Anh đã mang lại hạnh phúc cho em chưa?
Có lần anh hỏi em ý nghĩa của dòng chữ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” phật dạy này có nghĩa là gì? Có nghĩa là “Sợ bất hạnh thì không thể quý trọng được hạnh phúc”.
Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự cầu cạnh hạnh phúc nhưng mà em lại “trụ” vào quá nhiều nên không tránh khỏi tâm xáo động, không tránh khỏi “khổ đau ách nạn”. Em hận anh, ghét anh nhưng yêu thì vẫn cứ yêu mà tâm em dẫu sao cũng vẫn thánh thiện, cớ sao phải dập tắt tâm, thiêu trụi tâm để trở thành sỏi đá hay sao?
Mà “ngày sau sỏi đá cũng còn có nhau” phải không anh? Lời ước nguyện xưa vẫn mãi cháy trong em. Con đường em đi lại từ số 0 tròn trĩnh, mạo hiểm thế mà em vẫn nuốt cay đắng, gạt nước mắt chấp nhận tất cả vì sao anh biết không? Vì anh là cuộc sống của em.
Em từng nói với anh rằng nếu một ngày nào đó có thể khóc hết nước mắt chỉ chừa lại một tý thôi để khóc cho riêng anh. Thế còn anh, anh có khóc nếu em gục ngã không? Em muốn gọi anh đến hàng triệu lần mà có một lớp màn vô hình đã ngăn cách em.
Anh, người xuất hiện mang lại cho niềm hân hoan, đau đớn, đắng chát và cả ngọt ngào, mang lại bức tranh cuộc đời them mảng sắc màu sáng tối, loang lỗ. Cảm ơn cuộc đời mang anh đến để em cảm thấy rằng mình còn khờ dại lắm, yếu đuối và dễ vỡ vô cùng. Có lẽ không còn một ai trên cuộc đời này còn yếu đuối như em. Sẽ là nơi anh yêu đây, em đã học cách chấp nhận mọi thứ dễ dàng hơn, suy nghĩ cực đoan hơn và bớt cả lòng nhiệt tình. Sự hy sinh của em đang đưa em tiến đến sự cân bằng chăng?
Nhưng giờ đây tất cả “nhuệ khí” trong con em đã tắt ngấm và bào mòn. Đã qua rồi cái thời em cầm bút vẽ thật mạnh một lằn ranh giữa yêu và ghét, giờ em rất yêu mà cũng rất hận, hận chính bản thân mình. Em đã xây dựng một bờ tường quá vững chắc giờ đây em phải vĩnh biệt cái tuổi nổi loạn này vào dĩ vãng. Làm thế nào để sống mà không phải ám ảnh rằng cuộc sống này là hữu hạn nữa? Làm sao em có thể xoá bỏ đi tất cả những rào cản và đường thẳng song song? Làm thế nào để cảm thấy rằng mình trụ vững trên đường mà không phải bám ký sinh vào người khác, không phải sống đời sống của một con nhộng nằm trong kén do kẻ khác bao bọc.
Thật nguy hiểm khi cứ phải bới tìm mãi rồi nhận ra tấm màn ấy đã quá dày đặc, hụt hẫng. Có phải vì em vô minh quá, đến bao giờ em mới vén được cái màn tăm tối của cõi vô minh, mà xoá hết những ẩn uất tích tụ từ lòng tham sân si hả anh? Hình như em cầu toàn quá ư? Em si mê quá ư? Em tham ái quá ư? Sao em không xoá hết mọi dấu vết của bản ngã hiện hữu này để mà thấy đời chẳng có chi sầu muộn. Tại sao? Bởi vì em sinh ra để yêu anh, bởi vì ba tiếng đã quá đỗi thân quen “Em yêu anh”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Apple mở một cánh cửa nhưng giữ hết chìa khóa
Một con kiến chạy qua thì Apple cũng thu được tiền, và nạn nhân mới nhất là những tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Khi kho ứng dụng của Apple đã tràn ngập các sản phẩm phụ trợ cho iPhone, và khi ngay cả các tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới cũng buộc phải tung ra ấn bản riêng cho iPad, Apple mới bắt đầu hành động.
Apple đã thiết lập một dịch vụ nội dung mới với những luật lệ nghiêm khắc để củng cố quyền lực của mình, biến đế chế này thành người gác cửa cho hầu hết những nội dung số được bán qua iPhone và iPad. Apple cũng không ngại ngần tạo nên một trận chiến với các công ty truyền thông: họ sẽ phải ném hết những ứng dụng của mình đi nếu không chia sẻ lợi nhuận và nhường lại quyền sử dụng dữ liệu khách hàng.
