Anh cứ ôm tiền của mình mà sống đến hết cuộc đời đi nhé!
“Nếu anh sợ tốn tiền thì còn đưa tôi đi chơi làm gì. Hãy về nhà ôm lấy đống tiền của anh mà sống đến già đi”, tôi hét lên giận giữ.
Chúng tôi nhận lời yêu nhau sau 3 tháng tìm hiểu. Tôi chỉ là nhân viên văn phòng bình thường còn anh đã làm tới chức trưởng phòng kinh doanh của một công ty lớn nên thu nhập khá cao.
Anh là mối tình đầu của tôi bởi suốt những tháng năm đi học, chưa một ai có thể khiến tôi rung động. Khi gặp anh, tôi đã đã bị thu hút bởi sự chững chạc, trưởng thành, lịch lãm của một người đàn ông thành đạt. Duy chỉ có điều luôn khiến tôi băn khoăn từ lúc chúng tôi quyết định nhận lời yêu nhau tới giờ là anh có thật lòng với tôi hay không?
Mức lương của anh thật đáng ngưỡng mộ nên ai cũng nói tôi tốt số, có bạn trai có điều kiện sẽ được chiều chuộng hết mực. Nhưng có ở trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu. Từ lúc bắt đầu tìm hiểu tới khi nhận lời yêu nhau, anh chưa bao giờ đưa tôi đi mua sắm hay đến những nơi hàng quán sang trọng mặc dù thu nhập của anh hơn tôi cả chục lần.
Địa điểm ăn uống của chúng tôi chỉ là cơm hàng, bún, phở vỉa hè. Nơi hẹn hò là ưu tiên những nơi không mất phí như công viên, bờ hồ. Nếu tôi có khát nước, anh cũng chỉ dám rút ra 5 ngàn mua chai nước lọc chứ nhất quyết không vào quán cafe hay nước mía gần đó. Lý do anh đưa ra khiến tôi bàng hoàng: “Mấy quán đó chém kinh lắm em ạ. Có cốc nước mía nhỏ xíu mà 15 ngàn. Uống nước lọc vừa tốt cho sức khỏe lại giá cả. Em uống nước mía 1 lần bằng 3 lần nước lọc đó”. Khi ấy, tôi chỉ biết gật đầu theo anh và nghĩ đơn giản rằng anh là người làm kinh doanh nên mới vậy.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bản thân tôi không phải người tham vật chất. Nhưng tôi là con gái, cũng cần được anh quan tâm, chiều chuộng một chút. Nhớ ngày 20/10 vừa qua, anh không hoa, không quà cho tôi. Anh nói hoa đắt, mua làm gì cho tốn mà lại không được lâu. Quà thì anh không biết mua gì. Tôi thấy tủi thân lắm!
Rồi các chị cùng phòng hỏi sao lâu không thấy anh qua đón. Tôi chỉ ngại ngùng chữa rằng do anh bận. Chứ nếu nói ra lý do anh bảo khoảng cách hai công ty quá xa, đi nhiều tốn xăng thì chắc tôi chỉ còn nước độn thổ.
Bản thân tôi biết anh không phung phí nhưng ở bên anh tôi thấy rất yên bình bởi anh là người hiểu biết nên mọi chuyện tôi đều cố gắng chấp nhận hết. Nhưng chuyện gì cũng có giới hạn của nó, chuyện gì phải đến rồi cũng đến…
Năn nỉ mãi cuối cùng anh cũng chấp nhận đưa tôi đi siêu thị. Cứ đảo qua mấy gian hàng có đồ đắt tiền một chút là anh lại kéo tôi đi rất nhanh. Anh bảo có mua đâu mà dừng lại. Qua gian hàng quần áo, tôi rất ưng một chiếc váy ngủ nhưng chưa kịp chạm vào thì anh đã kéo tay tôi mà nói lớn: “Em đi ngủ thôi, cần gì váy vóc cho lằng nhằng, lãng phí. Cứ như anh này, chả mặc gì là thoải mái nhất”. Câu nói của anh khiến tất cả mọi người quay ra nhìn chúng tôi như sinh vật lạ. Tôi giận lắm nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh.
