Anh: Cử nhân thất nghiệp đổ xô đi học thạc sĩ
Các trường đại học Anh như UCL, Cambridge và Edinburgh cho biết, số lượng sinh viên đăng ký cao học sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2020 tăng từ 10 – 20%.
Tân cử nhân học thạc sĩ vì không tìm được việc làm.
Trên khắp đất nước, hàng nghìn sinh viên đăng ký học thạc sĩ vì không tìm được việc làm hoặc công việc trong thời kì dịch Covid-19 không phù hợp.
1/3 trong 2.000 sinh viên được hỏi cho biết sẽ thay đổi kế hoạch nghề nghiệp sau đại dịch. 2/3 có kế hoạch học cao học để chuyển đổi lộ trình công việc. Gần 1/2 bày tỏ chưa được chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường việc làm vì thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng.
Ông Dan Barcroft, Trưởng bộ phận tuyển sinh tại Trường Đại học Sheffield, cho biết, chương trình sau đại học đặc biệt phổ biến với những sinh viên chưa tốt nghiệp, dự định tiếp tục học tại trường. Năm nay, số lượng đơn đăng ký cao học của trường tăng 35%.
“Người trẻ đang chọn phương án tiếp tục học tập trong thời điểm kinh tế bất ổn”, ông Barcroft đánh giá.
Nữ sinh Mairi McWilliams đang theo học chương trình cử nhân Luật tại Trường Đại học Tây Scotland. Nhưng em đã nộp đơn học thạc sĩ tại Trường ĐH Strathclyde vì không thể tìm việc trong các công ty luật.
“Quyết định này tương đối khó khăn bởi tôi cảm thấy mình đã nỗ lực hoàn thành bậc đại học suốt những năm qua. Vậy mà giờ tôi đành đi học thạc sĩ chỉ vì không kiếm được việc làm”, nữ sinh chia sẻ.
Bà Mary Curnock Cook, chuyên gia về tuyển sinh sau đại học đánh giá sự gia tăng này đến từ nỗi lo sợ, mất niềm tin vào thị trường việc làm sau đại học. Năm 2020, số lượng hồ sơ xin việc của tân cử nhân đã tồn đọng tương đối lớn. Việc không được nhận những công việc phù hợp khiến các em căng thẳng, áp lực, muốn kéo dài thời gian học.
“Sinh viên mệt mỏi khi phải nộp hàng chục đơn đăng ký nhưng thậm chí không được hồi đáp. Ngược lại, các nhà tuyển dụng cũng đang mất điểm trong mắt thanh thiếu niên vì đối xử thiếu lịch sự”, bà Curnock Cook nhận xét.
Video đang HOT
Nữ chuyên gia cho biết thêm, mặc dù học thạc sĩ là khoản đầu tư đáng giá vì bằng cấp này được các nhà tuyển dụng đánh giá cao, được nhận mức lương cao hơn bình thường. Tuy nhiên, các em không nên vội đưa ra quyết định, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bởi vì các khoản vay học phí sau đại học tương đối lớn.
Lily Patrick, đại diện Hội Sinh viên tại Trường Đại học Leicester, cho biết nhiều sinh viên không có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm trong thời gian diễn ra đại dịch.
“Mọi người đang thiếu sự tự tin và sự sẵn sàng lao mình vào một công việc nào đó. Học thạc sĩ không chỉ để chúng tôi trau dồi kỹ năng mà còn là cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhiều nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng mềm có sẵn thay vì mất thời gian đào tạo”, Lily nhận xét.
Năm 2020, các nhà tuyển dụng hàng đầu đã cắt giảm gần 1/2 vị trí tuyển dụng, dù một số lĩnh vực đã phục hồi cùng năm. Các ngành gần như không tuyển dụng thêm như du lịch, khách sạn, dịch vụ bán lẻ.
Bằng cấp sau đại học thường phản ánh một năm khủng hoảng của tân cử nhân các trường đại học. Khảo sát năm 2009 của Trường Đại học NUS cho thấy gần 1/3 sinh viên cân nhắc học thạc sĩ để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
"Thần đồng" phá vỡ kỉ lục của ĐH hàng đầu Canada, 16 tuổi đã tốt nghiệp: Cách giáo dục từ gia đình mới đáng ngưỡng mộ, làm cha mẹ nhất định phải lưu tâm
Vivian Xie là một du học sinh được mệnh danh là "Thần đồng Trung Quốc" tại xứ sở lá phong Canada khi có một bảng thành tích "không phải dạng vừa đâu" khi mới tròn 16 tuổi.
"Con nhà người ta" với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ
Sinh ra ở Thượng Hải, Trung Quốc nhưng cô bé Vivian sớm cùng bố mẹ chuyển đến sinh sống tại Edward Island, Canada. Vivian sớm bộc lộ được tài năng của mình khi mới học lớp 1 nhưng đã có thể giải được những bài toàn lớp 5.
Nhận ra tài năng hơn người của con gái, bố mẹ Vivian đã không ngừng tìm kiếm những trường học cho phép học vượt lớp. Sau một bài kiểm tra trình độ ở một trường tư, Vivian dễ dàng nhảy từ lớp 4 lên lớp 8.
"Tôi là một người khá cứng nhắc và rất khó thay đổi. Nếu trường học không cho phép tôi học vượt, tôi sẽ không theo học nữa" - Vivian chia sẻ về thời đi học của mình.
