Anh đếm tiền bồi thường của em ở giữa tòa
Trước vành móng ngựa, anh Mừng xin được hội ý để xem có bao nhiêu tiền gửi anh trai. Nhận 5 triệu đồng bồi thường từ em, ông Khải đếm lại số tiền, gồm nhiều mệnh giá, có cả đồng tiền lẻ nhưng không xin giảm án cho em.
Trong phòng xử vắng vẻ của TAND Hà Nội, hai người đàn ông trung niên dáng người khắc khổ giữ gương mặt lạnh lùng. Dễ dàng để nhận ra họ có quan hệ ruột thịt vì nhìn giống nhau ở vóc dáng, nét mặt. Họ đưa nhau ra trước vành móng ngựa lần thứ hai sau phiên sơ thẩm ở TAND huyện Sóc Sơn.
Sau những trao đổi ít ỏi giữa họ mới biết cả hai là anh em ruột. Người anh Nguyễn Văn Khải (51 tuổi) và em trai Nguyễn Văn Mừng (43 tuổi) cùng ở xã Mai Đình (Sóc Sơn). Nhà anh Mừng có 7 anh chị em, bố làm nghề lái trâu nên cuộc sống của các con không mấy vất vả. Anh Mừng thiệt thòi hơn các anh chị vì bị bố không thừa nhận là con ruột, và cho rằng đó là con riêng của vợ trong lúc ông đi làm ăn xa.
Người mẹ cắn răng chịu đựng những lời đàm tiếu của xóm làng, Mừng lớn lên thiếu tình cảm yêu thương của bố và các anh chị. Ngay cả việc học hành, cũng chỉ mới biết tới mặt chữ, đến lớp 2 phải nghỉ ở nhà giúp mẹ chăn nuôi, cơm nước.
Hai anh em đứng cách xa nhau trong phiên phúc thẩm. Ảnh: Hoa Tài.
Sớm thiệt thòi nên Mừng có chí tiến thủ, cưới vợ xong là tự mua được mảnh đất cắm dùi. Nhiều năm qua, Mừng một tay thu vén cuộc sống của cả nhà bằng việc gom thóc, xay xát rồi bán gạo, nuôi lợn, thả gà. Nhà cửa đàng hoàng, các con học giỏi, Mừng lấy đó làm an ủi.
Video đang HOT
Năm 1997, mọi người trong gia đình được bố chia đất đai, Mừng cũng có phần. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa Mừng và anh Khải. Mối bất hòa kéo dài nhiều năm, Mừng phải nhận những lời chửi bới từ người chị dâu. Đầu tháng 7/2011, Mừng sang nhà mẹ chị dâu nhờ can thiệp, khuyên giải vì bị chửi quá nhiều.
Không giải quyết được nội bộ, chiều 5/7/2011, anh em Mừng cãi chửi nhau và xô xát. Ông Khải dùng xẻng đánh em, Mừng cầm dao, tuýp sắt xông vào hỗn chiến. Cuộc xô xát khiến ông Khải tổn hại 42% sức khỏe, Mừng cũng thương tích 10%.
Tháng 7 vừa qua, TAND huyện Sóc Sơn tuyên phạt Mừng 5 năm, và ông Khải 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Cố ý gây thương tích. Cấp sơ thẩm quyết định, Mừng phải bồi thường cho anh trai 40 triệu đồng. Cả 2 kháng cáo, ông Khải mong cấp phúc thẩm sẽ “xóa” án 12 tháng tù treo và tăng nặng hình phạt cho em trai. Trong khi đó, anh Mừng mong được giảm nhẹ án tù.
Phiên phúc thẩm bắt đầu muộn vào chiều 5/11. HĐXX và những người dự tòa ngỡ ngàng trước đối đáp của ông Khải và em trai trước tòa. Người em gương mặt khắc khổ, hỏi anh: “Nhận tiền bồi thường rồi, anh có xin giảm án cho em không?”. Đáp lại, ông Khải trả lời bằng câu hỏi: “Xin gì?”.
Theo ông Khải từ ngày xảy ra vụ án, ông bị “mang tiếng vì đánh em” nên xấu hổ. Nói vậy nhưng ra tòa lần này, ông không có lời xin giảm án cho em. “Là anh cả, em nhận án 5 năm rồi còn không xin cho em?”, tòa hỏi. Ông Khải đáp: “Như vậy là đã đại lượng lắm rồi. Mừng chưa bồi thường đồng nào và cũng không thăm hỏi một câu từ sau ngày xảy ra vụ án”.
Trong lúc xét xử, anh Mừng đề nghị Tòa cho được hội ý với người thân để xem có bao nhiêu tiền gửi anh trai tại phiên xử. Sau nhiều lần chạy ra, vào phòng xử, anh gom được của các anh chị 5 triệu đồng. Nhận bồi thường từ em trai, ông Khải mở đếm lại số tiền, có cả những đồng lẻ.
HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng việc bồi thường tại tòa của ông Mừng là tình tiết mới nên đã giảm hình phạt xuống còn 4 năm tù cho bị cáo. Tòa phúc thẩm cũng bác kháng cáo của ông Khải.