Cực đoan như Apple
Các nội dung số phải được bán đầu tiên trên kho ứng dụng của Apple. Nhưng trong các nội dung số này không được dẫn liên kết về trang chủ (khiến người dùng có thể mua trực tiếp từ nhà cung cấp nội dung). Apple được hưởng 30% từ mọi giao dịch.
Sau đó, các công ty mới được bán những nội dung đó trên website của mình. Trong trường hợp này Apple sẽ không phải trả đồng nào cho những nội dung đã bán được, dù chúng sẽ chỉ được dùng trên chính sản phẩm của Apple như iPad và iPhone. Hơn thế nữa, nếu các nhà cung cấp dịch vụ nội dung bán bên ngoài kho ứng dụng của Apple, họ phải chấp nhận để Apple được phép bán song song với giá bằng hoặc thấp hơn.
Những ứng dụng hiện nay không thỏa mãn yêu cầu của Apple sẽ phải thay đổi vào ngày 30/6.
Những ứng dụng phổ biến có thể bị ảnh hưởng bao gồm ứng dụng video của Netflix, ứng dụng cho thiết bị đọc sách cầm tay Kindle của Amazon và dịch vụ xem phim trực tuyến chất lượng cao Hulu Plus của liên doanh Hulu LLC (bao gồm các hãng giải trí Disney, News Corp và NBC Universal). Cho đến thời điểm này, Netflix và Amazon vẫn từ chối đưa ra lời bình luận về quyết định của Apple.
Jon Irwin, Chủ tịch nhà cung cấp dịch vụ nhạc trực tuyến Rhapsody, cho biết về mặt kinh tế, dịch vụ của hãng này sẽ không thể chia sẻ 30% lợi nhuận với Apple. Gần đây, người sử dụng dịch vụ có thể trực tiếp truy cập tại trang web của Rhapsody hoặc thông qua kết nối từ các ứng dụng mobile miễn phí. Gói cước cơ bản trị giá 9,99 USD cho phép người dùng nghe nhạc thông qua bất kỳ phương tiện có hỗ trợ nào.
Người đứng đầu Rhapsody cũng cho biết công ty này chưa đàm phán với Apple nhưng ông cho biết "hy vọng rằng chúng tôi sẽ đi đến một vài thỏa thuận khác".
Một vài công ty truyền thông đã chỉ trích kế hoạch này, nói rằng những giới hạn này là một trò gian lận để Apple được hưởng lợi nhiều hơn.
Những tập đoàn xuất bản thì lại quan tâm đến quy định khác: Họ chỉ có thể nhận được dữ liệu về khách hàng nếu một chủ tài khoản trên iTunes mua một ấn bản số đồng ý chia sẻ tên và địa chỉ email của mình cho nhà xuất bản. Apple nói rằng quy định này là để nhằm bảo vệ tính riêng tư cho khách hàng của mình.
Các nhà xuất bản phản đối và cho rằng họ phải dựa vào những thông tin về độc giả để thuyết phục khách hàng quảng cáo, tiếp thị những sản phẩm khác. Như thế, sẽ rất ít các nhà cung cấp nội dung đồng ý với quy định này.
Nhiều công ty truyền thông, đặc biệt là các báo và tạp chí, la lối kịch liệt về quy định này. Họ cho rằng không thể nhận thức được rõ tiềm năng đầy đủ của những thiết bị mới như iPad. Cho đến thời điểm này, Apple với một vài ngoại lệ, đã hành xử như một nhà bán báo kỹ thuật số, chỉ bán mỗi ấn bản một lần.
Trong khi những nhà cung cấp dịch vụ nội dung kêu ca, tình hình thực tế cho thấy họ khó có khả năng gây áp lực đối với kế hoạch của Apple. Có ít nhất 2 tạp chí thông báo rằng họ đã ký vào bản thỏa thuận với Apple, đó là Elle và Popular . Nhưng hầu hết những nhà xuất bản vẫn chưa đi đến một thỏa thuận, đa phần là do quan điểm cứng rắn của Apple về việc chia sẻ dữ liệu khách hàng.
Time, bộ phận xuất bản của tập đoàn Time Warner, đã không đồng ý với Apple về việc bán ấn phẩm điện tử của Sports Illustrated. Tạp chí này đã giới thiệu một ấn bản điện tử cho các khách hàng sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh được sản xuất bởi các đối thủ của Apple.
"Chúng tôi đã có những thỏa thuận với các nhà sản xuất máy tính bảng về các điều khoản kinh doanh cùng có lợi", người phát ngôn của Time cho biết. "Thông báo mới nhất của Apple dường như là một bước đi đúng hướng, nhưng nó lại khơi lên nhiều quan ngại, đặc biệt xung quanh vấn đề dữ liệu khách hàng, điều mà chúng tôi phải thông qua và đồng ý".