Tới quầy ăn uống, tôi ngỏ ý chúng tôi sẽ ăn trưa tại đây. Không ngờ anh quát lên:”Anh đã nói với em bao nhiêu lần rồi, những chỗ này rất đắt tiền. Ra khỏi đây, chúng ta sẽ đi ăn cơm bụi. Vừa ngon vừa rẻ”. Lại một lần nữa, tôi trở thành trò cười của mọi người xung quanh.
Tôi nhanh chóng đi ra thang máy để xuống hầm để xe. Tới lúc này, cơn nóng giận trong tôi đã không còn kiềm chế được nữa, tôi hét lên giận dữ: “Vâng, tôi lãng phí, tôi không biết tiết kiệm như anh. Vậy thì anh hãy ôm tiền của mình mà sống đến già đi. Đừng bao giờ đi cùng tôi nữa”.
Sau hôm đó, tôi nói muốn dừng lại. Anh không làm lành, còn nói tôi ích kỉ, không biết lo nghĩ cho tương lai, coi trọng vật chất. Nếu tôi coi trọng vật chất, tôi đã không chịu đựng anh suốt thời gian qua.
Giờ tôi thật sự bế tắc. Tôi yêu anh nhưng lại không thể chịu đựng được tính cách của anh, lại càng không có cách nào làm nó thay đổi? Ai cho tôi một lời khuyên chân thành?
Theo Tintuc
"Trăng ơi trăng rất tệ..."
Ba tôi là thủy thủ viễn dương, mỗi năm chỉ về một đôi lần, ở chưa ấm nhà đã lại ra đi. Tôi vừa giận vừa thương ba, thường ước mình được theo ba ra khơi để không còn cảnh ngóng trông ba nữa, nhưng nghĩ đến bà và mẹ, tôi thấy mình thật bất hiếu.
Ảnh minh họa
Bà nội cũng gọi ba tôi là thằng bất hiếu nay đây mai đó. Gia đình tôi có nghề làm gỗ lâu đời, cơ ngơi và danh tiếng rất bề thế. Ông bà tôi đặt nhiều kỳ vọng và ba tôi, muốn người con trai duy nhất nối nghiệp gia đình, vừa trọn đạo với tổ tông, vừa được gần gũi cha mẹ họ hàng lại có thu nhập cao. Nhưng từ nhỏ tâm trí của ba tôi đã vượt ra khỏi cái thị trấn gỗ sầm uất và khép kín, ước mơ của ba thuộc về đại dương.
Ngày ba tôi đi học lái tàu, ông bà tôi phản đối quyết liệt. Nhưng ba tôi với tất cả sự ngang tang, liều lĩnh và quyết tâm theo đuổi nghề vẫn dứt áo ra đi. Khi ba tôi chính thức được làm thủy thủ ra khơi, bà tôi khóc ngất đi còn ông tôi nói coi như không có đứa con đó.
Ba tôi mải miết cùng những chuyến tàu giữa tít tắp biển khơi, không chịu lo lập gia đình. Chỉ đến khi ông nội ốm nằm liệt giường, ba mới xin nghỉ phép nửa năm về chăm sóc ông và cưới vợ để ông được nhìn mặt con dâu trước khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi được hoài thai trong thời gian ấy.
Ba về nhà đợt nghỉ phép tiếp theo, tôi đã 2 tháng tuổi. Mẹ tôi trông thấy ba thì òa khóc nửa vì tủi thân, nửa vì hạnh phúc. Bà nội tôi lên bàn thờ thắp hương cho ông, não nề bảo thằng con bất hiếu của ông về lần này chắc lại vội vàng đi. Ba ở nhà được chục hôm thì ra khơi, giải thích mãi mới bà và mẹ tôi rằng trách nhiệm công việc không thể bỏ bê được. Hai người đàn bà hỏi lại rằng trách nhiệm với gia đình thì sao, ba không dám nhìn thẳng vào mắt họ.
