Anh: Công ty năng lượng phá sản để lại 172 triệu bảng cho người dân
Các hộ gia đình ở nước Anh có thể phải đối mặt với tổng hóa đơn tiềm năng là 172 triệu bảng từ các nhà cung cấp năng lượng đã sụp đổ kể từ đầu năm ngoái, theo tính toán từ Citizens Advice.
Citizens Advice cho biết đang cố gắng bảo vệ đến mức có thể cho những khách hàng nợ tiền nhà cung cấp năng lượng khi phá sản
Các nhà cung cấp năng lượng có nghĩa vụ phải trả các hóa đơn công nghiệp khác nhau, bao gồm cả năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng và chi phí đo lường.
Nhưng nghiên cứu của Citizens Advice, phân tích báo cáo từ tháng 1/2018 cho biết các công ty phá sản đã để lại 172 triệu bảng trong các hóa đơn công nghiệp chưa thanh toán.
Tổ chức từ thiện cảnh báo rằng khách hàng trên khắp Vương quốc Anh cuối cùng có thể nhận được các hóa đơn đó, với chi phí cung cấp bị cộng thêm thông qua tài khoản chi trả năng lượng của chính họ.
Video đang HOT
Nhà cung cấp cuối cùng (SoLR) của Ofgem chỉ định một nhà cung cấp mới cho khách hàng để đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục, trong khi nhà cung cấp cũ làm thủ tục phá sản. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp mới sẽ thu mua nợ và thay mặt nhà cung cấp cũ trả dần.
Philippa Pickford, giám đốc của Ofgem cho các thị trường bán lẻ trong tương lai, cho biết: Cạnh tranh trên thị trường năng lượng đã giúp giảm giá cho người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng từ đó sễ phát sinh các công ty kinh doanh thất bại. Hệ thống cung cấp năng lượng an tòa Under Ofemem đang bảo vệ số dư tín dụng của khách hàng khi nhà cung cấp năng lượng bị phá sản.
Theo baophapluat.vn
Cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này
Nghiên cứu mới đây cho thấy thế giới cần phải giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 để có thể giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ đang trên đà tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ này, kể cả khi kế hoạch của các nước được triển khai đầy đủ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu có tên gọi Climate Action Tracker (CAT) đã theo dõi sự tiến bộ của các nước trong việc hướng tới mục tiêu giảm mức tăng nhiệt độ xuống dưới 1,5- 2 độ C.
Theo CAT, năm ngoái, lượng khí thải CO2 do tiêu thụ năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục, trong khi hiệu suất của năng lượng tái tạo lại bị chững lại sau nhiều năm tăng trưởng mạnh.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở Fort McMurray, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, methane, khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CO2, đã tăng lên trong những năm gần đây do việc sản xuất dầu và khí đốt. Biến đổi khí hậu đang gây nhiều quan ngại và dẫn đến biểu tình trên khắp thế giới.
Đánh giá về kế hoạch khí hậu của 32 quốc gia do CAT tiến hành cho thấy hiện chỉ có Maroc và Gambia là đủ sức đáp ứng mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C.
Nếu các quốc gia thực hiện đầy đủ những kế hoạch theo đúng Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu sẽ trên đà tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này, thấp hơn so với mức dự báo tăng 3,3 độ C của CAT vào tháng 12/2018.
Trước đó, bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành của Công ước khung Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu, đã cảnh báo với đại diện các chính phủ và quan chức LHQ trong cuộc họp tại Bonn, Đức, rằng họ sẽ không thể đạt được mục tiêu giảm tới 45% khí thải vào năm 2030 để hạn chế việc Trái Đất ấm lên.
Tuy nhiên, một số nước đã đặt ra những mục tiêu mới, điển hình như việc Anh nỗ lực giảm khí thải xuống bằng 0 vào năm 2050 và kế hoạch đóng của toàn bộ nhà máy nhiệt điệt vào năm 2040 của Chile.
Hiện có 5 nước, trong đó có Ấn Độ và Costa Rica có mục tiêu phù hợp để tiến tới việc giảm mức tăng nhiệt độ xuống 2 độ C. Trong khi đó, Liên minh châu Âu, Brazil, Canada, Australia và New Zealand có kế hoạch phù hợp với mức tăng 3 độ C.
Với các mục tiêu đặt ra, Nga, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Mỹ đang trên đà khiến mức nhiệt toàn cầu tăng thêm 4 độ C. Chính phủ các nước hiện đang bị hối thúc để đưa ra những kế hoạch mới nhằm chống biến đổi khí hậu tại hội nghị của LHQ dự kiến diễn ra ở New York, Mỹ vào tháng 9 tới.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Facebook đầu tư dự án 'khủng' về năng lượng mặt trời Facebook đang đầu tư mạnh vào một trung tâm năng lượng mặt trời khổng lồ ở Texas (Mỹ), hướng đến mục tiêu vận hành hoàn toàn các cơ sở của hãng bằng nguồn năng lượng tái tạo vào cuối năm tới. Các công ty công nghệ lớn như Facebook cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai Theo Engadget,...