Ảnh: Dân Thủ đô sống chung với nước đen, nước vàng cả chục năm trời
Thôn Linh Quy, xã Kim Sơn chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa tới 20 km, nhưng với người dân nơi đây, việc sử dụng nước sạch vẫn là một nhu cầu xa xỉ. Nhiều năm nay, người dân trong làng đã quen sống trong cảnh nguồn nước ô nhiễm trầm trọng.
Thôn Linh Quy ( Gia Lâm, Hà Nội) được chia thành 2 xóm với hơn 2.000 nhân khẩu đang phải sử dụng nước giếng khoan ô nhiễm nặng.
Nước giếng khoan bơm lên có mùi tanh, đục và nhiều bọt váng bám đầy thành bể.
Nguồn nước này nếu chưa qua xử lý, khi dùng để pha trà sẽ chuyển sang màu tím đen.
Ông Lê Văn Huỳnh, trưởng thôn Linh Quy cho biết, 100% hộ dân phải đầu tư bể lọc để có nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Dù sử dựng hệ thống lọc nước nhiều lần nhưng nước chỉ để dùng tắm giặt, không thể sử dụng nấu ăn, uống.
Để ăn uống, người dân thôn Linh Quy phải mua thêm hệ thống máy lọc nước hàng triệu đồng. Một người dân cho biết, mỗi một tháng họ phải thay củ lọc một lần, giá từ 200.000 – 300.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương nhà tại xóm Đông thôn Linh Quy cho biết, phải sử dụng ít nhất 4 lần lọc nước và thường xuyên cọ rửa bể để hạn chế tối đa màu vàng bẩn và tanh hôi.
Theo người dân tại đây, nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước trầm trọng do nước thải trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm của một số hộ dân xả trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ trong làng.
Ao làng thôn Linh Quy nổi một lớp ô nhiễm dầy đặc nhìn rõ bằng mắt thường
Cống nước thải chạy quanh làng luôn trong tình trạng tắc ứ rác thải, bọt nước trắng xóa.
“Chồng tôi vừa qua đời vì bệnh ung thư, tình trạng ô nhiễm kéo dài khiến chúng tôi rất lo sợ”, bà Phương trú tại thôn Linh Quy nói thêm.
Được biết, dự án cung cấp nước sạch cho người dân Linh Quy đã có từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa được lắp đặt, người dân vẫn chưa có nguồn nước sạch để sinh sống.
Theo Danviet
Thực hư thông tin mó nước chữa bách bệnh tại Sơn La
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội và dư luận người dân ở Sơn La đang rộ lên thông tin tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Ngọc Chiến và Chiềng Muôn, huyện Mường La có một mó nước có khả năng chữa bệnh, nhiều người dân đã đến đây lấy nước, thậm chí dựng lán để ở lại đây trong thời gian dài.
Khu vực "mó nước thần," được người dân cho là có thể chữa được nhiều bệnh như đau dạ dày, bệnh gan, bệnh ngoài da... nằm sâu dưới chân núi, ngay cạnh một dòng suối lớn. Tại đây, mỗi ngày có hàng chục lượt người đến lấy nước để chữa bệnh.
Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay, lượng người đến đây lấy nước để uống đã tăng gấp nhiều lần so với trước kia, có thời điểm lên đến gần 300 người.
Theo người dân, mó nước này đã có từ lâu nhưng những năm gần đây, khi Nhà máy thủy điện Nậm Chiến được xây dựng, đường vào khu vực này đã thuận lợi hơn nên lượng người đến đây ngày càng nhiều.
Ông Lầu A Nủ ở bản Chom Khâu, xã Ngọc Chiến cho biết trước kia, không ai biết đến nơi này, sau đó những người đánh cá đã uống nước ở khu vực này và thấy người khỏe hơn nên kể lại. Sau đó, người dân các xã Chiềng Muôn, Ngọc Chiến đã đến đây lấy nước về uống.
Mó nước được người dân cho là có thể chữa được bệnh gồm 4 mạch nước ngầm nhỏ chảy ra từ vách núi. Nhiều người cho rằng khi tắm, rửa hoặc uống loại nước này, nhiều căn bệnh sẽ khỏi mà không cần thuốc; uống càng nhiều nước ở đây thì càng nhanh khỏi bệnh. Chính vì vậy, một số người đã ở lại khu vưc này trong nhiều ngày để chữa bệnh.
Không chỉ người dân ở Sơn La, người dân các tỉnh lân cận như Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai khi nghe tin mó nước có thể chữa bệnh cũng đổ về đây lấy nước uống. Những người đến đây cho biết bằng cảm quan, những mạch nước ngầm này hơi mặn, có mùi tanh của bùn, khi uống vào cảm giác giống đồ uống có gas.
Theo đánh giá ban đầu của chính quyền địa phương, đây là nguồn nước có một số loại vi chất, khoáng chất chứ không thể chữa được bách bệnh như người dân đồn thổi thời gian qua.
Người dân dựng nhà và lán tạm để ở tại khu vực gần mó nước. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên đến khu vực này để lấy nước uống khi cơ quan chức năng chưa công bố kết quả kiểm nghiệm; tránh tình trạng uống nước có thể bị dị ứng, ngộ độc...
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường La Nguyễn Văn Bắc cho biết sau khi nhận được thông tin, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã, Công an huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện tăng cường quản lý, nắm tình hình nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành lấy mẫu để phân tích, xét nghiệm các vi chất, khoáng chất có trong nguồn nước tại đây. Khi có kết quả, cơ quan chức năng sẽ công bố rộng rãi.
Theo Hữu Quyết (Vietnamplus)
Đắk Lắk: Làm rõ tin đồn về "làng ung thư" gây hoang mang dư luận Trước nhiều luồng thông tin cho rằng thôn 10 tháng 3, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk là "làng ung thư," Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc kiểm tra và kết luận không có căn cứ để gọi như vậy. Kiểm tra nguồn nước. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN) Qua phản ánh của người dân thôn 10...