Rời tòa, trong khi em trai “tâm phục khẩu phục với mức án” phải nhận, ông Khải gương mặt buồn so vì đề nghị “xóa án” sơ thẩm bị bác.
Theo VNE
Đền bù đất "nhầm" chủ, chủ tịch xã lĩnh án
Sáng 24/9, TAND huyện Quỳnh Lưu đã mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Đức (SN 1967, nguyên cán bộ địa chính xã Tân Thắng) và Đào Anh Truyền (SN 1955, nguyên chủ tịch xã Tân Thắng) về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đức và Truyền tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của VKS nhân dân huyện Quỳnh Lưu: Ngày 25/12/2009, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định số 6877 phê duyệt quy hoạch chi tiết nhà máy xi măng Tân Thắng tại đồi Gò Nghệ (thuộc xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu). Ngày 10/1/2010, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, ra quyết định 495 thu hồi 12 ha đất tại khu vực đồi Gò Nghệ. Cùng với đó là quyết định 502 bồi thường hỗ trợ gần 12 tỷ đồng (11.979.358.274) cho 33 hộ dân bị thu hồi đất.
Lúc đó, ông Đào Anh Truyền đang là chủ tịch UBND xã Tân Thắng và và Nguyễn Văn Đức - nguyên cán bộ địa chính xã được giao nhiệm vụ kiểm tra rà soát, thống kê điều tra, xác minh nguồn gốc đất và lập danh sách đền bù hỗ trợ để giải phóng mặt bằng.
Trong quá trình thi hành nhiệm vụ của mình, Đức tự ý tẩy sửa hồ sơ thửa đất số 53 có diện tích hơn 18.278,6m2 là đất chưa bàn giao thành đất của hộ Ngô Văn Hiền. Sau đó, toàn bộ hồ sơ được chuyển cho ông Đào Anh Truyền ký xác nhận và chuyển lên ban thẩm định để Hiền nhận số tiền đền bù đất hơn 680 triệu đồng (trong đó tiền đất 566.636.600 đồng và tiền hoa màu trên đất gần 113.931.300 đồng).
Khi các hộ dân nhận tiền đền bù thì ông Phạn Hồng Hà xóm 26/3 có đơn khiếu nại rằng: Trong thực tế số đất trên là của ông và một số hộ khác như Lương Văn Lào, Lương Xuân Chính cũng kiện và nói rằng đó là đất của mình.
Nhận thấy bất ổn, Đào Anh Truyền lập tức đề nghị ngưng chi trả số tiền trên nhưng Hiền đã kịp nhận mất số tiền đền bù đất là hơn 566 triệu đồng và còn lại gần 114 triệu đồng tiền bồi thường hoa màu trên đất (số tiền này đương nhiền Hiền được nhận). Sau khi khấu trừ số tiền hoa màu được hưởng, Ngô Văn Hiền còn chiếm dụng 452.705.300 đồng, đó cũng là số tiền Truyền và Đức gây thiệt hại thực tế cho nhà máy xi măng Tân Thắng.
Tuy nhiên, trước CQĐT cũng như tại phiên toà xét xử hôm nay (24/9), Ngô Văn Hiền luôn lớn tiếng chối cãi do các ông ký (tức ý nói đến Đức và Truyền) thì tôi nhận. Tôi trình độ thấp, làm sao biết đó là tiền đền bù hay tiền nhà nước cho". Còn Nguyễn Văn Đức lại cho rằng: "Trình độ nghiệp vụ yếu kém, hiểu biết có hạn, nắm số liệu không kỹ nên ...sơ suất". Riêng Đào Anh Truyền như nhận ra tội lỗi của mình nên đã rơi nước mắt trước vành móng ngựa.
Trước đó, với tinh thần cầu thị, Truyền chia số tiền Ngô Văn Hiền chiếm dụng mỗi người tự nguyện giao nộp 250 triệu đồng cùng số tiền gần 114 triệu đồng thu giữ của Hiền tổng tất cả gần 614 triệu đồng đã được chuyển đến Chi Cục thi hành án huyện Quỳnh Lưu tạm giữ chờ xử lý.
Xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Đức 32 tháng tù giam, Đào Anh Truyền 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Về trách nhiệm dân sự, buộc Ngô Văn Hiền trả lại số tiền 452.705, 300 đồng đang chiếm dụng cho Truyền và Đức. Trả lại cho Truyền, Đức mỗi người gần 24 triệu đồng đã tự nguyện nộp quá. Còn Hiền sẽ được xét xử trong một vụ án khác.
Theo Dantri
Mâu thuẫn đất đai, hai mẹ con bị đánh chết Chiều ngày 7-8, nguồn tin từ Công an huyện Hà Trung, Thanh Hóa, cho biết trên địa bàn thôn Đồng Toàn, xã Hà Long vừa xảy ra một án mạng nghiêm trọng khiến 2 người chết và 1 người bị thương nặng. Nguyễn Văn Nguyên tại cơ quan công an Sự việc xảy ra vào lúc 17 giờ ngày 6-8, khi bà Lâm...