Ảnh dàn máy bay cường kích A-10 “mật phục” gần Nga
Dù Moscow nhiều lần lên tiếng cảnh báo nhưng Mỹ và Đồng minh vẫn ngày đêm tập kết vũ khí, trong đó có máy bay cường kích A-10 áp sát biên giới Nga.
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về phi đội máy bay cường kích A-10 của Không quân Mỹ đóng tại Estonia một trong những nước thành viên của khối quân sự NATO có đường biên giới chung với Nga.
Những chiếc máy bay A-10 trên thuộc phi đội máy bay chiến đấu 303 của Không quân Mỹ có trụ sở chính tại Căn cứ không quân Whiteman thuộc bang Missouri. Việc Mỹ triển khai các máy bay chiến đấu đến các nước Baltic trong đó có Estonia không phải là điều gì mới, nhưng với những chiếc A-10 lại là một vấn đề khác khi mẫu máy bay này chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Cụ thể hơn là A-10 có nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho lực lượng bộ binh đồng minh từ trên không trước các đơn vị bộ binh của đối phương bao gồm cả nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện cơ giới như xe bọc thép hay xe tăng đối phương.
Dù nhiều lần Không quân Mỹ muốn cho nghỉ hưu phi đội A-10 của nước này và thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu khác hiện đại hơn. Nhưng thực tế chiến trường A-10 vẫn không có đối thủ khi những chiếc tiêm kích F-16, trực thăng tấn công AH-64D hay thậm chí cả “siêu” máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 không thể làm được những điều chỉ có A-10 mới có thể làm được.
Video đang HOT
Tất nhiên với các loại bom thông minh những chiếc F-15 và F-16 của Không quân Mỹ có thể tấn công chính xác các mục tiêu từ trên cao nhưng sẽ không hiệu quả bằng một chiếc A-10 bằng tầm thấp với khả năng xác định rõ mọi mục tiêu mặt đất của nó.
Được đưa vào trang bị từ năm 1976, sau gần 40 năm hoạt động A-10 cuối cùng cũng sẽ kết thúc vai trò của nó trong lực lượng Không quân Mỹ. Tuy nhiên đối với binh sĩ Mỹ A-10 còn hơn là một món vũ khí trên chiến trường. Với hàng trăm chiếc A-10 hiện tại Không quân Mỹ cũng có kế hoạch riêng dành cho chúng sau khi phi đội cường kích này chính thức nghỉ hưu.
Với những chiến trường phức tạp như Iraq hay Afghanistan, A-10 luôn có chỗ đứng của mình ngay cả sau khi nghỉ hưu. Và một phần phi đội A-10 hiện tại sẽ được Không quân Mỹ chuyển đổi thành các phương tiện bay chiến đấu không người lái QA-10 với khả năng tác chiến tương tự như những chiếc A-10 trước đây.
Trong ảnh là một chiếc cường kích A-10 của Không quân Mỹ dưới bầu trời đêm đang xảy ra hiện tượng cực quang huyền ảo.
Theo_Kiến Thức
Không quân Nga nhận thêm tiêm kích đa năng MiG-29SMT
Sở hữu sức mạnh ngang ngửa MiG-35S, tiêm kích đa năng MiG-29SMT có thể được xem là lựa chọn tốt để Nga hiện đại hóa phi đội MiG-29 của nước này.
Sở hữu sức mạnh ngang ngửa MiG-35S, tiêm kích đa năng MiG-29SMT có thể được xem là lựa chọn tốt để Nga hiện đại hóa phi đội MiG-29 của nước này.
Tạp chí quân sự Jane's đưa tin cho hay, Tổng công ty chế tạo máy bay MiG đã chuyển giao cho Không quân Nga những chiếc tiêm kích đa năng MiG-29SMT đầu tiên theo đơn hàng được hai bên ký kết vào tháng 4/2014.
Được biết, vào năm 2014 Bộ quốc phòng Nga đã đặt mua thêm 16 chiếc MiG-29SMT từ MiG như một biện pháp thay thế tạm thời trong khi kế hoạch sản xuất những chiếc MiG-35S bị trì hoãn liên tục. Theo đó Không quân Nga đã đặt mua 14 chiếc MiG-29SMT biến thể một chỗ ngồi và 2 chiếc MiG-29UB biến thể hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện.
Đến cuối năm nay, phi đội MiG-29SMT của Không quân Nga sẽ tăng lên hơn 44 chiếc.
Những chiếc tiêm kích MiG-29SMT đầu tiên được chính thức chuyển đến căn cứ không quân Astrakhan-Privolzhskiy vào cuối tháng 12 năm ngoái, và đây vốn là trung tâm đào tạo không quân số 116 của Không quân Nga.
Hiện tại vẫn chưa rõ số lượng MiG-29SMT Không quân Nga sẽ chuyển giao cho các trung tâm huấn luyện bay của nước này, nhưng theo một số trang mạng quân sự của Nga cho biết thì hiện tại đã có ít nhất 2 chiếc MiG-29SMT (mang số hiệu Blue 20 và Blue 21) và con số này có thể lên tới 4 chiếc trong thời gian sắp tới cộng với đó là một chiếc MiG-29UB (mang số hiệu Blue 50) dành cho huấn luyện.
Tất cả số máy bay trên đều được chuyển đến Astrakhan-Privolzhskiy vào cuối năm ngoái và MiG sẽ hoàn thành đơn hàng MiG-29SMT với Không quân Nga vào cuối năm nay.
Hiện tại, Không quân Nga đã đưa vào trang bị ít nhất 28 chiếc MiG-29SMT và số máy bay này vốn không phải do Không quân Nga đặt hàng mà thuộc về hợp đồng 36 chiếc MiG-29SMT giữa Algeria và MiG, tuy nhiên phía Không quân Algeria đã từ chối nhận số máy bay trên do lo ngại về chất lượng.
Mặt khác những chiếc MiG-29SMT dành cho Không quân Nga có trang thiết bị điện tử khác hoàn toàn so với của Algeria với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến chỉ dành riêng cho thị trường nội địa của Nga.
Biến thể hiện đại hóa MiG-29SMT được xem là lời giải cho khá nhiều vấn đề mà Không quân Nga đang gặp phải.
Xét về mặt tổng thể biến thể hiện đại hóa của MiG-29 là MiG-29SMT có thể được xem là sẽ giúp kéo dài thời gian hoạt động phi đội MiG-29 già nua của Không quân Nga thêm hơn 10 năm nữa. Bên cạnh đó, MiG-29SMT cũng sở hữu bình nhiên liệu lớn hơn giúp nó tăng đáng kể tầm hoạt động khi không chiến lên tới 1.550 km.
Trang thiết bị điện tử cũng như thiết khung thân máy bay trên MiG-29SMT cũng có sự thay đổi khá lớn so với các phiên bản MiG-29 trước đó Không quân Nga từng đưa vào trang bị. Đáng kể nhất trong số đó là nâng cấp hệ thống radar Zhuk-ME, hệ thống động cơ phản lực RD-33 và thiết kế buồng lái thay đổi.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Lộ mức giá tên lửa Pháp không kích IS Theo RT, phi đội Rafale của Pháp trang bị tên lửa hành trình SCALP cất cánh từ UAE vào đêm 2/1 tấn công IS gần thành phố Aleppo tại Syria. Theo nguồn tin này, phi đội này gồm 4 tiêm kích Rafale được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Scalp đã cât cánh từ UAE. Phi đội này đã trở lại...