TờNew York Times (NYT) cũng đã sẵn sàng công bố một kế hoach phiên bản điện tử. Tờ báo này sẽ bán quyền truy cập báo mạng cũng như qua các thiết bị điện tử. NYT cũng phát triển hệ thống tính phí của riêng mình để giải quyết những giao dịch, được cho là có khả năng tránh khỏi nền tảng của iTunes. "Chúng tôi đang làm việc với Apple để xem xét liệu có gì ảnh hưởng đến kế hoạch của chúng tôi không", người phát ngôn của NYT nói.
Những điều khoản mới của Apple có thể sẽ chấm dứt những thương vụ của một vài nhà xuất bản. Họ sẽ từ bỏ iTunes và trực tiếp bán đến tay khách hàng những ấn phẩm cho Ipad.
The Wall Street Journal, Financial Times và The Economist là những nhà cung cấp nội dung sẽ sử dụng hệ thống thanh toán riêng của mình để bán gói thông tin thông qua các ẩn phẩm in, trực tuyến và thiết bị số.
The Wall Street Journal từ chối đưa ra lời bình luận, còn người phát ngôn của Financial Times cho biết "không rõ là điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mô hình của chúng tôi". Còn The Economist phát biểu "đang xem xét tuyên bố của Apple".
Microsoft thứ 2?
Một số chuyên gia pháp lý dự đoán những chính sách mới của Apple sẽ bị xem xét theo khía cạnh chống độc quyền một cách sát sao, bắt đầu từ sự phân tích Apple đã có đủ sức mạnh thị phần để bóp nghẹt sự cạnh tranh hay chưa.
"Tôi nghĩ vấn đề này đang khơi lên những mối quan ngại sâu sắc về chống độc quyền và Ủy ban Thương mại Liên bang sẽ xem xét vấn đề này một cách sát sao", David Balto, Luật sự chống độc quyền, cựu Giám đốc chính sách của Cục Cạnh tranh thuộc Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ nhận định.
"Cảm giác của tôi là hoài nghi" về dịch vụ mới của Apple, Shubha Ghosh, giảng viên về chống độc quyền tại khoa Luật trường Đại học Wisconsin cho biết. 2 vấn đề chính được đặt ra ở đây là: khi nào Apple sở hữu đủ vị thế thống trị trên thị trường khiến cho các đối thủ ra rìa, và khi nào thì nó tạo nên "những sức ép phi cạnh tranh lên giá cả".
Những phân tích thường phải được xem xét cẩn thận với yếu tố thị trường liên quan. Ví dụ, những nhà xuất bản có thể sẽ chỉ viện dẫn tới thị trường người tiêu dùng máy tính bảng, lập luận rằng sự thống trị của Apple cho phép nó hạn chế sự cạnh tranh. Nhưng ngược lại, Apple cũng có thể biện minh rằng thị trường liên quan bao gồm toàn bộ truyền thông điện tử, và nếu những nhà xuất bản không hài lòng với những điều kiện của Apple, họ có thể tiếp cận tới khách hàng thông qua vô số sản phẩm in ấn và điện tử khác.
Người phát ngôn của Apple từ chối bình luận về những ám chỉ chống độc quyền.
Còn Bộ Tư pháp Mỹ cũng chưa có động thái quyết liệt như họ đã từng làm với Microsoft. Phát ngôn viên bộ này từ chối bình luận về Apple.
Giám đốc điều hành của Apple Steve Jobs trong một cuộc họp báo gần đây đã bảo vệ ý tưởng chia sẻ lợi nhuận. "Triết lý của chúng tôi thật đơn giản. Khi Apple đem khách hàng mới tới, Apple được hưởng 30%. Khi nhà xuất bản đem khách hàng mới hoặc khách của họ tới kho ứng dụng, họ hưởng 100% và Apple chẳng kiếm được đồng nào", Jobs tyên bố.
News Corp dường như là một tiền lệ tốt để Apple mạnh dạn đưa ra hệ thống tính tiền nội dung mới. Tập đoàn truyền thông đang sở hữu tờ The Wall Street Journal này đã công bố phiên bản The Daily dành cho máy tính bảng cùng với Apple.
Theo DVT.vn
Những kiểu ghen "đáng sợ" của teen boy Yêu thì phải ghen, nhưng ghen quá rồi biến chứng thành chiếm hữu và cực đoan thì thật đáng sợ đối với nàng nào trót yêu phải kiểu con trai "ghen cuồng". Chửi cả bạn người yêu vì ghen! Tình yêu quan trọng thật đấy, nhưng bên cạnh đó thì teen vẫn còn những "đường link" khác nữa chứ, đâu phải chỉ biết...