận ra có một góc bình yên trên những khuôn mặt ấy. Đó là nụ cười hồn nhiên, không vương vấn chút ưu tư, phiền muộn. Ánh mắt ấy chân thật ấm áp và đôi lúc ta tự hỏi mình:"Đã khi nào ta bình yên như thế? Sống và tồn tại?". Đã bao giờ ta hỏi: "Liệu ta sống hay chỉ là đang tồn tại?".
Theo Gocyeuthuong