Sau đó, Vivian tiếp tục nhập học ngành sinh học tại Đại học Prince Edward Island (UPEI) và trở thành sinh viên trẻ nhất trong lịch sử của nhà trường - khi mới 12 tuổi. Vào năm thứ hai, cô chuyển đến theo học tại trường Đại học Toronto.
Charlie Keil - hiệu trưởng trường Đại học Toronto - chia sẻ: "Cách đây vài năm đã có một sinh viên Trung Quốc tên Maddy Zhang nhập học năm 14 tuổi và tốt nghiệp năm 18 tuổi. Chúng tôi nghĩ chắc chắn sẽ không thể có người nào xuất sắc hơn thế, cho đến Vivian xuất hiện. Tôi nhìn thấy được sự chín chắn, độc lập cùng với khả năng tư duy logic tuyệt vời ở Vivian".
Và chỉ hai năm sau, khi mà bạn bè đồng trang lứa vẫn đang theo học cấp ba thì cô đã phá vỡ kỉ lục trước đó của nhà trường và trở hành sinh viên trẻ nhất tốt nghiệp đại học.
Hiện Vivian chuẩn bị học tiếp lên Thạc sĩ và hy vọng sẽ hoàn thành vào năm 22 tuổi.
Nền tảng giáo dục của gia đình tạo nên sự thành công
Gia đình của Vivian theo đạo Phật nên bố mẹ không bao giờ gây áp lực cho con cái trong việc học hành. Từ khi còn nhỏ, bà của cô - là một giáo viên đã nghỉ hưu luôn tìm cách để kích thích sự tò mò của Vivian về thế giới xung quanh bằng những hoạt động học mà chơi, chơi mà học
"Phương pháp dạy của bà khiến tôi nhận ra rằng học là một niềm vui. Tôi không quan tâm điểm số. Thành tích đối với tôi không phải là thước đo đánh giá năng lực hoặc giá trị của mỗi người. Khi tìm thấy niềm vui trong học tập, tôi có thể hoàn thành 10 bài luận cùng lúc".
"Tôi vẫn luôn biết ơn những gì mà gia đình đã dạy cho tôi. Động lực học tập của tôi xuất phát từ sự tò mò đối với thế giới. Tôi luôn muốn khám phá nhiều ngành nghề, biết thêm nhiều kiến thức nhất có thể. Chỉ cần bạn cảm thấy hứng thú với công việc đang làm, thì chẳng có gì là không thể cả" - Vivian chia sẻ.
Bài học được rút ra cho các bậc phụ huynh để tôi luyện được những "trí tuệ vàng"
Sự phát triển toàn diện của trẻ được bắt đầu từ khi còn là thai nhi cho đến 8 tháng tuổi, nhất là trong 3 năm đầu đời, đây là "giai đoạn vàng" của sự phát triển ở của con.
Ở giai đoạn này, trẻ rất dễ bị tổn thương. Chúng cần có có sự chăm sóc, giáo dục, tương tác tốt, phù hợp về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, với hy vọng tạo ra những công dân ưu tú với thể lực cường tráng, trí tuệ vượt trội thông minh. Khi ấy, trẻ sẽ có những tính cách, phẩm chất đạo đức và các kỹ năng sống phù hợp nhằm nâng cao tiềm lực, tầm vóc con người, góp phần bảo vệ sức khỏe, cải tạo giống nòi, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Vậy nên mới nói, cha mẹ ngoảnh đi con dại, cha mẹ ngoảnh lại con khôn. Không phải chỉ riêng trẻ nhỏ cần học hỏi những điều mới, mà ngay cả chính các bậc làm cha làm mẹ cũng phải học hỏi những điều sau để nuôi dạy dỗ con cái tốt nhất.
Điều 1: Theo sát sự phát triển và không đặt áp lực quá lớn lên con
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện ra rằng các phụ huynh đặt nhiều kì vọng cao dành cho con sẽ khiến chúng phát triển không được toàn diện và luôn hoàn thành mọi việc trong suy nghĩ "phải làm vì cha mẹ yêu cầu"
Thay vào đó, hãy tạo cho con môi trường học tập thoả mái nhất có thể, để con có thể thoả sức phát triển tài năng của bản thân.
Điều 2: Đọc sách cùng con
Đây là một điều rất quan trọng với sự phát triển trí óc của trẻ. Cha mẹ của những đứa trẻ xuất sắc là người hay đọc sách cùng con từ lúc con còn nhỏ. Và các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng mình đang đọc sách đúng cách hay sai cách. Sai cách tức là bạn chỉ đơn thuần đọc cho con trẻ nghe. Còn cách đúng, hiệu quả là đọc có tương tác cùng con thông qua việc để con đọc một phần cuốn sách và thử hình dung điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Điều 3: Cho con tham gia các hoạt động lành mạnh ngoài trời
Các nhà khoa học dành lời khuyên cho các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt. Các nhà nghiên cứu ở châu Âu đã theo dõi mức độ hoạt động ngoài trời hàng ngày của 153 bé trai tuổi từ 6-8 tuổi và đi đến kết luận rằng: Thời gian trẻ ngồi càng nhiều, ít dành thời gian cho hoạt động thể chất nhường nào thì càng kém tiến bộ trong việc đọc trong vòng 2 năm sau đó. Nó cũng gây ra tác động tiêu cực lên khả năng tính toán của trẻ.
Nghiên cứu: Một liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh Nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford (Anh) cho thấy một liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch tương tự như khi nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên và có thể bảo vệ những người từng mắc bệnh trước các biến thể của loại virus này. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN Tháng 12...