Tôi lớn lên số lần gặp ba chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần ba về nhà, tôi vui sướng vô cùng. Ba mang về cho tôi nhiều sách, đồ chơi và cả một kho tàng những kiến thức thú vị về đại dương và nghề thủy thủ, về loài hải âu sải cánh tự do và những con sóng lấp lánh tuyệt đẹp nhưng cũng ẩn chứa nhiều tai họa.
Tôi nói cho ba biết ước mơ của mình là có ba ở nhà trong đêm trung thu để ba làm đèn lồng cho tôi, để ba cùng tôi, bà và mẹ ăn bánh, uống trà, ngắm trăng, để ba công kênh tôi lên cổ, đưa tôi chạy theo đoàn múa lân. Ba hứa sẽ cố gắng biến giấc mơ của tôi thành hiện thực. Có những năm ba đi biển dài ngày, mất liên lạc, tôi rất buồn, nhưng cũng có năm ba về nhà trong mùa trung thu, dù muộn hơn đêm trăng rằm đến cả chục ngày nửa tháng. Bà nội rầu rĩ ngân một câu hát ngầm trách ba "Trăng ơi mày rất tệ, mày đi nhớ chóng về".
Năm đó cũng mùa trăng rằm, ba tôi gấp gáp về nhà sau khi được báo tin tôi mắc bệnh thập tử nhất sinh. Ba chạy vào đến bệnh viện thì tôi đã nằm trong phòng mổ. Người ta bảo với ba tôi rằng ca mổ này lành ít dữ nhiều. Ba đã quỵ xuống nghĩ rằng không còn được gặp lại tôi nữa. Nhưng lần ấy tôi may mắn thoát chết và dần hồi phục nhờ các bác sỹ đã cắt bỏ khối u lớn trong đầu tôi thành công.
Ba bỏ hẳn nghề thủy thủ từ đó, trở về tiếp quản xưởng gỗ của gia đình và chăm sóc mấy mẹ con bà cháu tôi. Bà nội qua đời, nắm chặt tay tôi dặn dò sau này tôi cũng phải theo nghề gỗ truyền thống. Tôi tốt nghiệp cấp ba, ba cho tôi đi du học. Tôi nói không muốn đi đâu cả, chỉ ở lại thị trấn làm theo lời trăng trối của bà. Ba dúi vào tay tôi cuốn sổ tiết kiệm tích cóp suốt một đời đi biển, ân cần nói: "Ba bôn ba ngần ấy năm, không sợ bão táp, sóng thần, cướp biển, nỗi cô đơn, nhớ nhà... chỉ vì muốn theo đuổi ước mơ của mình và chắp cánh ước mơ cho con trai ba".
Không ai hiểu rõ tôi bằng ba, ba chỉ cần nhìn vào mắt tôi đã thấy hoài bão chu du thiên hạ và học hỏi những điều mới lạ. Tôi lên đường sang trời Tây du học, cơn lũ bài tập, bài thi, sốc văn hóa, việc làm thêm cuốn tôi đi. Tôi biết mẹ tôi hằng đêm vẫn nhớ tôi không sao chợp mắt nổi, tôi không biết ngày nào sẽ trở về. Ba tôi gọi cho tôi thường bảo: "Trái tim con nên hướng về nhà nhưng khát vọng thì phải bay xa".
Theo Dân Trí
Khóc thét với bạn trai lương tháng cả nghìn đô mà "bi sắt" Thắng vừa có công việc ngon lành lương thang đến nghìn đô, lại sáng sủa phong độ, gia cảnh cũng rất khá. Nhưng không bao lâu sau khi nhận lời yêu, Mai Lan đã phải nói vội lời chia tay, một đi không trở lại... Hiền Thu (Quận 3, TP HCM) vừa "đá" người yêu không lâu: "Anh ta nhìn cũng phong độ,...